Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Muốn có tướng mạo thoát tục, hãy có nội tâm phi phàm

Muốn có tướng mạo thoát tục, hãy có nội tâm phi phàm https://ift.tt/2UN8zRg

Nếu muốn có một vẻ ngoài thoát tục, thì trước hết cần phải có một nội tâm phi phàm.

Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln từng phỏng vấn một nhân viên ứng tuyển vào Nhà Trắng. Trợ lý của ông cho rằng ứng viên này là người có năng lực, nhưng Lincoln lại không chấp nhận anh ta. Người trợ lý hỏi: “Ngài cảm thấy anh ta không tốt sao?”. Lincoln trả lời: “Không phải, mà là vì tôi không thích ngoại hình của anh ta”. 

Người trợ lý thắc mắc, bèn hỏi tiếp: “Vẻ ngoài không ưa nhìn chẳng nhẽ cũng là lỗi của anh ta sao?”. Lincoln đáp: “Ngoại hình của một người trước 40 tuổi là do cha mẹ quyết định, nhưng ngoại hình sau 40 tuổi là do bản thân anh ta quyết định”. 

Đúng vậy, ngoại hình mà cha mẹ ban cho không có cách nào thay đổi, nhưng nhân cách và những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ để lại dấu ấn trên khuôn mặt, lời nói và hành vi của mỗi người. Dung mạo của một người trong nửa cuối cuộc đời là do nhân cách và phẩm giá mà thành. 

Có một truyền thuyết kể rằng, ở Sơn Đông có một người thợ điêu khắc rất giỏi, đặc biệt có sở trường khắc họa hình yêu ma quỷ quái. Những tác phẩm của anh vô cùng sống động, linh hoạt, nhận được rất nhiều lời tán dương. Ngày tháng trôi qua, công việc làm ăn của anh cũng ngày càng phát đạt giúp anh kiếm được rất nhiều tiền. 

Tình cờ, người thợ điêu khắc nhìn vào gương và phát hiện khuôn mặt của anh không biết từ lúc nào trở nên hung ác và xấu xí. Anh đã thăm khám rất nhiều danh y nổi tiếng mà không tìm được phương thuốc chữa. 

Một ngày nọ, người thợ điêu khắc đến thăm chùa và đã kể lại nỗi khổ tâm của mình với vị hòa thượng trụ trì. Vị hòa thượng nói: “Bần tăng có thể thực hiện nguyện vọng của thí chủ, nhưng trước hết thí chủ cần phải làm cho chùa các pho tượng Quan Âm với đủ mọi thần thái khác nhau”. Để hoàn thành tâm nguyện của bản thân, người thợ điêu khắc đã đồng ý với điều kiện này. 

Trong tín ngưỡng dân gian, Quan Âm Bồ Tát là biểu tượng của sự từ bi, nhân từ, thể hiện ra sức mạnh vô biên của Phật Pháp. Dung mạo của Quan Âm cũng là hình tượng hóa cho những khái niệm này. Vậy nên trong quá trình chế tác, anh ta đã không ngừng nghiên cứu về tâm thái và thần khí của Quan Âm, suy xét về biểu cảm của Quan Âm, đến mức có những lúc anh gần như quên đi chính mình, hoàn toàn cảm thấy mình là Quan Thế Âm. 

Nửa năm sau, những bức tượng Quan Âm với các thần thái khác nhau đã được hoàn thành và đặt trang trọng trong khuôn viên nhà chùa, khiến người xem không khỏi tán dương ca ngợi. 

Lúc này, người thợ thủ công cũng bất ngờ phát hiện tướng mạo của anh đã thay đổi hoàn toàn so với trước đây, nét mặt từ bi, hòa nhã, phong thái trang nghiêm, đĩnh đạc đường hoàng. Bệnh của anh không cần chữa mà tự khỏi. 

***

Người xưa có câu: “Tâm sinh tướng”. Tướng là tấm gương phản chiếu nội tâm, và ngoại hình là biểu hiện của nội tâm. Tâm thế nào thì ngoại hình sẽ thế ấy, nên cũng nói: Tướng là kết quả của tâm, còn tâm là nguyên nhân của tướng. 

Vì vậy, nếu muốn có tướng mạo thoát tục thì trước hết cần có một nội tâm phi phàm. 

Đại thi hào Tô Thức từng viết: “Phúc hữu thi thư khí tự hoa” (bụng chứa sách vở tất mặt mũi sáng sủa). Cho dù trên thân khoác bộ áo vải thô kệch, như nếu trong tâm đầy thơ ca bác học, thì tướng mạo bên ngoài tự nhiên cũng sẽ quý phái cao sang. 

Cũng giống như một căn phòng, nếu bên trong chứa đầy rác sẽ phát mùi xú uế, nếu chứa đầy hoa tươi sẽ có hương thơm ngát, và nếu bên trong là kim cương thì căn phòng ấy sẽ tỏa sáng lấp lánh. Một người nếu nội tâm chân thành, lương thiện, khiêm nhường, vậy thì khi xử lý mọi chuyện sẽ thể hiện ra sự từ bi, ôn hòa và chính nghĩa.

Dung mạo là cửa sổ của nội tâm, dung mạo cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn. Đẹp và xấu không phải dựa trên ngũ quan mà đánh giá. Tâm trí cởi mở, nhân cách tốt xấu và những trải nghiệm của đời người sẽ hòa tan vào cơ thể, dần dần tạo nên khí chất và phong thái của mỗi người. Đây mới là tiêu chuẩn của đẹp và xấu, cũng là câu trả lời của cố Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln trong câu chuyện chúng ta vừa kể. 

Theo Bình Tâm, Secret China
Ngọc Linh biên dịch

Video: Người hẹp hòi sống nhờ chữ ‘nhận’, người quảng đại sống bằng chữ ‘cho’

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguoi-hep-hoi-song-nho-chu-nhan-nguoi-quang-dai-song-bang-chu-cho_e0febcb93.html"]

Những chia sẻ với người bán vé số dạo trong cơn đại dịch

Những chia sẻ với người bán vé số dạo trong cơn đại dịch https://ift.tt/2wP3Fv4

Từ ngày 1/4, sẽ tạm ngưng phát hành vé số phòng dịch virus Vũ Hán, một chủ một đại lý vé số ở Vĩnh Long hỗ trợ 50.000 đồng/ngày trong vòng 15 ngày, cho những người bán vé số dạo để họ vượt qua khó khăn.

Vé số ế ẩm, tiền đâu mà sống!

Ông Nguyễn Văn Năm (người bán vé số ở TP. Trà Vinh) cho báo Lao Động biết, những ngày qua, do sợ dịch bệnh, nên mọi người ít ra đường, vé số bán rất ế ẩm. “Bán vé số phải đi khắp nơi, chào mời và tiếp xúc nhiều người; nên ai cũng sợ chúng tui lây bệnh, cứ thấy là họ “né”, nên việc mua bán càng khổ sở hơn”, ông Năm cho biết.

Bà Võ Thị Thu Vân (quê ở tỉnh Vĩnh Long), người bán vé số ở TP. Cần Thơ cho biết: “Hổm rày, tui ăn ngủ không được vì lo lắng, không có tiền để trang trải cuộc sống. Nếu nhà nước không có sự hỗ trợ, dân nghèo bán vé số tụi tui không biết tính sao”.

Những người bán vé số dạo vốn đã nghèo khó, không có công ăn việc làm, nên chọn cách bán vé số để mưu sinh, một bộ phận không nhỏ là người già và người khuyết tật. Bình quân mỗi tờ vé số mệnh giá 10.000 đồng, họ lãi hơn 1.000 đồng. Bán được nhiều hay ít tùy vào mỗi người.

“Một người bán vé số như tui, mỗi ngày bán được 50-150 tờ, nhưng phải đi bộ tới 20-30 km. Hiện nay trong mùa dịch, tình hình bán vé số rất ế ẩm, bây giờ tạm dừng luôn chắc chúng tui phải cầm ca đi ăn xin quá”, ông Chu Hoài Phong (56 tuổi, quê ở Bạc Liêu) chia sẻ.

Mỗi người một ít, chung tay giúp người nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn

Ông Nguyễn Thanh Tâm (34 tuổi) - chủ đại lý vé số tại TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cho biết, sau khi hay tin Nhà nước dừng phát hành vé số trong 15 ngày, ông đã quyết định sẽ hỗ trợ số tiền 50.000/ngày cho những người bán dạo.

Ông Tâm nói: “Khi biết tin tôi lo lắm và nghĩ phải có cách gì hỗ trợ người nghèo, bởi nhiều người trong số họ đã gắn bó với mình từ thuở cơ hàn”.

[caption id="attachment_1415731" align="alignnone" width="709"] Ảnh chụp màn hình báo Lao động.[/caption]

Nghĩ là làm, ông Tâm quyết định hỗ trợ mỗi người bán vé số dạo 50.000 đồng/ngày. “Lúc đầu tôi chỉ tính hỗ trợ cho 15 người, nhưng nghĩ kỹ hơn tôi sẽ hỗ trợ tất cả”, ông Tâm bày tỏ.

Chủ đại lý vé số cũng cho biết, trước đây mỗi ngày bỏ mối cho khoảng 30 người bán vé số, với khoảng 3.000 tờ và họ đều có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. “Mình làm vậy cũng như là một cách trả ơn, một phần giúp người nghèo ở nhà tránh dịch vì họ luôn đối diện với nhiều người, nguy cơ lây nhiễm khá cao”, ông nói.

Nhiều người hay tin được hỗ trợ 50.000 đồng mỗi ngày, đều rất vui mừng. Bà Nguyễn Thị Anh Thư, bán vé số dạo tại Vĩnh Long nói: “Mỗi ngày, tôi chỉ bán khoảng 150 tờ nhưng rất khó khăn nên cũng đỡ bớt phần nào. Chứ gia đình tui khó khăn lắm vì bán ngày nào ăn ngày nấy”.

Một đại lý vé số tại Vĩnh Long cũng cho biết, đã đặt mua hơn 20 tấn gạo cùng một số nhu yếu phẩm, phân phát cho những người bán vé số dạo.

Ông Trần Minh Tâm - Chủ tịch Công ty TNHH Nhà mước MTV XSKT Cần Thơ cho biết, đang liên hệ với các đại lý, thống kê chính xác số lượng người bán vé số trên địa bàn để hỗ trợ. Công ty dự kiến sẽ tặng 5.000 phần (khoảng 500.000 đến 700.00 đồng/phần quà) gồm nhu yếu phẩm cho người bán vé số dạo.

Chị Dung Huỳnh - chủ shop thời trang, cũng hỗ trợ 110 phần quà cho những người bán vé số dạo có hoàn cảnh khó khăn. “Mỗi người một ít, chung tay giúp người nghèo vượt qua giai đoạn khó khăn”, chị nói.

Duy trì 2 đôi tàu khách Bắc Nam, ngành đường sắt tăng tàu hàng

Duy trì 2 đôi tàu khách Bắc Nam, ngành đường sắt tăng tàu hàng https://ift.tt/2WVVnwb

Theo chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ngành đường sắt chỉ duy trì 2 đôi tàu khách Bắc Nam hàng ngày và tăng tàu vận chuyển hàng hóa.

Báo VnExpress cho biết, ngày 30/3, ngành đường sắt bắt đầu dừng toàn bộ tàu khách địa phương từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quán Triều, Đồng Đăng; TP. HCM đi Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng...

Đối với tuyến Bắc Nam, ngành chỉ tổ chức 2 đôi tàu khách mỗi ngày. Trong đó, tàu SE3 xuất phát ở ga Hà Nội lúc 19h25 và tàu SE5 xuất phát lúc 8h50. Tại ga Sài Gòn, tàu SE4 xuất phát lúc 19h25, SE6 xuất phát lúc 8h45.

[caption id="attachment_1415733" align="alignnone" width="1200"] Tàu hàng chạy từ Lào Cai qua biên giới Việt Trung (ảnh: Giang Huy/VnExpress).[/caption]

Theo báo Thanh Niên, để lưu thông hàng hóa, khai thác tận dụng năng lực do cắt giảm tàu khách, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường chạy tàu hàng trên các tuyến đường sắt, trong đó đặc biệt sẽ tổ chức chạy thêm tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội - TP. HCM với thời gian hành trình gần như tàu khách.

Bắt đầu từ 1/4, ngành đường sắt sẽ xem xét giảm cước vận tải hàng hóa, trong điều kiện giá nhiên liệu giảm và tiết kiệm chi phí, phục vụ nhu cầu vận tải của các chủ hàng.

Tháng 2 vừa qua, ngành đường sắt đã khai thác tàu container lạnh liên vận quốc tế vận chuyển hàng nông sản từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc). 

Tàu container chở hàng nông sản từ phía Nam đến ga Đồng Đăng (Lạng Sơn), cộng với chờ làm các thủ tục thì hàng hóa thông quan mất khoảng 5 ngày, giá cước đường sắt thấp hơn so với đường bộ khoảng 20%. Trong khi đó, xe container đường bộ giá cước cao, thời gian gần tương đương do phải chờ thông quan tại cửa khẩu.  

Cách nấu bún măng vịt ngon tuyệt ai cũng có thể làm

Cách nấu bún măng vịt ngon tuyệt ai cũng có thể làm https://ift.tt/2WTsi4e

Món bún vịt măng không chỉ dễ nấu mà còn thơm ngon, nhiều dinh dưỡng. Dưới đây là cách nấu bún vịt măng chuẩn vị các bà nội trợ đều nên nằm lòng.

Nguyên liệu để nấu bún vịt măng

– Vịt: 1 con hoặc nửa con

– Măng tươi

– Tỏi, sả

– Gừng tươi, ớt, chanh

– Các loại rau sống ăn kèm: Rau muống chẻ, bắp chuối thái lát, rau thơm, rau quế, giá đỗ. Lưu ý, rau thơm tùy loại, bạn có thể chọn bất cứ loại rau nào mà mình thích.

– Bún tươi

– Hành lá, rau mùi

– Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu bột, ớt bột, dầu ăn, hành khô, tỏi, rượu trắng.

Cách nấu bún vịt măng

– Bước 1:

Vịt mua về làm sạch rồi rửa cùng rượu trắng để khử toàn bộ mùi hôi của vịt. Rửa vịt lại với nước lạnh rồi để cho ráo nước.

Bắc nồi sạch lên bếp rồi thêm khoảng 2 – 3 nhánh sả cùng gừng và nước vào luộc chín.

Sau khoảng 20 – 30 phút, dùng đũa cắm vào đùi vịt để có thể biết vịt đã chín hay chưa. Nếu thấy vịt chảy nước hồng thì nên để khoảng 5 phút rồi vớt vịt ra để nguội.

– Bước 2:

Măng tươi rửa sạch rồi cho vào nồi luộc khoảng từ 5 – 7 phút thì vớt ra, để nguội. Thái măng thành từng miếng vừa ăn.

Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu ăn vào, phi thơm hành khô và trút măng vào xào sơ. Nêm thêm chút gia vị để măng đậm đà hơn.

– Bước 3:

Bắc nồi nước luộc vịt lên bếp, cho măng vừa xào vào nồi nước dùng rồi đun khoảng 3 – 5 phút. Nêm nếm lại cho nước dùng vừa với khẩu vị của các thành viên trong gia đình.

– Bước 4:

Thịt vịt để nguội đem chặt miếng hoặc lọc thịt thái mỏng. Chần bún qua nước sôi rồi cho ra bát. Lần lượt xếp thịt vịt, măng cùng hành, rau mùi rồi chan nước dùng ngập bún.

Sắp rau sống ăn kèm ra đĩa, pha bát nước chấm tỏi ớt hoặc xì dầu ớt để ăn kèm bún vịt

Bếp ĐKN chúc bạn và gia đình ngon miệng với món bún măng vịt thơm ngon, bổ dưỡng!

Ảnh chụp màn hình: Phụ nữ gia đình.

Video: Câu chuyện về một bé tự kỷ biết 'xin phép bố mẹ đi chơi'

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cau-chuyen-ve-mot-be-tu-ky-biet-xin-phep-bo-me-di-choi_135e05eec.html"]

Hà Nội lập 10 trạm xét nghiệm dã chiến nhanh trong 10 phút

Hà Nội lập 10 trạm xét nghiệm dã chiến nhanh trong 10 phút https://ift.tt/2QYSVRz

Từ sáng 31/3, TP. Hà Nội lập 10 trạm xét nghiệm dã chiến và đưa vào sử dụng bộ test nhanh của Hàn Quốc.

Báo VnExpress cho biết, thông tin này được Chủ tịch TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đưa ra trong cuộc họp thành phố ngày 30/3. "Đây là bộ test do Hàn Quốc sản xuất và đang sử dụng, thông qua lấy mẫu máu, cho kết quả trong 10 phút với độ chính xác cao", ông Chung nói và cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã tiếp nhận 5.000 bộ test từ Bộ Y tế. Thời gian tới, một tập đoàn cũng sẽ tài trợ thêm cho thành phố các bộ kít này.

[caption id="attachment_1415701" align="alignnone" width="800"] Thành phố Hà Nội lập 10 trạm xét nghiệm dã chiến (ảnh: Báo VOV).[/caption]

Theo báo VOV, trước mắt, Hà Nội lắp đặt 10 trạm xét nghiệm dã chiến theo tiêu chuẩn của WHO để phục vụ việc lấy mẫu xét nghiệm cho người dân các phường xung quanh bệnh viện Bạch Mai. Sau đó, thành phố sẽ xét nghiệm mở rộng tại các bệnh viện trên địa bàn và những nơi đông người.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ người đứng đầu chính quyền Hà Nội, mỗi trạm này có diện tích 3x3m, có đầy đủ bàn, thiết bị cho phép làm việc 24/24.

[caption id="attachment_1415724" align="alignnone" width="586"] Những cán bộ, y bác sĩ vẫn làm việc bên trong bệnh viện Bạch Mai sau khi nơi này bị cách ly (ảnh: Nam Trần/Tuổi Trẻ).[/caption]

"Họ cho thuê những trạm này với giá 6-7 triệu/trạm/tháng. Trước mắt ngay chiều nay họ cung cấp cho chúng ta 10 trạm, chúng ta thuê 10 trạm này để triển khai thực hiện test nhanh ở một số phường trong ngày nay và mai", ông Chung cho hay.

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu Sở Y tế tổ chức hướng dẫn ngay cho các trạm y tế và bệnh viện về việc xét nghiệm nhanh. Đồng thời giao Công an thành phố sắp xếp, bố trí tăng cường cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố 10 xe và cả lái xe.

Hàng phục những ‘con ngựa dữ’ trong tâm bạn

Hàng phục những ‘con ngựa dữ’ trong tâm bạn https://ift.tt/2UpiCgW

Làm người, không ai có thể chưa từng mắc sai lầm. Có câu: “Mỗi lần ngã là một lần bớt dại/ Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần". Sự cay đắng của lỗi lầm đôi khi không nằm ở thiệt hại vật chất, mà lại là ở áp lực tinh thần khi bị chỉ trích.

Có thể tâm bình khí hoà đón nhận những lời chỉ trích là kết quả của công phu tu dưỡng sâu dày. Có thể cúi đầu nhận lỗi và sửa lỗi là sự tiến bộ to lớn trên con đường tu tâm dưỡng tính, hàng phục ma tính của bản thân. Đức Phật ví những người bị đả kích, tổn thương và phản ứng tiêu cực vì những lời chỉ trích như “những con ngựa dữ” khó điều phục. Có 8 hạng người như thế, đó là:

Hạng thứ nhất: Hạng người khi được bạn bè chỉ dạy lỗi lầm cứ chối bai bải, bảo: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ!”. Giống hệt con ngựa dữ bị tra hàm thiếc và quất roi da vào mông, vẫn còn hục hặc không chịu đi.

Hạng thứ hai: Khi được chỉ lỗi, bèn đứng làm thinh, không nhận cũng không chối, giống như con ngựa dữ đứng dựa gọng xe không chịu đi.

Hạng thứ ba: Khi bị chỉ lỗi, liền hỏi trở lại người chỉ lỗi mình: “Huynh cũng phạm như tôi sao dám chỉ lỗi tôi?”, giống như con ngựa dữ, ngã nhào xuống đất, trầy đầu gối, gãy gọng xe.

Hạng thứ tư: Loại người phản ứng bằng cách quạt lại người chỉ lỗi mình: “Ðồ ngu, phận huynh còn phải nhờ người chỉ dạy sao dám lên mặt chỉ dạy tôi!”, giống như con ngựa dữ cứ thụt lui không chịu bước tới.

Hạng thứ năm: Kẻ hay nói lái sang chuyện khác, đem lòng thù hiềm oán hận người nhắc nhở mình. Như con ngựa dữ chạy bừa vào đường hiểm, làm cho xe bể bánh, gãy trục.

Hạng thứ sáu: Kẻ không sợ tội lỗi, không ngán chúng tăng, không cho ai chỉ lỗi, lấy đồ bỏ đi. Giống như con ngựa dữ bất kể nài và roi, ngậm hàm thiếc chạy càn, vô phương kiềm chế.          

Hạng thứ bảy: Phản ứng lộn ngược, y đứng giữa hội chúng khua tay nói lớn: “Ai cho phép mấy người dạy khôn tôi!”. Như con ngựa dữ dựng ngược hai chân và sùi bọt mép.

Hạng thứ tám: Loại dữ dằn nhất, nói ong óng: “Mấy người có cho tôi y bát, toạ cụ thuốc men không mà dám sửa sai tôi?”. Nói chưa xong đã giận, còn xả giới, lột y vứt bên đường, nghênh mặt hỏi chúng tăng: “Tôi đã hoàn tục rồi, mấy người vừa lòng hả dạ chưa?”. Hạng người này giống như con ngựa dữ nằm bẹp giữa đường.

***

Khi đọc đến đây, tôi tự hỏi mình thuộc hạng nào trong tám loài ngựa dữ kia vậy? Và tôi phát hiện ra trong tâm mình có cả tám con ngựa dữ. Mỗi khi bị chỉ trích và hạ nhục, trong tâm tôi lại nhao nhao những tiếng oán hờn, những lời biện minh, những lời cay độc, mỗi lần một khác.

Noi theo gương đạo đức của người xưa nên tôi cố gắng kiềm chế những ý nghĩ xấu xa đó và giữ im lặng, như người đánh xe cố gắng ghìm dây cương để con ngựa hung dữ không thể làm càn. Tuy nhiên, tôi phát hiện ra rằng mình mới chỉ làm được trên bề mặt, còn trong tâm vẫn bứt rứt khó chịu, chính là như con ngựa hạng hai: “Khi được chỉ lỗi, bèn đứng làm thinh, không nhận cũng không chối, giống như con ngựa dữ đứng dựa gọng xe không chịu đi”.

Chung quy lại cũng vì cái tâm kiêu ngạo không vứt xuống được, chấp trước vào tự ngã, không cho người khác đụng đến mình, nên gây ra thống khổ trong tinh thần.

Muốn đạt đến nội tâm an tĩnh, có thể khiêm tốn nhận lỗi khi bị chỉ trích, chỉ có cách là hàng phục con ngựa dữ trong tâm mình, thuần hoá nó, chính là quá trình trừ dứt ma tính của bản thân. Quá trình này trong Nho gia gọi là “tu thân", sau khi tu thân thì mới có thể “tề gia", “trị quốc", “bình thiên hạ". Trong Đạo gia gọi là “phản bổn quy chân", quay trở về bản tính nguyên sơ chân thật thuần phác của mình. Câu chuyện bốn thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh Phật, Tôn Ngộ Không dọc đường đi không ngừng trừ yêu diệt quái, chính là ẩn dụ của quá trình tu luyện, hàng phục tâm ý này.

Những con ngựa dữ vẫn ẩn nấp trong tâm chúng ta hàng ngày, bạn có nguyện ý hàng phục chúng không?

Video: Người trí tuệ khi bị hiểu lầm vì sao lại không giải thích?
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nguoi-tri-tue-khi-bi-hieu-lam-vi-sao-lai-khong-giai-thich_b20f0e336.html"]

Tranh cãi với hoàng đế khét tiếng khắc nghiệt, giữ được mạng sống cho cha

Tranh cãi với hoàng đế khét tiếng khắc nghiệt, giữ được mạng sống cho cha https://ift.tt/3dJ4shx

Một thiếu niên 16 tuổi có cha bị kết án tử hình, vì để cứu cha mà nhiều lần tranh cãi tay đôi với vị hoàng đế đã khiến nhiều người khiếp sợ.

Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế nổi tiếng của Trung Quốc, hậu thế có những đánh giá rất phức tạp về ông. Nhiều người cho rằng luật pháp trong thời ông trị vì quá hà khắc, không những thế còn qua cầu rút ván, tàn sát công thần, khiến nhiều người cảm thấy ớn lạnh. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng, Chu Nguyên Chương khi thực thi pháp luật rất công minh hiếm khi xuất hiện sự thiên vị.

Khi Phò mã Âu Dương Luân vì buôn lậu và lũng đoạn thương trường, bị người khác dâng tấu tố cáo trên triều, Âu Dương Luân đã khóc lóc cầu xin Chu Nguyên Chương tha thứ, bỏ qua cho mình. Nhiều quần thần cũng khuyên Chu Nguyên Chương rằng dù sao Âu Dương Luân cũng là phò mã, nên miễn tội chết. Công chúa cũng đến khóc lóc cầu xin mong hoàng đế tha cho chồng mình một mạng. Nhưng Chu Nguyên Chương không hề nghe theo bất cứ lời khuyên ngăn, cầu xin nào, quyết phán định Âu Dương Luân tội tử hình. Vụ án đã gây ra một chấn động lớn, tất cả hoàng thân quốc thích đều đổ mồ hôi, họ hiểu rằng, nếu phạm phải quốc pháp, thì Chu Nguyên Chương sẽ không hạ thủ lưu tình cho bất cứ ai.

Đối với người thân trong gia đình còn như vậy, có thể tưởng tượng cách Chu Nguyên Chương đối đãi với kẻ phạm tội là vô cùng khắt khe. Khi đó, sau khi lập nên quốc pháp, nhiều công thần ỷ vào chuyện bản thân từng lập công nên coi thường luật pháp, những trường hợp như thế đều bị Chu Nguyên Chương xử tội một cách rất nghiêm khắc.

Chu Nguyên Chương là một hoàng đế rất khắc nghiệt, trong thời ông trị vì, rất hiếm quan lại phạm tội vào đại lao mà có thể sống trở ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp ngoại lệ. Theo sử sách ghi lại, khi đó có một thiếu niên từng đối chất với Chu Nguyên Chương để cứu mạng cha mình, không những giữ lại được mạng sống của cả cha và bản thân, mà còn được phong quan. Người thiếu niên này chính là Châu Uyển.

Cha của Châu Uyển là tri phủ Trừ Châu, do liên quan đến một vụ án lớn mà bị bắt giam, tống vào ngục và bị kết án tử hình. Khi đó những người bị kết án tử rất hiếm khi được sửa án, do đó nhiều người khuyên Châu Uyển khi đó mới 16 tuổi nhanh chóng rời xa quê hương, bảo toàn mạng sống. Nhưng Châu Uyển tin rằng cha mình không hề phạm tội và muốn rửa oan cho cha.

Vào thời điểm đó, ngoài cổng cung điện có một chiếc trống, khi đánh trống sẽ có cơ hội gặp Chu Nguyên Chương. Khi đó thiếu niên Châu Uyển một mình đến cổng hoàng cung, may mắn là Chu Nguyên Chương đồng ý cho triệu kiến anh ta. Khi Châu Uyển gặp Chu Nguyên Chương, đầu tiên anh trình bày rõ lý do đến gặp hoàng đế, sau đó muốn rửa oan cho cha và nếu như cha vẫn phải chịu án tử hình thì bản thân cũng sẽ chịu hình phạt chung với cha.

Châu Uyển mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng gan rất lớn, gặp Chu Nguyên Chương nhưng một chút cũng không cảm thấy sợ hãi, trình bày rõ ràng, nắm vững đạo lý. Chu Nguyên Chương thấy Châu Uyển còn nhỏ tuổi như vậy mà trình bày rất rành mạch, liền cho rằng nhất định phía sau có người chỉ điểm, vì thế rất tức giận, ép Châu Uyển nói ra người đứng sau là ai. Nhưng Châu Uyển vẫn rất kiên định nói không ai chỉ điểm cả, đều là suy nghĩ của bản thân.

Chu Nguyên Chương vẫn cảm thấy người trẻ tuổi này đang lừa dối mình, muốn chặt đầu Châu Uyển, nhưng Châu Uyển vẫn không hề cảm thấy sợ hãi. Nhìn những phản ứng của Châu Uyển, Chu Nguyên Chương mới cảm thấy người trẻ tuổi này rất khác với người thường, từ đó quyết định miễn cho cha Châu Uyển tội chết, đổi thành lưu đày. Nhưng Châu Uyển cho rằng lưu đày và tử hình cũng chẳng khác nhau là mấy, vì thế một mực nói nếu muốn ép cha cậu chết thì cậu nguyện ý đi cùng cha.

Bị một người trẻ tuổi nhiều lần cãi lại, Chu Nguyên Chương cực kỳ tức giận, ông cho rằng Châu Uyển "được voi đòi tiên", vì thế ra lệnh tống giam Châu Uyển đợi chém đầu. Sau này khi đến pháp trường, Châu Uyển không những không sợ hãi mà còn rất vui mừng. Nhìn thấy nụ cười của người trẻ tuổi, quan giám trảm có chút kinh ngạc, ông hỏi: “Ngươi bị phán tội chết, sao lại vui vẻ như thế?”.

Châu Uyển trả lời: “Nếu sau khi hoàng thượng xử tôi tội chết, mà tha cho cha tôi, vậy thì tôi chết cũng đáng. Nếu hoàng thượng muốn tôi chết cùng cha mình, vậy thì cha con tôi được chết cùng nhau, như thế cũng gọi là mãn nguyện". Những lời nói này làm quan giám trảm cảm thấy vô cùng cảm động, ông chuyển những lời nói này cho Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương nghe xong cảm thấy Châu Uyển là một người con hiếu thảo, đáng để trọng dụng. Do đó Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh miễn cho Châu Uyển và cha cậu tội chết, còn phong Châu Uyển làm quan.

Châu Uyển đã làm lay động Chu Nguyên Chương bằng lòng hiếu thảo và can đảm của mình, giữ được mạng sống của cha và chính bản thân, những điều này thật khiến người ta thán phục.

Theo Wenzhangba
Ngọc Linh biên dịch

Video: Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/hieu-thuan-voi-cha-me-ong-troi-at-de-danh-phuc-phan-cho_164c40544.html"]

Ai là người khổ nhất trong những ngày đại dịch?

Ai là người khổ nhất trong những ngày đại dịch? https://ift.tt/3dA7Yea

Buồn lắm. COVID -19 làm ai cũng buồn, nhưng buồn nhất là những người nghèo .... Họ ở đâu trong các kế hoạch cứu trợ của nhà nước, họ ở đâu trong vòng tay của cộng đồng? Họ ở đâu, chúng ta có biết họ không?

Tôi cảm nhận được điều này rất rõ, từng ngày một: Những người nghèo nhất, những kẻ buôn gánh bán bưng, chạy xe ôm, bán vé số ... hiện đã bắt đầu thiếu đói. Khuôn mặt họ hằn lên những lo âu vì kiếm sống chỉ đủ hàng ngày, không có dự trữ.

Ví dụ các bạn hãy nhìn tấm hình dưới đây. Tôi chụp vào lúc khoảng 3:30 chiều nay, khi đi bộ ra nhà thờ Đức Bà. Đang giờ làm việc nhưng vì ngồi tập trung suốt cả tuần để hoàn tất một việc nên hôm nay tôi căng thẳng quá, phải đứng lên đi lại cho tinh thần thoải mái một chút.

[caption id="attachment_1415520" align="aligncenter" width="678"] Ảnh chụp màn hình: Facebook.[/caption]

Ra nhà thờ Đức Bà tôi thấy bàng hoàng vì cảnh vắng tanh như mùng 1 Tết. Và quanh bưu điện vốn thường ngày đông đúc thế, mà hôm nay chỉ có vài người xe ôm. Đang lững thững đi bộ, tôi thấy một cậu thanh niên chừng tuổi 25-30, hình như tàn tật với một thùng nhỏ hàng hóa gì đó không rõ. Vừa nhìn thấy tôi cậu mừng rỡ van nài mời tôi mua.Thì ra là những ly thạch (rau câu) nhỏ...mà tôi hầu như không bao giờ mua vì không hay ăn vặt.

Tôi đã xua tay, lắc đầu thì nhìn thấy phía sau cậu là một bà lão chừng ngoài 60 (thực ra ngoài 60 thì đâu có già lắm nhỉ, tôi cũng gần 60 rồi đây) lưng hơi còng, thấy có khách đã lật đật sửa soạn túi ny lông để gói hàng cho khách. Thấy tôi dợm bước đi, cả 2 người đều tỏ ra hết sức thất vọng. Không thể làm khác, tôi đứng lại, gật đầu và mua giúp 1 ly, à không, thôi 2 ly nhé, bao nhiêu vậy, 20 ngàn à?

Chỉ 20 ngàn - thực ra bình thường ở khu của tôi là 5 ngàn một ly thôi, nhưng có đáng gì đâu - mà thấy họ mừng rỡ. Ái ngại quá. Bước đi rồi, tôi bần thần quay lại chụp hình nhưng chỉ dám chụp từ xa, sau lưng ... sợ họ ngại ngùng, mắc cở.

Buồn lắm. COVID -19 làm ai cũng buồn, nhưng buồn nhất là những người nghèo .... Họ ở đâu trong các kế hoạch cứu trợ của nhà nước, họ ở đâu trong vòng tay của cộng đồng? Họ ở đâu, chúng ta có biết họ không?

Độc giả có thể đọc bài gốc tại đây.

Video xem thêm: Nhiều chuyện kì lạ xảy ra ở TQ: Cự long sụp đổ; sấm sét dữ dội; quạ kín trời; dày đặc muỗi mùa đông

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nhieu-chuyen-ki-la-xay-ra-o-tq-cu-long-sup-do-sam-set-du-doi-qua-kin-troi-day-dac-muoi-mua-dong_30f24b1f2.html"]

Bãi biển Nha Trang vẫn đông nghịt sau quy định không tập trung trên 20 người

Bãi biển Nha Trang vẫn đông nghịt sau quy định không tập trung trên 20 người https://ift.tt/2US44VH

Chiều 30/3, bãi biển Nha Trang vẫn đông nghịt người tắm, tập thể dục, đá bóng, chạy bộ... sau quy định không tập trung trên 20 người.

Theo Thanh Niên, chiều 30/3, người dân vẫn tập trung rất đông dọc bãi biển Nha Trang. Nhất là từ khu vực đối diện tháp Trầm Hương đến đối diện đường Yersin; hàng trăm người dân tập trung tập thể thao, tắm biển... trong đó có nhiều trẻ em. Hầu hết người dân không mang khẩu trang.

Một người dân cho biết: "Chúng tôi cũng đã nghe khuyến cáo tránh tập trung đông người phòng dịch Covid-19. Tuy nhiên, quán xá đóng cửa hết. Con cái nghỉ học lâu ngày ở nhà cũng rất bức bí. Chỉ còn cách ra biển để có chút không khí trong lành. Quan trọng là mình vẫn ý thức giữ khoảng cách với những người lạ".

Trên bờ, lực lượng chức năng liên tục phát loa thanh, thông báo "khuyến cáo người dân không nên tụ tập đông người để phòng chống Covid-19".

Tuy nhiên, bãi biển Nha Trang dọc đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng dài hơn 10 km, với các công viên "mở" nên vẫn rất đông người dân xuống vui chơi, tắm biển.

[caption id="attachment_1415674" align="alignnone" width="677"] Ảnh chụp màn hình Thanh Niên.[/caption]

Ông Nguyễn Sỹ Khánh - Phó chủ tịch UBND Nha Trang nói với VnExpress, đã gửi thông báo đến các cơ sở kinh doanh dọc bãi biển, yêu cầu đóng cửa. Nhưng với bãi biển, chính quyền chỉ cảnh báo không tập trung đông người chứ chưa cấm. Lực lượng chức năng nhiều ngày qua ngoài phát loa thì thường xuyên kiểm tra, nhắc mọi người phải cách xa nhau trên 2m. 

Ông cho rằng, bờ biển là nơi người dân tận hưởng ưu đãi thiên nhiên kết hợp chữa bệnh. Hơn nữa bờ biển từ đường Trần Phú kéo đến Phạm Văn Đồng khá dài, nếu cứ hạn chế trong nhà mà không thể dục thì cũng sinh bệnh. Do vậy, chính quyền thành phố đang bàn bạc việc này.

Sau ca khỏi bệnh và xuất viện hôm 4/2, đến nay Khánh Hòa chưa ghi nhận thêm trường hợp nào nhiễm virus Vũ Hán. Hiện đang cách ly 771 người trong tình trạng sức khỏe bình thường.

Tại TP. Quảng Ngãi, ngày 30/3, nhà chức trách đã dùng barie ngăn người dân xuống tắm bãi biển Mỹ Khê. Hôm 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã chỉ đạo đóng cửa các bãi tắm công cộng đến 14/4, để tránh tập trung đông người.

Tính đến sáng nay 31/3, Việt Nam ghi nhận 204 ca mắc Covid-19, trong đó 149 bệnh nhân đang điều trị.

Dịch virus Vũ Hán khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu tháng 12/2019. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới. 

Xuất khẩu gạo trở lại trong tháng 4 nhưng giới hạn số lượng

Xuất khẩu gạo trở lại trong tháng 4 nhưng giới hạn số lượng https://ift.tt/2UtJNqb

TinnhanhchungkhoanBộ Công Thương tiếp tục kiến nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu gạo nhưng có sự kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng.

Ý kiến này được đưa ra trong báo cáo số 2237 gửi Thủ tướng về rà soát tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước sau khi Bộ này có buổi làm việc với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp về xuất khẩu gạo, theo Tuổi trẻ.

Theo đó, lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 sẽ vào khoảng 800.000 tấn, giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5/2019. Các tờ khai hải quan thực hiện trước 0h ngày 24/3/2020 (trước khi tạm ngưng xuất khẩu gạo) vẫn được thực hiện.

Trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn còn tháng 5, Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu phụ thuộc tình hình diễn biến của dịch.

Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp đăng ký tờ khai trước sẽ được xuất khẩu trước. Số lượng mở trên tờ khai được trừ lùi vào tổng số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Trường hợp không sử dụng tờ khai sau 15 ngày hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã mở theo tờ khai, số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Tờ  VTC cho biết,  theo Bộ Công Thương lượng gạo dự trữ và tồn kho trong các doanh nghiệp hiện ở mức hơn 1,6 triệu tấn.

Bộ này cũng cho biết, Tổng cục Dự trữ nhà nước đang mua vào 300.000 tấn gạo và sẽ giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng 4 và 5 đạt 700.000 tấn.

Ngày 25/3, trước thông tin lo thiếu gạo, Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương để chỉ đạo các giải pháp, đảm bảo được kế hoạch sản xuất lúa năm 2020, với sản lượng lúa dự kiến đạt 43,5 triệu tấn.

Trong 6 tháng đầu năm, toàn bộ lúa vụ Đông Xuân cả nước sẽ được thu hoạch, sản lượng dự kiến đạt khoảng 20,2 triệu tấn thóc, trong đó các tỉnh ĐBSCL khoảng 10,8 triệu tấn (hiện thu hoạch 1,3 triệu ha, sản lượng 9 triệu tấn), còn lại 9,4 triệu tấn ở các vùng miền còn lại.

Còn 6 tháng cuối năm, toàn bộ lúa Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước thu hoạch cho sản lượng 23,4 triệu tấn thóc, trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 17,2 triệu tấn.

Cảnh báo về đại dịch Vũ Hán từ 1 năm trước, phòng thí nghiệm P4 che giấu bao nhiêu bí mật?

Cảnh báo về đại dịch Vũ Hán từ 1 năm trước, phòng thí nghiệm P4 che giấu bao nhiêu bí mật? https://ift.tt/39wCIcX

Ngày 2/3/2019, một năm trước khi virus Trung Cộng gây ra khủng hoảng mang tính toàn cầu, tạp chí học thuật quốc tế về virus có đăng một bài luận văn dự đoán về sự bùng phát xảy ra trên diện rộng của virus tại Trung Quốc.

Bài luận có viết, "Virus corona chủng dơi sẽ tái phát gây ra một làn sóng dịch bệnh, Trung Quốc sẽ là tâm chấn. Thách thức mà chúng ta đối mặt chính là dự đoán thời gian và địa điểm bùng phát dịch bệnh và cố gắng ngăn chặn nó".

Một bài luận ít được quan tâm, dự báo đại dịch từ một năm trước

Bài viết này có tiêu đề Virus corona chủng dơi ở Trung Quốc (Bat Coronaviruses in China). Đề tài nghiên cứu do bà Thạch Chính Lệ, Chu Bằng thuộc Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán, Học viện Khoa học Trung Quốc là chủ đề tài, ngoài ra còn có Triệu Khải và Phạm Nghị. Phòng thí nghiệm P4 (An toàn sinh học cấp 4) của viện nghiên cứu virus Vũ Hán chuyên nghiên cứu các loại virus truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người, nó cách chợ hải sản Hoa Nam của Trung Quốc, nơi sinh ra dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khoảng 32km.

Ngày gửi bản thảo của bài luận là ngày 29/1/2019, đây là một bài luận văn mang tính bình luận. Đối với thời gian thực hiện nghiên cứu để có được những thành quả mang tính khái quát trước khi viết luận, có thể nó được thực hiện vào năm 2018. Bài luận văn được xuất bản vào ngày 2/3/2019, cách thời gian dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc ít nhất 7 hoặc 8 tháng.

[caption id="attachment_1415544" align="aligncenter" width="700"] Ngày 2/3/2019, một năm trước khi virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu, tạp chí khoa học quốc tế Virus đã xuất bản một bài báo dự đoán một đợt bùng phát virus corona chúng mới ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video).[/caption]

Nội dung bài luận văn có đoạn, "Dơi có khả năng gây ra làn sóng dịch SARS hoặc MERS. Nguy cơ bùng phát tại Trung Quốc là rất cao. Do đó, nghiên cứu về virus corona chủng dơi trở thành vấn đề cấp thiết để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm. Từ đó có thể giảm thiểu tới mức thấp nhất ảnh hưởng sự bùng phát của dịch bệnh trong tương lai tại Trung Quốc".

Bài luận khẳng định hết sức chắc chắn, về mối liên quan giữa loại virus có thể gây ra đại dịch trong tương lai và loài dơi. Bài luận cũng so sánh dịch bệnh mới này với virus bệnh SARS năm 2003, và MERS năm 2012, đồng thời dự đoán virus sẽ lây lan từ dơi sang người.

Nghiên cứu này được phê chuẩn là hạng mục quy mô lớn về khoa học và công nghệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được đánh số 2018ZX10101004 và được tài trợ bởi Ủy ban Ngân sách Khoa học tự nhiên Quốc gia. Tin tức công khai cho thấy, bài luận được xuất bản bằng tiếng Anh trên nền tảng mở MDPI, có thể được tải xuống một cách hợp pháp, tuy nhiên hầu như không gây được sự chú ý của nhiều người. Nếu các nhà nghiên cứu làm ra với mục đích cảnh báo toàn thế giới, họ dường như đã chưa thực sự nỗ lực.

Vấn đề then chốt có thể là, đây rốt cuộc chỉ là một dự đoán mang tính táo bạo, hoặc là bước đệm mở đường cho việc phát triển vũ hành vũ khí sinh học?

Virus corona và SARS được tái tổ hợp để tạo thành virus chết người

Thạch Chính Lệ là chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm virus của Vũ Hán, phó chủ nhiệm Phòng thí nghiệm P4. Bà chịu trách nhiệm nghiên cứu virus corona chủng dơi từ nhiều năm nay. Trong ngân hàng virus ở đây có ít nhất 50 loại virus corona chủng dơi.

[caption id="attachment_1415546" align="aligncenter" width="651"] Viện nghiên cứu virus Vũ Hán (chấm đỏ) trên bản đồ vệ tinh Google, cách chợ hải sản Nam Trung Quốc 32 km (ảnh chụp màn hình video).[/caption]

Năm 2013, nhóm nghiên cứu của Thạch Chính Lệ lần đầu tiên phát hiện virus corona chủng dơi đã chuyển đổi gen từ "không thể truyền sang người" tới "có thể truyền sang người". Tức là miền liên kết với thụ thể (RBD) trên protein S có thể liên kết ổn định với các mảnh chức năng nhỏ nhất của ACE2. Virus có thể xâm nhập vào tế bào và lan truyền sang người thông qua thụ thể ACE2.

Dựa trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu của bà Thạch đã công bố kết quả vào năm 2015, tuyên bố virus corona và SARS được tái tạo tổ hợp để tạo thành một loại virus gây chết người giống virus dịch hạch.

Loại nghiên cứu "tính thu nhận gen" vận dụng di truyền học đảo ngược này đã bị chính phủ Hoa Kỳ bắt dừng lại từ nhiều năm trước. Dư luận cũng bày tỏ, việc phát triển của virus mới không mang lại ý nghĩa gì, ngược lại còn đưa tới nhiều rủi ro. Tuy nhiên tại Trung Quốc, cách làm này lại được coi là thành tựu khoa học lớn. Trước đó vào năm 2013, Viện Nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc và Đại học Cam Túc đã tiến hành nghiên cứu tương tự. Gen của virus H1N1 được cấy vào virus H5N1, để loại virus này có thể lây lan qua đường hô hấp ở lợn, chuột.

[caption id="attachment_1415547" align="aligncenter" width="432"] Các gai giống như nấm trên virus corona, protein S, là chìa khóa để xác định khả năng lây lan của virus (ảnh chụp màn hình video).[/caption]

Giả mạo nguồn gốc?

Từ kết quả so sánh trình tự bộ gen, các chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài đều nhận định, virus Trung Cộng và hai mẫu virus dơi Châu Sơn được quân đội phát hiện năm 2018 rất giống nhau. Sau khi bệnh dịch bùng phát, nhóm của bà Thạch đã nhanh chóng lưu truyền một loại mẫu virus dơi mới, tuyên bố rằng mức độ tương hợp của nó cao tới 96,2% so với virus Trung Cộng. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bị chỉ ra đây là dấu vết của việc giả mạo một cách rõ ràng.

Vô số điểm nghi ngờ khiến thế giới tập trung vào nguồn virus bắt nguồn từ Viện Nghiên cứu virus Vũ Hán. Không thể tiếp tục im lặng, bà Thạch đã lên tiếng trên trang Weibo cá nhân hôm 2/2, rằng COVID-19 là "sự trừng phạt của tự nhiên đối với thói quen ăn uống và phong tục mọi rợ của con người", bà cũng nói thêm: "Tôi thề có mạng sống của mình, virus không có gì liên quan đến phòng thí nghiệm". Và nói với những người chất vấn nghi ngờ mình rằng: "Hãy ngậm cái miệng thối của mọi người lại".

[caption id="attachment_1415548" align="aligncenter" width="651"] Thạch Chính Lệ đã có bài phát biểu tại Đại học Giao thông Thượng Hải tháng 11 năm 2018 (ảnh: Twitter).[/caption]

Những động thái đáng ngờ

Sau khi dịch bệnh bùng phát, các nhà khoa học từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc công bố một tài liệu trên tờ The Lancet cho thấy, loại virus gây ra dịch bệnh ở Vũ Hán có thể đến từ những ký chủ dơi và truyền sang người thông qua những loại động vật hoang dã tại chợ hải sản Hoa Nam. Tuy nhiên, không có dơi ở Vũ Hán vào mùa đông và dơi không được bán ở chợ hải sản Hoa Nam Trung Quốc. Những động vật hoang dã được cho là vật chủ trung gian rốt cuộc là gì?

Cho đến nay, chính quyền ĐCSTQ chưa công bố thông tin về việc kiểm tra axit nucleic của virus trên các mẫu động vật và họ cũng không trả lời một số yêu cầu hỗ trợ từ CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ).

Ngày 7/2, Tòa Bạch Ốc gửi thư đến viện Hàn Lâm khoa học và kỹ thuật y khoa Hoa Kỳ, chính thức yêu cầu các nhà khoa học cấp chính phủ nhanh chóng điều tra nguồn gốc virus. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đại lục đưa tin, Trần Vi chuyên gia phòng chống vũ khí sinh học cấp cao của Trung Cộng, viện trưởng viện nghiên cứu công trình sinh học thuộc học viện khoa học quân sự đã đến Vũ Hán hơn 10 ngày, và tiếp quản toàn diện phòng thí nghiệm virus Vũ Hán P4. Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì tại phòng thí nghiệm này tới mức khiến một chuyên gia sinh hóa phải tới trấn giữ giám sát?

Ngày 13/2, khu vực gần viện nghiên cứu virus của Vũ Hán liên tiếp xuất hiện liên tục những tiếng nổ đinh tai nhức óc. Cư dân quanh vùng chia sẻ với bạn bè và người thân, trong viện nghiên cứu đang phá hủy một vài công trình kiến trúc bên trong.

[embed]https://twitter.com/anna12112124/status/1229401204456927233[/embed]

Cựu phóng viên CCTV, phóng viên Lý Trạch Hoa cũng đăng một đoạn video trước khi biến mất vào ngày 26/2. Theo tiết lộ trong đoạn video, anh có đi tới phòng phí nghiệm P4 Vũ Hán nơi sinh ra virus nên bị người của cục an ninh quốc gia truy đuổi. Anh lo sợ cơ quan an ninh sẽ bắt anh đi.

Nghi vấn về một sự can thiệp nhân tạo

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, giám đốc khoa học cấp cao của một công ty công nghệ sinh học tại Thụy Sĩ với 17 năm kinh nghiệm lâm sàng về nghiên cứu chống virus, sau khi đọc và nghiên cứu bài luận văn mười mấy trang này, đã đặt câu hỏi về khả năng can thiệp của con người tới virus Trung Cộng.

Những điểm nghi vấn được giáo sư Đổng đưa ra bao gồm, mức độ khác biệt giữa toàn bộ trình tự bộ gen của virus Trung Cộng và chủng virus corona khác là không cao. Nhưng đặc biệt các chuỗi protein S trung gian chính là then chốt lây từ người sang người, đều không tìm thấy ở các loại virus corona khác. Hơn nữa, việc thay thế bốn axit amin trên bề mặt protein S không ảnh hưởng tới lực tương tác giữa nó và thụ thể người. Loại "đột biến định điểm chính xác" này có xác suất xảy ra tự nhiên rất thấp.

Tiến sĩ Francis Boyle - một chuyên gia về Vũ khí sinh học, tin rằng loại virus corona mà thế giới đang đương đầu là một vũ khí chiến tranh sinh học.

Nói về Viện Virus học Vũ Hán nằm ở tâm điểm của dịch bệnh, ông cho biết thêm rằng đã có những “báo cáo trước đây về các vấn đề với phòng thí nghiệm và những thứ rò rỉ ra từ đó". Trong một bài trả lời phỏng vấn, ông bày tỏ: "Theo tôi, phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán là nguồn gốc sinh ra virus corona chủng mới. Tôi đoán họ đang nghiên cứu SARS, và thông qua 'chức năng thu nhận (đột biến)', nắm vững đặc điểm của vũ khí sinh hóa. Điều này có nghĩa, nó có thể gây chết người nhiều hơn".

[caption id="attachment_1415552" align="aligncenter" width="651"] Sau khi có Luật Vũ khí Sinh học Hoa Kỳ, Tiến sĩ Boyle đã chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với Geopolitics & Empire (ảnh chụp màn hình video).[/caption]

Vứt bỏ nồi và mọi thứ bên trong

Một điểm đáng đề cập khác đó là, một bài báo đăng ngày 26/1 của cổng thông tin quân sự đại lục "Xilu.com" cho hay: "Ngay cả khi có dơi trong chợ hải sản, protein S của virus trên thân chúng không thể trực tiếp truyền sang người. Nghi vấn virus corona mới là vũ khí sinh học do Mỹ tạo ra, có thể tấn công người Hoa một cách chính xác. Ngày 7/2 bài phát biểu đăng thông tin Virus Vũ Hán là virus nhân tạo, là bằng chứng chí mạng của Thạch Chính Lệ".

Theo nhà bình luận về các vấn đề hiện đại Đường Tịnh Viễn, một khi chân tướng bị ĐCSTQ che đậy được Hoa kỳ tiết lộ, ĐCSTQ sẽ trở nên bị động hơn. Việc xuất hiện bài báo này trên trang Xilu.com là một tín hiệu cho thấy, chính quyền muốn cắt đứt con đường sinh tồn của bà Thạch, dùng bà làm tốt thí nên vứt bỏ bà, nhằm che đậy âm mưu lớn hơn.

[caption id="attachment_1415556" align="aligncenter" width="628"] Ảnh chụp màn hình Cổng thông tin quân sự Đại lục "Xilunet" vào ngày 7/2.[/caption]

Theo tin từ Guo MediaLutheran News Agency, Phòng thí nghiệm P4 của Vũ Hán được kiểm soát bởi phe cánh của cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân, người đứng đầu phe cánh chính trị đối đầu với lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình. Virus Trung Cộng được nghiên cứu chế tạo vì mục đích đấu tranh cho quyền lực chính trị và giải quyết nguy cơ chấp chính của ĐCSTQ ở nhiều cấp độ.

Trong bài phát biểu vào ngày 14/2, ông Tập Cận Bình đặc biệt đề cập đến việc đẩy nhanh thúc đẩy luật "an toàn sinh học", đưa nó vào hệ thống an ninh quốc gia. Chỉ thị bao gồm "virus corona chủng mới" được coi là vũ khí sinh hóa và chỉ ra bản chất ban đầu của cuộc tấn công không phải hướng ra bên ngoài. Bài phát biểu này đồng nghĩa với việc thừa nhận, viêm phổi Trung Cộng xuất phát từ Phòng thí nghiệm Vũ khí Sinh học P4 và cũng được hiểu là một biểu hiện của đấu tranh nội bộ.

Theo Bắc Khánh, BLdaily
Kiên Định biên dịch

Vì sao SARS-CoV-2 được gọi là Virus Trung Cộng?

Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng.

Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.

Trong khi SARS-CoV-2 bị nghi ngờ có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học ở Vũ Hán, ĐCSTQ đang cố gắng đổ tội Mỹ, Ý, hay bất kỳ quốc gia nào khác về nguồn gốc dịch bệnh.

Để chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ dẫn đến sự bùng phát của virus Vũ Hán trên toàn cầu, nhiều chuyên gia, kênh truyền thông và chính khách trên thế giới gọi SARS-CoV-2 là “Virus Trung Cộng” (CCP Virus). 

Video: Lời tâm sự của giáo sư Mỹ mà Trung Quốc Không muốn nhiều người biết đến

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/loi-tam-su-cua-giao-su-my-ma-trung-quoc-KHong-muon-nhieu-nguoi-biet-den_0c8b2d4b3.html"]

TP. HCM tạm dừng toàn bộ xe buýt trong 2 tuần từ 0h ngày 1/4

TP. HCM tạm dừng toàn bộ xe buýt trong 2 tuần từ 0h ngày 1/4 https://ift.tt/2Utdmbu

Tối 30/3, Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) về việc dừng hoạt động của xe buýt công cộng trên địa bàn.

Báo Zing cho biết, hệ thống xe buýt công cộng của TP. HCM sẽ tạm dừng từ 0h ngày 1/4 đến hất 15/4.

Quyết định trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc từ chiều 30/3.

[caption id="attachment_1415677" align="alignnone" width="660"] Chủ tịch TP. HCM Nguyễn Thành Phong (ảnh: Trung tâm báo chí TP. HCM).[/caption]

Theo VTC News, chiều cùng ngày, trong cuộc họp thông tin tới báo chí, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị các cơ quan, ban ngành dừng ngay các cuộc họp không cần thiết, tập trung chống dịch.

Đồng thời, bắt đầu từ 1/4, các đơn vị không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp đối với những thủ tục đã có dịch vụ công trực tuyến. Thành phố sẽ tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại các đơn vị, xem xét để cán bộ, nhân viên làm việc luân phiên nhằm hạn chế tập trung đông người.

[caption id="attachment_1415682" align="alignnone" width="1000"] Bến xe Miền Đông vắng khách (ảnh: Vietnamnet).[/caption]

Báo Tuổi Trẻ cho biết, trước đó, thành phố đã có quyết định sẽ tạm ngừng hoạt động 54 tuyến xe buýt, bao gồm cả một số tuyến nội thành và một số tuyến kết nối các tỉnh liền kề từ 0h ngày 28/3 đến hết 15/4.

Hiện nay tại TP. HCM có hơn 3.000 xe buýt hoạt động với trên 200 tuyến.

EVN đề xuất miễn và giảm giá điện cho một số đối tượng

EVN đề xuất miễn và giảm giá điện cho một số đối tượng https://ift.tt/33WbhIg

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiến nghị miễn và giảm giá điện cho một số đối tượng khách hàng trong giai đoạn dịch Covid-19.

Cụ thể theo báo Thanh Niên, trong thông báo phát đi chiều 30/3, EVN cho biết, Tập đoàn vừa ban hành nghị quyết trong đó có nội dung sẽ đề xuất báo cáo Thủ tướng, Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp và 2 bộ là Bộ Tài chính và Bộ Công thương xem xét miễn, giảm giá điện cho một số đối tượng khách hàng trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

[caption id="attachment_1415663" align="alignnone" width="650"] Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)[/caption]

Báo VTV News cho biết, đề xuất này sẽ áp dụng cho một số đối tượng khách hàng, trọng tâm là các khu vực cách ly tập trung, các viện xét nghiệm, các bệnh viện đang chữa trị bệnh nhân Covid-19.

Tập đoàn yêu cầu các Tổng công ty điện lực đảm bảo cấp điện ổn định và an toàn cho các đối tượng này trong thời gian dịch, đồng thời xem xét gãn thời gian thu tiền điện 1 tháng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19.

Đến sáng sớm ngày 31/3, Việt Nam ghi nhận 204 ca mắc Covid-19, trong đó 149 bệnh nhân đang điều trị.

PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Đình Chiến lý giải nguyên nhân vì sao tập khí công có thể khỏi bệnh

PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Đình Chiến lý giải nguyên nhân vì sao tập khí công có thể khỏi bệnh https://ift.tt/2WUDy0r

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên đến thăm gia đình PGS.TS. Thầy thuốc Nhân dân Trần Đình Chiến - nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Viện Quân y 103 tại Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông vào dịp đầu xuân. Cả gia đình PGS ra đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và khuôn mặt ai cũng tràn ngập hạnh phúc.

Người Thầy thuốc Nhân dân với nét mặt hiền hậu, dáng vẻ ân cần nói với chúng tôi rằng cả gia đình ông tập luyện một môn khí công Phật gia đã được hơn 2 năm. Vợ ông, bà Trịnh Thúy Trình - nguyên Thiếu tá quân y, Viện 103 hồ hởi khoe với chúng tôi: “Gia đình bác bây giờ ngày nào cũng là tết, ngày nào cũng là xuân”.

Không chỉ sức khỏe mọi người trong gia đình đều tốt lên không phải phụ thuộc vào thuốc mà không khí gia đình cũng luôn nhẹ nhàng, vui vẻ vì các thành viên đều biết sửa tâm rèn tính để hoàn thiện bản thân. Đó quả là điều đặc biệt chưa từng có trước đây với gia đình vị bác sỹ thuộc hàng ngũ chuyên gia của quân đội có thâm niên gần 50 năm trong nghề.

Mời nghe bài viết qua Audio:

[audio mp3="https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2020/03/pgs-ts-thay-thuoc-nhan-dan-tran-dinh-chien-online-audio-converter-com.mp3"][/audio]

“Cả đời làm nghề y,
tôi chưa từng chứng kiến
trường hợp nào như vậy”

Bà Trình kể rằng, bà là người đầu tiên trong gia đình trải nghiệm điều kỳ diệu. Nhìn khuôn mặt phúc hậu, nước da hồng hào, phong thái nhanh nhẹn ở độ tuổi 65 bây giờ của bà, chúng tôi không thể hình dung rằng bà đã từng chịu đựng nhiều chứng bệnh mãn tính hành hạ suốt mấy chục năm.

Bà vốn bị mất ngủ mãn tính 30 năm phải liên tục dùng Seduxen đến mức nhờn thuốc, bị trầm cảm, áp huyết thấp, tụt huyết áp liên tục, rối loạn nhịp tim, ngoại tâm thu, viêm khớp dạng thấp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, nhất là ngón tay cái bị viêm bao gân gấp gây chít hẹp bao gân làm ngón tay cử động khó khăn. Mỗi khi gấp duỗi ngón tay rất đau và bật như lò xo nên còn gọi là bệnh ngón tay lò xo.

Vợ chồng PGS.TS. Trần Đình Chiến trong thời gian ông làm thực tập sinh cao cấp tại Pháp (ảnh do gia đình cung cấp).

Bà Trình trước khi tu luyện Pháp Luân Công (ảnh do gia đình cung cấp).

“Chồng tôi là bác sỹ mà lại chuyên khoa về chấn thương chỉnh hình, là chuyên khoa về xương khớp tay chân, ông đã tiêm cho tôi nhiều lần vào tay, mấy năm liền nhưng sau đó là thuốc không còn tác dụng nữa”, bà Trình chia sẻ. Mặc dù chồng là bác sỹ quân đội, bản thân bà làm trong ngành y nhưng cũng phải bất lực trước những chứng bệnh mãn tính không có thuốc chữa của mình.

Bà Trình trước khi tu luyện Pháp Luân Công (ảnh do gia đình cung cấp).

Cùng thời gian đó, bà chịu đựng thêm các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Thấy sức khỏe của mẹ không tốt, hai cô con gái thường tìm mua ở nước ngoài những loại thuốc tốt nhất cho mẹ, đủ các loại thuốc bổ, thuốc bệnh. Bà nhớ lại: “Cả gia đình tập trung chữa bệnh cho tôi, còn tôi suốt ngày tụng kinh niệm Phật xin khỏi bệnh nhưng sức khỏe không hề cải thiện”.

Đang lúc loay hoay không còn chỗ bấu víu và mệt mỏi với đủ loại thuốc thì tháng 10/2016, chị gái của bà đã gọi điện chia sẻ về lợi ích thần kỳ của Pháp Luân Công đối với sức khỏe, chị gái bà và một số người trong gia đình đã khỏi được các chứng bệnh mãn tính qua nhiều năm. Vậy là bà Trình đã bắt đầu thử luyện tập Pháp Luân Công từ đó.

Bà Trình đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh: DKN).

Trong vòng 4 tháng đầu tập luyện, điều kỳ diệu đã đến với bà, huyết áp trở lại trạng thái tốt 120/80, nhịp tim ổn định, bệnh tiền đình biến mất, không còn phải đi loanh quanh suốt đêm trong nhà vì không ngủ được, các bệnh viêm khớp dạng thấp không còn, bệnh trầm cảm cũng hết, kỳ diệu nhất là bệnh ngón tay lò xo cũng biến mất mà không cần phẫu thuật.

Bà rất nhớ trải nghiệm với ngón tay cái đó, trước khi tu luyện, bà bị bệnh ngón tay lò xo trong vòng 3 năm trời. Chỗ bị khớp là gốc ngón cái, bình thường ngón tay đó đã bị viêm cứng lại không còn cử động được. Muốn vận động ngón tay đó phải dùng bàn tay kia nắm lấy, nếu không mổ thì ngón tay sẽ bị hỏng. Điều bất ngờ là, khi bà đọc sách Chuyển Pháp Luân và tập 5 bài công pháp được 15 ngày, ở vị trí có bệnh mọc lên một cái bọc màu trắng, bên trong toàn là khí, không đau.

Khi cái bọc trắng xuất hiện ở đầu ngón tay thì ngón tay thấy nhẹ đi và bắt đầu vận động được, rồi từng ngày từng ngày cái bọc ấy tiêu đến đâu thì ngón tay khỏi đến đấy. Sau khoảng 3 tháng thì ngón tay cái của bà vận động được như bình thường. Một chi tiết rất xúc động mà bà kể là trước đây bà vẫn thường hay cắt tóc cho chồng. Tuy nhiên mấy năm bị viêm khớp ngón tay bà không cầm kéo được, bây giờ kéo lại cầm được rồi, mỗi lần cắt tóc cho chồng, bà thật sự xúc động vì niềm vui nhỏ của hai vợ chồng đã trở lại.

Chứng kiến các chứng bệnh mãn tính của vợ đều dần biến mất, đặc biệt là bệnh viêm gân lò xo ở ngón tay cái chỉ sau 4 tháng tu luyện Pháp Luân Công đã khỏi hẳn, PGS.TS. Trần Đình Chiến, vị bác sỹ với gần 50 năm trong nghề đã thật sự thán phục trước sự nhiệm màu của môn tập. Ông nói: “Cả đời làm nghề y, tôi chưa từng chứng kiến trường hợp nào như vậy, đúng là một sự kỳ diệu mà y học hiện đại chưa thể nào lý giải được”.

Hạnh phúc đời thường của vợ chồng PGS.TS. Trần Đình Chiến (ảnh: DKN).

Bác sỹ hiểu ra, vì sao
có người tập khỏi bệnh
có người lại không

Sau này khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, ông Chiến đã có câu trả lời cho những trải nghiệm kỳ diệu mà vợ ông đã trải qua. Ông nói cuốn sách đã lý giải tất cả, đúng là thế giới này có tồn tại những phương thức khoa học nhân thể siêu thường khác bên cạnh khoa học thực chứng mà chỉ có thông qua tu luyện người ta mới đạt được. Pháp Luân Đại Pháp đã vén mở bức màn bí ẩn đó.

Ông đã nghiên cứu kỹ các sách của Pháp Luân Đại Pháp và hiểu ra vì sao đều cùng luyện 5 bài công pháp mà có người khỏi bệnh, có người lại không khỏi, ông chia sẻ nguyên nhân căn bản của việc này chính là: “Tại sao cũng có những người cũng tập luyện như thế nhưng không khỏi được bệnh, cũng không khoẻ lên được, bởi vì người ta chưa thực hành đúng theo các hướng dẫn trong Chuyển Pháp Luân. Tức là muốn khỏi được bệnh và muốn thân thể khoẻ mạnh thì phải vừa tu tâm tính lại vừa phải luyện công, nếu mình chỉ có luyện công thôi thì không có tác dụng; tức là mình phải rèn luyện mình, nâng cao về đạo đức của mình, về lối sống, từ bỏ đi những thói hư tật xấu ở đời thường. Cái đó rất là khó, không phải ai cũng bỏ được và nếu không bỏ được cái đó, mình chỉ có luyện tập không thì không có tác dụng gì”.

Khi hiểu được rằng cần phải có sự kết hợp giữa tu luyện tâm tính và thực hành các động tác rèn luyện thân thể, mỗi người tu luyện sẽ được trải nghiệm sự cải thiện rõ rệt về sức khoẻ của bản thân, nỗi lo lắng trước đủ loại căn bệnh hiện đang tràn lan sẽ giảm đi đáng kể.

Vợ chồng PGS.TS. Trần Đình Chiến cùng nhau đọc sách Chuyển Pháp Luân- cuốn sách chính của Pháp Luân Công (ảnh: DKN).

Hiện nay dịch viêm phổi Vũ Hán (còn gọi là COVID-19) không ngừng lan rộng và ngày càng nguy hiểm nhưng chúng ta cũng cần biết rằng không hẳn cứ tiếp xúc là nhiễm bệnh hoặc cứ nhiễm là sẽ tử vong. Việc mắc bệnh hay không phụ thuộc nhiều vào hệ miễn dịch của mỗi cơ thể con người.

Ông Chiến lưu ý rằng để tăng cường hệ miễn dịch mỗi chúng ta hãy lưu ý chăm sóc tốt cho sức khỏe, ngay cả khi ở trong những không gian cách ly chật hẹp, chúng ta vẫn có thể nâng cao sức đề kháng của bản thân, đó mới là điều căn bản khi phòng dịch. Lý do là khi khả năng miễn dịch tăng lên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ giảm đi. Những căn bệnh cố hữu cũng vì vậy mà thuyên giảm hoặc được chữa khỏi, ngay cả tình huống xấu nhất là bị lây nhiễm thì cũng hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh.

PGS.TS. Trần Đình Chiến đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh: DKN).

Hạnh phúc khi
cả gia đình được
hưởng lợi từ môn tập

Hai cô con gái của vợ chồng PGS là Trần Phương Anh, Trần Thúy Anh hiện đang là nhân viên văn phòng đã rất vui khi chia sẻ rằng hai cô rất cảm ơn mẹ vì nhờ mẹ mà cả gia đình cô cùng tu luyện một pháp môn tốt đến như vậy. Những cải thiện rõ rệt về sức khỏe và tâm tính của mẹ sau khi tu luyện là minh chứng sống động thuyết phục hai chị em. Phương Anh nói: “Từ ngày tu luyện, mẹ mình như một người khác. Sức khỏe cải thiện, mẹ mình trông trẻ trung, vui vẻ hơn rất nhiều. Hai chị em mình cũng theo đó, không bỏ lỡ cơ duyên thực hành một pháp môn tốt như vậy”.

Phương Anh tâm sự, khi tự đọc sách Chuyển Pháp Luân các sách khác của Pháp Luân Công, cô đã hiểu vì sao con người có khổ, có bệnh, gặp tai ương...

Phương Anh hiểu rằng khi thực hành nghiêm túc những gì cuốn Chuyển Pháp Luân dạy về thực hành tu tâm tính thì công pháp này mới khởi tác dụng siêu thường khiến thân thể thông qua tu luyện mà không còn bệnh.

Theo lời kể của Phương Anh, ở tuổi ngoài 30, hai chị em cô đều rất mệt mỏi với các chứng bệnh do công việc văn phòng ngồi nhiều ít vận động và ngồi sai tư thế dẫn đến thoát vị đốt sống cổ, lưng, co cơ vai, gáy gây ra dây thần kinh bị chèn ép khiến đau đầu, tê mỏi chân tay. Trước đây thường xuyên đi khám chữa các nơi, đủ các phương pháp mát-xa, trị liệu nhưng cũng chỉ đỡ một thời gian ngắn rồi lại bị lại; ngoài ra cả hai chị em còn mắc các chứng di truyền từ mẹ như rối loạn nhịp tim, dị ứng thời tiết, viêm mũi họng mãn tính, mất ngủ… Tuy không phải bệnh độc nhưng đều rất khó để chữa khỏi. Quá trình chữa trị cũng mất nhiều thời gian, tiền bạc, chưa kể bệnh này chữa chưa xong lại nảy sinh ra bệnh khác. Vậy mà, chỉ sau 2 năm tu luyện Pháp Luân Công, hai chị em đều có chuyển biến đáng kể về sức khỏe.

Hai con gái của PGS.TS. Trần Đình Chiến là Phương Anh và Thuý Anh (ảnh: DKN)

Chị cả Phương Anh chia sẻ: “Tôi vốn là người hay ốm vặt nhất nhà, gần như cứ cách một tháng lại phải dùng kháng sinh vì viêm mũi họng dị ứng thời tiết mà từ ngày tu luyện đến giờ tôi đã không còn ngại ngần với nắng, mưa, gió, rét, các triệu chứng bệnh mãn tính lớn nhỏ cũng dần tan biến không còn dấu vết. Mỗi lần luyện công, tôi đều cảm nhận được một luồng năng lượng mạnh mẽ cải biến thân thể của tôi về trạng thái rất tốt”.

Cô em gái út Thúy Anh chia sẻ: “Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, cuộc sống của mình thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn rất nhiều. Khi làm bất cứ việc gì mình luôn đặt ra các câu hỏi cho bản thân: Làm như thế này đã thực sự suy nghĩ cho người khác chưa? Việc này đã thực sự xuất phát từ thiện tâm của mình chưa? Đã thật sự Nhẫn chưa?”

Theo Thúy Anh, tu luyện không phải là một điều gì đó xa xôi mà thực sự là rất gần với chúng ta. Tu chính là sửa đổi cái tâm này của mình. Còn luyện là tập 5 bài công pháp hàng ngày, 5 bài công pháp tuy rất đơn giản nhưng giúp đả khai toàn bộ những chỗ khí huyết đang bị ứ tắc, giúp khai mạch thông huyệt. Sau khi đọc sách Chuyển Pháp Luân người học cần nâng cao tâm tính, sửa đổi những thói quen xấu thì bệnh tật cũng theo đó mà tiêu tan.

Phương Anh, Thuý Anh cùng con trai, trong buổi đọc sách chung của gia đình (ảnh: DKN)

Từ ngày tu luyện, cả gia đình PGS.TS. Trần Đình Chiến đều thực hành việc tu tâm tính. Nếu có mâu thuẫn, mỗi thành viên đều đối chiếu với 3 chữ Chân- Thiện- Nhẫn để sửa, từng lời nói, từng cử chỉ, từng hành vi. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình trở nên viên mãn bởi tâm thái hòa ái và nhẫn nại của mỗi thành viên.

Bốn bạn nhỏ là cháu ngoại của ông bà cũng vây quanh chúng tôi và khoe rằng: “Cháu cũng là học viên Pháp Luân Công, cháu còn tham gia lớp Minh Huệ cho các bạn nhỏ” và “Mẹ cháu không bao giờ mắng hay đánh đít cháu kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công, cháu rất yêu mẹ vì mẹ hiền hơn trước”, con trai lớn của Thúy Anh ríu rít kể.

Gia đình PGS.TS. Trần Đình Chiến cùng nhau luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công (ảnh: DKN)

Ở độ tuổi ngoài 60, với nhiều năm thâm niên trong nghề y nhưng ngay cả bác sỹ cũng không tránh được quy luật của “lão” và “bệnh”. Ngăn kéo tủ gia đình trước đây luôn đầy ắp các loại thuốc bệnh, thuốc bổ…, giờ đây sự bình yên của gia đình đã không còn phụ thuộc vào tủ thuốc nữa. Theo Phương Anh, sau khi tu luyện, bố mẹ cô được mọi người khen trẻ ra nhiều so với trước đây. Thấy được sự nhiệm màu của pháp môn này, sau mỗi lần khám cho bệnh nhân, ông thường khuyên họ về tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp để tu tập mới là phương pháp lâu dài cho sức khỏe của họ.

Gia đình PGS.TS. Trần Đình Chiến rất sẵn lòng chia sẻ, hỗ trợ các bạn muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Quý độc giả có thể liên hệ với Phương Anh qua số điện thoại hoặc email (Điện thoại: 0947669963; Email: anhtp83@gmail.com).


Bài viết:
Ngọc Khánh

Ảnh bìa:
Gia đình cung cấp/DKN minh hoạ

Thiết kế:
Bình Bình

Bài viết: Ngọc Khánh
Ảnh bìa: Gia đình cung cấp/DKN minh hoạ

Cháy lớn 8 căn nhà ở An Giang, người dân hoảng loạn

Cháy lớn 8 căn nhà ở An Giang, người dân hoảng loạn https://ift.tt/3bFNFKq

Vào lúc hơn 17h ngày 30/3, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang làm thiệt hại 8 căn nhà. Rất may, vụ cháy không gây thiệt hại về người.

Báo Công An cho biết, vào thời điểm trên, ngọn lửa xuất phát từ một căn nhà 2 tầng nằm sâu trong hẻm. Lúc hỏa hoạn xảy ra, chủ căn nhà này đi vắng. Đám cháy bắt đầu lan sang các nhà bên cạnh, làm nhiều người hoảng loạn. Khi đó, một số người mới gọi điện thông báo lực lượng cứu hỏa.

[caption id="attachment_1415651" align="alignnone" width="660"] Cảnh sát tham gia chữa cháy tại hiện trường (ảnh: Anh Minh/Zing).[/caption]

Theo báo Zing, nhận được tin báo cháy, lực lượng chức năng cùng xe chữa cháy, máy bơm nước đến hiện trường tham gia chữa cháy, ngăn không cháy lan sang những nhà xung quanh. Đến 18h40 cùng ngày, ngọn lửa được dập tắt hoàn toàn.

[caption id="attachment_1415653" align="alignnone" width="800"] Lực lượng khống chế đám cháy (ảnh: VOV).[/caption]

Theo thông tin từ báo VOV, vụ hỏa hoạn đã làm thiệt hại 8 căn nhà, trong đó có 4 căn nhà bị cháy hoàn toàn, 4 căn nhà còn lại bị cháy hơn 50%. Rất may, vụ hỏa hoạn không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hàng chục hộ dân xung quanh hoảng loạn, phải di tản người và tài sản ra khu vực an toàn.

Tới 19h30 phút, lực lượng chức năng vẫn đang xử lý hiện trường, và điều tra nguyên nhân vụ cháy.

Chính phủ Anh nổi giận vì Bắc Kinh phát tán tin sai lệch về virus Vũ Hán

Chính phủ Anh nổi giận vì Bắc Kinh phát tán tin sai lệch về virus Vũ Hán https://ift.tt/39x05Tu

Chính phủ của Thủ tướng Anh Boris Johnson bất bình với Bắc Kinh vì đã truyền bá thông tin sai lệch về  virus corona, trong đó có thuyết âm mưu quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán.

"Có một chiến dịch làm nhiễu loạn thông tin tồi tệ đang diễn ra và điều này không thể chấp nhận được. Họ (chính phủ Trung Quốc) biết rằng họ đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và thay vì thừa nhận, họ đang truyền bá những lời dối trá", Mail Online trích dẫn từ một nguồn tin.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã thúc đẩy một thuyết âm mưu vô căn cứ rằng quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán vào tháng 10/2019 khi tham dự Thế vận hội quân sự. Các trường hợp đầu tiên nhiễm virus đã được báo cáo tại Vũ Hán vào tháng 12/2019.

Theo nguồn tin trên, các nhà khoa học đã nói với ông Johnson rằng số ca nhiễm virus tại Trung Quốc có thể cao gấp từ 15 đến 40 lần những gì chính quyền Bắc Kinh báo cáo.

Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh Michael Gove cho rằng Trung Quốc không minh bạch thông tin về sự lây lan của virus Vũ Hán khiến tình hình Covid-19 trở nên trầm trọng.

"Ca nhiễm virus corona đầu tiên tại Trung Quốc xuất hiện tháng 12/2019. Tuy nhiên, các báo cáo từ Trung Quốc không minh bạch về quy mô, tính chất và mức độ lây nhiễm của bệnh", ông Michael Gove phát biểu ngày 29/3.

Một quan chức chính phủ nói rằng: "Phải có sự thanh toán khi đại dịch kết thúc".

“Một khi chúng ta thoát khỏi đại dịch khủng khiếp này, chúng ta phải xem xét lại mối quan hệ này và đặt nó trên cơ sở cân bằng và trung thực hơn“, Daily Mail dẫn lời ông Duncan Smith, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ.

Một nguồn tin cho biết chính quyền Johnson đã rất phẫn nộ với chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch của Trung Quốc khiến ông có thể phá vỡ thỏa thuận cho phép Huawei, một công ty viễn thông Trung Quốc, phát triển mạng 5G tại Anh.

Chúng ta không thể cho phép các công ty như Huawei tham gia vào nền kinh tế, cũng như trở thành một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của chúng ta. Điều này cần phải được xem xét khẩn cấp, cũng như bất kỳ cơ sở hạ tầng chiến lược quan trọng nào dựa vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc", Daily Mail dẫn lời của một bộ trưởng trong Nội các của Thủ tướng Johnson.

Theo New York Post
Hải Lam dịch và biên tập

Thủ tướng đồng ý công bố dịch virus Vũ Hán trên toàn quốc

Thủ tướng đồng ý công bố dịch virus Vũ Hán trên toàn quốc https://ift.tt/2QXQ3EN

Chiều qua (30/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý công bố dịch virus Vũ Hán trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Quyết định được đưa ra tại cuộc họp chính phủ Hà Nội vào chiều ngày 30/3, theo Zing.

Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý với các đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch virus Vũ Hán gồm dừng vận chuyển công cộng, và các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không giới thiệu hoặc không triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm đối với bệnh Covid-19.

Thủ tướng yêu cầu “tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó” ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm.

[caption id="attachment_1415613" align="alignnone" width="577"] Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ.[/caption]

Theo ghi nhận báo VnExpress, Thủ tướng nói và lưu ý, hiện chưa tính đến phong tỏa Hà Nội hay TP.HCM, nhưng người dân phải ở trong nhà, không ra đường nếu không có việc thực sự cần thiết, để hạn chế lây lan dịch bệnh, không tập trung trên 20 người.

Tính đến 6h sáng 31/3, Việt Nam ghi nhận 204 ca bệnh, trong đó 55 người đã khỏi bệnh, số còn lại đang được điều trị tại cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định.

Dịch virus Vũ Hán khởi phát từ Vũ Hán (Trung Cộng) vào đầu tháng 12/2019. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới. 

Tam Tự Kinh (chọn lọc): Bài 13 – Sơ cố nội, cha đến mình

Tam Tự Kinh (chọn lọc): Bài 13 – Sơ cố nội, cha đến mình https://ift.tt/3ax72W1

Nhiều người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện". Đây cũng chính là câu mở đầu của bộ sách giáo dục trẻ em truyền thống “Tam tự kinh", từng được ngợi ca và sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. “Tam tự kinh” chỉ có trên 1000 chữ nhưng bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý. Sách thích hợp với trẻ nhỏ nhờ hình thức thơ 3 chữ ngắn, đơn giản, có thể hát như đồng dao nghe rất vui tai.

Tiếp theo bộ kinh điển giáo dục trẻ em “Phép tắc người con" (Đệ tử quy), Đại Kỷ Nguyên hy vọng rằng bộ sách “Tam tự kinh” này sẽ giúp các em nhỏ và mỗi người chúng ta nuôi dưỡng bản tính thiện lương, tịnh hóa tâm hồn, tìm lại và nâng cao những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thời buổi đạo đức suy thoái hôm nay.

Kinh văn   

Sơ cố nội, cha đến mình
Mình đến con, con đến cháu
Từ con cháu, đến chắt chít
Là chín đời, là luân thường.

Ân cha con, thuận vợ chồng,
Anh yêu thương, em cung kính.
Có tôn ti, yêu thương bạn.
Vua phải kính, thần phải trung,
Mười nghĩa này, người đều giống.

Diễn giải

Từ ông sơ sinh ra ông cố, ông cố lại sinh ra ông nội, ông nội sinh ra cha, cha lại sinh ra bản thân ta. Ta sinh con, con lại sinh cháu, cứ tiếp tục từng đời từng đời như thế. 

Từ con, cháu của ta một mạch đến chắt và chít, đây là chín đời (cửu tộc) mà người xưa nói, bao gồm bốn đời trên ta và bốn đời dưới ta. Đây là quan hệ huyết thống, quan hệ mật thiết nhất đến bản thân ta. Cửu tộc đại biểu quan hệ, thứ tự lớn-nhỏ, trên-dưới của nhân loại. 

Giữa cha con với nhau cần có ân tình, cha đối với con cần phải nhân từ, yêu thương, con đối với cha cần phải hiếu thuận. Vợ chồng với nhau nên tôn trọng nhường nhịn nhau, hòa thuận với nhau. Còn anh chị thì nên yêu thương em, em nên cung kính đối với anh chị. Giữa bề trên và bậc con cháu phải phân biệt rạch ròi thứ bậc trên dưới. Giữa bạn bè với nhau cần thành thật và tin tưởng nhau. Vua đối với bề tôi cần phải tôn trọng thì bề tôi tự nhiên sẽ nhất mực trung thành đối với vua. Đây là mười đạo nghĩa mà mỗi người đều phải tuân thủ và hành xử theo. 

[caption id="attachment_1414150" align="alignnone" width="700"] Ảnh minh hoạ: Chụp màn hình video Chánh Kiến.[/caption]

Câu chuyện tham khảo

Câu chuyện thứ nhất: Tình huynh đệ

Triều Hán có một người tên Triệu Hiếu, tên chữ là Thường Bình. Ông và người em trai Triệu Lễ rất yêu thương nhau.

Có năm bị mất mùa, nạn đói khắp nơi. Một nhóm cướp đã chiếm cứ vùng núi Nghi Thu. Một hôm, bọn cướp bắt được Triệu Lễ và muốn ăn thịt anh. Triệu Hiếu chạy đến sào huyệt của bọn cướp và nói: “Triệu Lễ đang bị bệnh, người lại gầy và nhỏ nên ăn sẽ không ngon. Tôi béo tốt, nguyện ý được thay em trai mình để cho các ông ăn”. 

Triệu Lễ không chịu, liền nói: “Em bị họ bắt, em chết cũng là mệnh của em, còn anh thì có tội tình gì chứ?”. Hai anh em ôm nhau khóc lớn. Bọn cướp cảm động trước tình cảm của hai anh em Triệu Hiếu và Triệu Lễ, cuối cùng chúng đã thả hai anh em trở về.

Chuyện này về sau truyền đến tai vua, vua liền hạ chiếu thư phong quan cho cả hai anh em.

Câu chuyện này giảng ra đạo lý “anh yêu thương, em cung kính”. Người anh cho rằng bảo hộ em, yêu thương em là trách nhiệm của mình, mà người em cảm kích anh, nguyện lấy mạng mình để không liên lụy anh, đây là tình nghĩa kính yêu anh. Cả hai anh em đều quan tâm lẫn nhau, không có tư tâm, nên đã cảm động lòng người. 

Xem phim hoạt hình Tam Tự Kinh – Tập 13: Anh em tình như tay chân cảm hóa lũ cướp

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=h37NfY1_u9M[/embed]

Câu chuyện thứ hai: Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng

Thời Tam quốc, Thục Vương Lưu Bị vì muốn khôi phục lại nhà Hán nên đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài. Nghe nói Gia Cát Lượng tinh thông binh pháp, trí tuệ hơn người, Lưu Bị liền dẫn Quan Vũ và Trương Phi đến Nam Dương để mời Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình. Ba người đi suốt đêm để đến Nam Dương, đúng lúc Gia Cát Lượng đang đi xa không ở nhà, ba anh em Lưu Bị đành buồn bã trở về.

Không lâu sau, Lưu Bị nghe nói Gia Cát Lượng đã trở về Nam Dương, trong lòng rất vui mừng. Lưu Bị dẫn Quan Vũ và Trương Phi đội mưa tuyết đi thẳng đến Nam Dương để mời Gia Cát Lượng. Khi ba người đến trước cổng nhà Gia Cát Lượng, người hầu liền nói với họ rằng: “Tối qua tiên sinh lại có việc đi ra ngoài rồi”.

Cả hai lần đều không mời được Gia Cát Lượng nên Quan Vũ và Trương Phi cảm thấy chán nản, nhưng Lưu Bị lại không hề nản lòng.

Tới mùa xuân năm sau, Lưu Bị cho người chọn ngày lành tháng tốt, trai giới tắm rửa, xông hương ba ngày, rồi lên đường yết kiến Gia Cát Lượng. Đến nơi, người hầu nói với họ: “Chủ nhân đang ngủ”. Quan Vũ và Trương Phi muốn lập tức gọi Gia Cát Lượng dậy, nhưng Lưu Bị không đồng ý, cứ một mực lặng lẽ đứng bên ngoài căn nhà tranh chờ đợi. Quan Vũ và Trương Phi đã không thể nhẫn chịu được nữa, nhưng Lưu Bị vẫn im lặng chờ đợi không nói lời nào. Một lúc sau, Gia Cát Lượng thức dậy, nghe nói ba anh em Lưu Bị đã đợi rất lâu ở ngoài, ông vô cùng cảm động, vội vàng mời ba người họ vào nhà cùng bàn chuyện quốc gia đại sự.

Lưu Bị vô cùng khâm phục những kiến giải tinh thông, sâu sắc mới lạ của Gia Cát Lượng, còn Gia Cát Lượng cảm kích thành ý và ân tri ngộ của Lưu Bị nên đã đồng ý phò tá Lưu Bị thành tựu đại nghiệp. Thậm chí sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng nhận lời ủy thác của Lưu Bị, tiếp tục phò tá con trai Lưu Bị là Lưu Thiện. Cuối cùng, Gia Cát Lượng qua đời vì phải lo toan quá nhiều việc. Thật đúng là “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Lưu Bị sau là vua nước Thục, là bề trên nhưng có một cái tâm rất chân thành chiêu hiền đãi sĩ, thiện nghĩa đãi người. Gia Cát Lượng là quân thần tức bề dưới, nhận được tôn trọng và mến mộ của Lưu Bị nên cảm động ân tri ngộ, cam tâm tình nguyện phó tá quân chủ, tận trung hồi báo. Đây là điển tích nói về trên-dưới tôn-ti trong mối quan hệ giữa bậc quân chủ và quần thần. 

Xem phim hoạt hình Tam Tự Kinh: Ba lần đến lều tranh

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=-ca6NuDJoIs[/embed]

Phụ chú

Nguyên văn chữ Hán

高曾祖 父而身
身而子 子而孫
自子孫 至玄曾
乃九族 人之倫

父子恩 夫婦從
兄則友 弟則恭
長幼序 友與朋
君則敬 臣則忠
此十義 人所同

Âm Hán Việt

Cao tằng tổ, phụ nhi thân
Thân nhi tử, tử nhi tôn.
Tự tử tôn, chí huyền tằng
Nãi cửu tộc, nhân chi luân.

Phụ tử ân, phu phụ tòng

Huynh tắc hữu, đệ tắc cung
Trưởng ấu tự, hữu dữ bằng
Quân tắc kính, thần tắc trung
Thử thập nghĩa, nhân sở đồng.

Pinyin Hán ngữ

Gāo céng zǔ - fù ér shēn
Shēn ér zǐ - zǐ ér sūn
Zì zǐ sūn - zhì xuán céng
Nǎi jiǔ zú - rén zhī lún.

Fù zǐ ēn - fū fù cóng
Xiōng zé yǒu - dì zé gōng
Zhǎng yòu xù - yǒu yǔ péng
Jūn zé jìng - chén zé zhōng
Cǐ shí yì - rén suǒ tóng.

Chú giải

(1) Cao tằng tổ: cao là cao tổ (ông sơ), tức là ông nội của ông nội. Tằng là tằng tổ (ông cố), tức là phụ thân của ông nội. Tổ là ông nội, là cha của cha.

(2) Phụ nhi thân: phụ là cha, thân là chính mình. Phụ nhi thân có ý nghĩa, sau cha là bản thân mình. 

(3) Tử: con. 

(4) Tôn: cháu, là con của con.

(5) Huyền: cháu bốn đời (chắt), là con của cháu.

(6) Tằng: cháu năm đời (chít), là con của chắt.

(7) Nãi: là.

(8) Cửu tộc: chín đời dòng họ trực tiếp, bao gồm: cao tổ (ông sơ), tằng tổ (ông cố), ông nội, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. 

(9) Nhân chi luân: thứ tự trong lẽ luân thường của các thành viên trong gia đình.

(10) Ân: ân tình.

(11) Tòng: đi theo, không bỏ mặc.

(12) Tắc: nên, phải.

(13) Nghĩa: lý đúng (chính lý) khi làm người.

[caption id="attachment_1414151" align="alignnone" width="700"] Anh chị em trong gia đình nên yêu thương kính trọng lẫn nhau. Ảnh minh hoạ: Chụp màn hình video Chánh Kiến.[/caption]

Đọc sách bút đàm

Bài này đề cập đến chín đời và mười nghĩa lý cần tuân theo trong các mối quan hệ. Cửu tộc là lấy bản thân mình làm hạt nhân, trên mình bốn đời, dưới mình bốn đời, thêm một đời của mình nữa, tổng cộng là chín đời. Người xưa truyền dạy quan hệ chín đời cho con trẻ, trẻ con từ nhỏ phải hiểu được việc tôn kính tổ tiên, yêu thương bảo hộ con cháu đời sau. “Kính già thương trẻ” là đạo lý cơ bản làm người. 

Sau cửu tộc là giảng về mười đạo nghĩa chủ yếu khi làm người. Cha có bổn phận và nghĩa vụ của cha, con có trách nhiệm phụng dưỡng cha; vợ chồng, anh em cũng như thế. Trong gia đình thì biết bản thân nên làm gì theo chức phận của mình; do đó khi ra ngoài, đối đãi với bậc trưởng bối (người sinh trước), vãn bối (người sinh sau), đối đãi với bằng hữu, và trong quan hệ quân-thần, cũng sẽ biết được cách đối nhân xử thế. Lớn-nhỏ trên-dưới, điều chỉ ra là đạo lý: theo vai vế khác nhau và mối quan hệ chức vị cao thấp, khi đặt mình vào mỗi vị trí thì nên tuân theo nghĩa vụ và bổn phận của mình, thiện đãi đối phương. Thấp không có nghĩa là thấp hèn, mà là người nhỏ hay cấp dưới nên tận lực làm hết chức trách, đây là đạo lý làm người chứ không phải là do cấp bậc thấp mà trở nên thấp kém.

Theo Chánh Kiến

Mạn Vũ biên dịch

Video: Phong thủy quan trọng nhất trong gia đình, chỉ có một nơi

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/phong-thuy-quan-trong-nhat-trong-gia-dinh-chi-co-mot-noi_ff3e9bf97.html"]

Đặc sắc nghệ thuật đan tre truyền thống Trung Hoa

Đặc sắc nghệ thuật đan tre truyền thống Trung Hoa https://ift.tt/2CACODm

Nghề thủ công đan tre truyền thống Trung Hoa là sự kết tinh của những người dân lao động cần cù chăm chỉ. Sau một diễn biến lịch sử lâu đời, từ một hàng thủ công tham gia vào những sinh hoạt hàng ngày của người dân đến khi trở thành đồ vật được sưu tầm cất giữ, sự thay đổi hình dáng và mẫu văn dạng đặc sắc, mang tinh thần phong phú, cho chúng ta thể nghiệm một thẩm mỹ độc đáo.

Nguồn gốc lịch sử

Theo số liệu khảo cổ học nghiên chứng minh, sau khi con ngươi bắt đầu ổn định cuộc sống, họ bắt đầu tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đơn giản. Vì thế mà bắt đầu cần đến những thứ đồ dùng để đựng thức ăn đồ uống, từ đó mà họ sử dụng đá, công cụ chặt bổ để bện những loại thực vật thành giỏ. Trên thực tế, tre trúc có bản chất mạnh mẽ, lại dễ dàng đàn hồi, phù hợp cho công việc đan bện. Thế nên, tre trúc đã trở thành vật liệu chính cho việc chế tạo giỏ đựng tại thời điểm đó.

Gốm sứ Trung Quốc cũng mới được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, tạo hình của nó có quan hệ tương quan mật thiết với nghề đan tre, những tiền nhân phát hiện ra khi đồ đựng đất sét để cho vào lò nung vẫn rất dễ khiến chất lỏng chảy ra. Do đó họ sử dụng việc đan tre làm mô hình, sau đó đắp lớp bùn lên bên ngoài chiếc khung tre. Sau đó nung nóng để làm đồ dùng. Sau đó hậu nhân trực tiếp dùng phôi đất chế thành các loại hình dáng khác nhau và họ không còn sử dụng nghệ đan tre nữa.

Trong triều đại nhà Thương nhà Ân, đan tre có rất nhiều loại văn dạng phong phú. Trên các bản in của đồ gốm, hình vuông, màu be, nổi, sóng và các mẫu khác nhau đã xuất hiện. Đế thời đại chiến quốc Xuân Thu, tỷ lệ sử dụng đan tre đã được mở rộng hơn, việc dệt tre dần dần phát triển như một nghề thủ công, các mẫu đan đa dạng và cách đan dệt cũng trở nên tốt hơn.

[caption id="attachment_1003871" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: flickr)[/caption]

Quy trình chế tạo

Công nghệ sản xuất hàng thủ công đan tre có thể được chia thành ba quy trình: tạo khung, đan dệt, thắt nút. Trong quá trình đan, phương pháp chính được sử dụng là đan sợi dọc và sợi ngang. Ngoài ra cũng có thể xen kẽ các kỹ xảo khác nhau như: bện thưa, xuyên qua, tước vọt, đính, quấn, lồng v.v.

Hoa văn trên các sản phẩm rất đa dạng. Các sản phẩm cần được kết hợp với việc nhuộm màu sắc khác nhau sau đó xoắn lại để tạo thành hoa văn, khi nhuộm màu các sợi tre khiến hoa văn trở nên sinh động và tươi sáng.

Các sợi tre đều được lựa chọn rất cẩn thận, từ phân tầng, định sắc, đo đạt về sự cân bằng v.v. tất cả phải trải qua gần 10 bước. Điều đặc biệt là sản phẩm đan tre đều được làm hoàn toàn bằng thủ công, nguyên liệu đều là những sợi tre mịn màng tinh tế. Quá trình luyện chế và đan dệt sản phẩm tre chỉ cần một con dao chuyên dụng và một đôi bàn tay khéo léo.

[caption id="attachment_1000776" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: powerstationofart)[/caption]

Đặc điểm

Những sợi tre được dệt đều có hình chữ nhật, có yêu cầu nghiêm ngặt về độ dày và chiều rộng, độ dày chỉ có thể bằng một hoặc hai sợi tóc, chiều rộng sẽ bằng bốn đến năm sợi tóc, từng sợi từng sợi đều đều nhau, dày mỏng hợp lý khiến người nhìn không thể không cất lời khen ngợi sự tinh xảo này. Nghề thủ công đan tre đã có lịch sử lâu đời, kết tinh sự lao động cần cù của những người nghệ nhân.

[caption id="attachment_1000775" align="aligncenter" width="640"] (Ảnh: sns.91ddcc)[/caption]

Phân loại

Công nghệ đan tre được phân làm hai loại chính như sau:

Công nghệ đan tre sợi nhỏ: Kỹ thuật độc đáo này chỉ dùng một con dao duy nhất và đôi bàn tay trong quá trình tiến hành sản xuất. Mấu chốt của công nghệ này là căn chính xác độ dày của từng sợi tơ, sao cho tất cả các sợi đều nhau, tất cả phần đầu và phần cuối của sợi tơ đều phải được xử lí gọn gàng, thể hiện một cách liền mạch từ đầu đến cuối. Các sản phẩm được sản xuất chính trong công nghệ này là bình hoa, những dụng cụ pha trà, đồ uống rượu, đồ dùng văn phòng hay những bức tranh phẳng.

[caption id="attachment_1000773" align="aligncenter" width="583"] (Ảnh: zuowen.xuexiaodaquan)[/caption] [caption id="attachment_1000774" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: zhongguofeng)[/caption]

Công nghệ đan tre sợi thô: công nghệ này là dùng những dải tre, mảnh tra đan thành những đồ trang trí nội thất. Quá trình chế tạo bắt đầu với một cây tre lớn đưỡ chẻ thành nhiều phần, trải qua sự gọt róc, đánh sạch, và chẻ nhỏ, từ đó mới bện hành những đồ dùng tinh xảo trong cuộc sống hàng ngày như giỏ tre, bình phong, màn chướng, quạt tay v.v. Công nghệ đan tre sợi to tập trung chủ yếu tại phía Nam, Trung Quốc. Tại Đông Trương, Phúc Thanh có một cổ trấn, cổ trấn này đã có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời tích lũy. Bởi đặc thù về địa lý nên tài nguyên tre trúc nơi đây rất nhiều, vì thế mà nơi đây rất phát triển công nghệ bện tre. Các sản phẩm chủ yếu được sản xuất là chiếu, gối, quạt, sọt, bồ, làn, nôi trẻ con v.v.

[caption id="attachment_1003799" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: 699pic)[/caption]

Ý nghĩa truyền thừa

Sau một diễn biến lịch sử lâu đời, từ một hàng thủ công tham gia vào những sinh hoạt hàng ngày của người dân đến khi trở thành đồ vật được sưu tầm cất giữ, sự thay đổi hình dáng và mẫu văn dạng đặc sắc, mang tinh thần phong phú, cho chúng ta thể nghiệm một thẩm mỹ độc đáo.

Thứ nhất, về giá trị thực tế của hàng đan dệt tre. Vì nguyên liệu của nó là một nguyên liệu sẵn có, quan trọng hơn đó là một hoạt động truyền thống thuở xưa.

Thứ hai là giá trị về thẩm mỹ. Hình dáng của hàng đan tre phong phú, chất liệu rất mềm dẻo nên không xuất hiện góc cạnh, vì vậy mà hình dáng chủ yếu được bện là hình tròn hoặc bầu dục. Ngoài ra khi phát triển nó còn được đi kèm với những màu sắc đẹp mắt, chủ yếu sử dụng là màu đỏ, vàng, xanh làm hay màu đen. Sự mềm mại kết hợp với sắc thái này khiến nó mang lại một sự rung động mỹ quan.

[caption id="attachment_1000772" align="aligncenter" width="548"] (Ảnh: zj.zjol)[/caption]

Dưới sự quyến rũ của hình dáng cũng như màu sắc của tính thẩm mỹ, hàng đan tre còn mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc đó là: thiên - nhân hợp nhất. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình chuẩn bị công phu, sự nghiệt khắc trong các quy trình, ví như cây tre được thu hoạch không đúng thời điểm sẽ dễ thu hút sâu bọ hay có hiện tượng mọc nấm, chọn tre phai xác định tuổi tre, lựa chọn những cây có đặc tính mềm dẻo, sau đó mới có thể tạo nên một sản phẩm. Sự mềm mại của sợi tre cũng mang đến một loại cảm giác gần gũi hơn giữa con người với thiên nhiên.

Dưới đây là một số sản phẩm độc đáo từ nghề thủ công đan tre truyền thống, mời các độc giả cùng thưởng thức:

[caption id="attachment_1000771" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: travel.yam)[/caption] [caption id="attachment_1000779" align="aligncenter" width="690"] (Ảnh: flickr)[/caption] [caption id="attachment_1000780" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_1003837" align="aligncenter" width="787"] (Ảnh: 699pic)[/caption]

Theo baike.baidu

Uyển Vân biên dịch

Clip hay: Ông lão dành cả cuộc đời để trồng rừng

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/ong-lao-danh-ca-cuoc-doi-de-trong-rung_cee7b4cf7.html"]