Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Gần 31.000 người trên thế giới tử vong vì virus Vũ Hán

Gần 31.000 người trên thế giới tử vong vì virus Vũ Hán https://ift.tt/2UnsZ4i

Theo cập nhật của worldometer lúc 6h16 ngày 29/3 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 xuất hiện tại 199 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 662.402 ca nhiễm, trong đó 30.826 người đã tử vong.

Hiện Mỹ vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới với 123.271 ca nhiễm (tăng 19.145) và 2.202 ca tử vong (tăng 506). Reuters đưa tin, Tổng thống Trump hôm 28/3 (giờ Mỹ) cho biết, ông có thể ra lệnh phong tỏa New York, tâm dịch của Mỹ, và một phần của bang New Jersey và Connecticut để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. 

Ý đang là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới. Nước này báo cáo thêm 5.974 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 92.472. Nước này cũng báo cáo 889 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 10,023. Reuters cho hay, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh tại Ý là Lombardy, ghi nhận thêm 542 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 5.944.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Ý, ông Stefano Patuanelli nói với đài truyền hình Rai rằng: "Có những yếu tố khiến chúng tôi tin rằng tất cả các lệnh hạn chế sẽ hết hạn vào ngày 3/4 sẽ phải hoãn lại".

Tây Ban Nha ghi nhận thêm 844 người chết vì virus Vũ Hán, mức tăng kỷ lục trong 24 giờ, nâng số người chết lên 5.982 trong 73.235 ca nhiễm. Nước này hiện là ổ dịch lớn thứ hai ở châu Âu và thứ tư thế giới. Tỷ lệ tử vong ở Tây Ban Nha đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Ý.

Theo AFP, thủ đô Madrid vẫn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khiến các bệnh viện và nhà xác quá tải. Chính quyền địa phương đang triển khai kế hoạch cải tạo một tòa nhà bỏ hoang gần sân bay thành nhà xác dã chiến thứ hai. Quân đội cũng tham gia thu thập và vận chuyển các thi thể. 

Đức hiện ghi nhận 57.695 ca nhiễm (tăng 6.824) và 433 ca tử vong (tăng 82). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 0,75% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới. AFP đưa tin, Đức sẽ kéo dài lệnh đóng cửa trường học, nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim và những hoạt động giải trí khác ít nhất đến ngày 20/4.

Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, lần lượt là 37.575 (tăng 4.611) và 2.314 (tăng 319). Reuters đưa tin, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 28/3 (giờ địa phương) cảnh báo 2 tuần đầu tháng 4 sẽ khó khăn hơn nhiều so với 2 tuần vừa qua. Pháp hiện phải đối mặt với việc thiếu các nhân viên y tế cũng như thiết bị bảo hộ.

Anh vượt Thụy Sĩ trở thành vùng dịch lớn thứ 5 châu Âu, với 17.089 ca nhiễm (tăng 2.546) và 1.019 ca tử vong (tăng 260). Khi Giám đốc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) Stephen Powis được hỏi, liệu ông có hy vọng tình hình ở Anh sẽ không giống Ý không, ông đáp: "Nếu có thể giữ mức tử vong dưới 20.000, thì chúng ta đã làm được rất tốt trong dịch bệnh này. Nếu chỉ dưới 20.000 ... đó sẽ là một kết quả tốt mặc dù mỗi cái chết là một thảm kịch".

Thụy Sĩ ghi nhận thêm 1.148 ca nhiễm và 33 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt là 14.076 và 264. Reuters cho biết, chính phủ đã khuyến cáo người dân ở trong nhà và cấm các cuộc tụ họp trên 5 người.

Iran là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 35.408 người nhiễm (tăng 3.076) và 2.517 ca tử vong (tăng 139). Tổng thống Hassan Rouhani hôm 28/3 cho biết Iran sẽ phân bổ 20% ngân sách nhà nước trong năm nay để đối phó với dịch virus corona.

Trung Quốc và Hàn Quốc chưa công bố số liệu trong ngày hôm qua.

Tại Đông Nam Á, vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 2.320 ca nhiễm (tăng 159) và 27 ca tử vong (tăng 1). Tổng giám đốc Y tế Malaysia Noor Hisham Abdullah cho biết, số ca nhiễm ở nước này có thể tăng mạnh vào giữa tháng 4.

Malaysia đang xem xét mua tới 1 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm từ Hàn Quốc. Nước này có kế hoạch tăng khả năng xét nghiệm chẩn đoán lên 16.500 trường hợp mỗi ngày vào tuần tới, từ mức xét nghiệm khoảng 7.100 trường hợp hiện tại.

Thái Lan hiện có 1.245 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 6 người đã tử vong.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, hiện ghi nhận 1.155 ca nhiễm và 102 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong ở nước này hiện vẫn cao nhất khu vực.

6h sáng 29/3, Bộ Y tế xác định thêm 5 trường hợp dương tính mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 179. Tuy nhiên, worldometer chưa cập nhật số liệu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét