Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Tam Tự Kinh (chọn lọc): Bài 13 – Sơ cố nội, cha đến mình

Tam Tự Kinh (chọn lọc): Bài 13 – Sơ cố nội, cha đến mình https://ift.tt/3ax72W1

Nhiều người Việt Nam đã thuộc nằm lòng câu nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện". Đây cũng chính là câu mở đầu của bộ sách giáo dục trẻ em truyền thống “Tam tự kinh", từng được ngợi ca và sử dụng rộng rãi ở các nước Á Đông như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. “Tam tự kinh” chỉ có trên 1000 chữ nhưng bao trùm cả văn học, lịch sử, triết học, thiên văn, địa lý, luân thường đạo lý. Sách thích hợp với trẻ nhỏ nhờ hình thức thơ 3 chữ ngắn, đơn giản, có thể hát như đồng dao nghe rất vui tai.

Tiếp theo bộ kinh điển giáo dục trẻ em “Phép tắc người con" (Đệ tử quy), Đại Kỷ Nguyên hy vọng rằng bộ sách “Tam tự kinh” này sẽ giúp các em nhỏ và mỗi người chúng ta nuôi dưỡng bản tính thiện lương, tịnh hóa tâm hồn, tìm lại và nâng cao những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thời buổi đạo đức suy thoái hôm nay.

Kinh văn   

Sơ cố nội, cha đến mình
Mình đến con, con đến cháu
Từ con cháu, đến chắt chít
Là chín đời, là luân thường.

Ân cha con, thuận vợ chồng,
Anh yêu thương, em cung kính.
Có tôn ti, yêu thương bạn.
Vua phải kính, thần phải trung,
Mười nghĩa này, người đều giống.

Diễn giải

Từ ông sơ sinh ra ông cố, ông cố lại sinh ra ông nội, ông nội sinh ra cha, cha lại sinh ra bản thân ta. Ta sinh con, con lại sinh cháu, cứ tiếp tục từng đời từng đời như thế. 

Từ con, cháu của ta một mạch đến chắt và chít, đây là chín đời (cửu tộc) mà người xưa nói, bao gồm bốn đời trên ta và bốn đời dưới ta. Đây là quan hệ huyết thống, quan hệ mật thiết nhất đến bản thân ta. Cửu tộc đại biểu quan hệ, thứ tự lớn-nhỏ, trên-dưới của nhân loại. 

Giữa cha con với nhau cần có ân tình, cha đối với con cần phải nhân từ, yêu thương, con đối với cha cần phải hiếu thuận. Vợ chồng với nhau nên tôn trọng nhường nhịn nhau, hòa thuận với nhau. Còn anh chị thì nên yêu thương em, em nên cung kính đối với anh chị. Giữa bề trên và bậc con cháu phải phân biệt rạch ròi thứ bậc trên dưới. Giữa bạn bè với nhau cần thành thật và tin tưởng nhau. Vua đối với bề tôi cần phải tôn trọng thì bề tôi tự nhiên sẽ nhất mực trung thành đối với vua. Đây là mười đạo nghĩa mà mỗi người đều phải tuân thủ và hành xử theo. 

[caption id="attachment_1414150" align="alignnone" width="700"] Ảnh minh hoạ: Chụp màn hình video Chánh Kiến.[/caption]

Câu chuyện tham khảo

Câu chuyện thứ nhất: Tình huynh đệ

Triều Hán có một người tên Triệu Hiếu, tên chữ là Thường Bình. Ông và người em trai Triệu Lễ rất yêu thương nhau.

Có năm bị mất mùa, nạn đói khắp nơi. Một nhóm cướp đã chiếm cứ vùng núi Nghi Thu. Một hôm, bọn cướp bắt được Triệu Lễ và muốn ăn thịt anh. Triệu Hiếu chạy đến sào huyệt của bọn cướp và nói: “Triệu Lễ đang bị bệnh, người lại gầy và nhỏ nên ăn sẽ không ngon. Tôi béo tốt, nguyện ý được thay em trai mình để cho các ông ăn”. 

Triệu Lễ không chịu, liền nói: “Em bị họ bắt, em chết cũng là mệnh của em, còn anh thì có tội tình gì chứ?”. Hai anh em ôm nhau khóc lớn. Bọn cướp cảm động trước tình cảm của hai anh em Triệu Hiếu và Triệu Lễ, cuối cùng chúng đã thả hai anh em trở về.

Chuyện này về sau truyền đến tai vua, vua liền hạ chiếu thư phong quan cho cả hai anh em.

Câu chuyện này giảng ra đạo lý “anh yêu thương, em cung kính”. Người anh cho rằng bảo hộ em, yêu thương em là trách nhiệm của mình, mà người em cảm kích anh, nguyện lấy mạng mình để không liên lụy anh, đây là tình nghĩa kính yêu anh. Cả hai anh em đều quan tâm lẫn nhau, không có tư tâm, nên đã cảm động lòng người. 

Xem phim hoạt hình Tam Tự Kinh – Tập 13: Anh em tình như tay chân cảm hóa lũ cướp

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=h37NfY1_u9M[/embed]

Câu chuyện thứ hai: Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng

Thời Tam quốc, Thục Vương Lưu Bị vì muốn khôi phục lại nhà Hán nên đã đi khắp nơi tìm kiếm nhân tài. Nghe nói Gia Cát Lượng tinh thông binh pháp, trí tuệ hơn người, Lưu Bị liền dẫn Quan Vũ và Trương Phi đến Nam Dương để mời Gia Cát Lượng xuống núi giúp mình. Ba người đi suốt đêm để đến Nam Dương, đúng lúc Gia Cát Lượng đang đi xa không ở nhà, ba anh em Lưu Bị đành buồn bã trở về.

Không lâu sau, Lưu Bị nghe nói Gia Cát Lượng đã trở về Nam Dương, trong lòng rất vui mừng. Lưu Bị dẫn Quan Vũ và Trương Phi đội mưa tuyết đi thẳng đến Nam Dương để mời Gia Cát Lượng. Khi ba người đến trước cổng nhà Gia Cát Lượng, người hầu liền nói với họ rằng: “Tối qua tiên sinh lại có việc đi ra ngoài rồi”.

Cả hai lần đều không mời được Gia Cát Lượng nên Quan Vũ và Trương Phi cảm thấy chán nản, nhưng Lưu Bị lại không hề nản lòng.

Tới mùa xuân năm sau, Lưu Bị cho người chọn ngày lành tháng tốt, trai giới tắm rửa, xông hương ba ngày, rồi lên đường yết kiến Gia Cát Lượng. Đến nơi, người hầu nói với họ: “Chủ nhân đang ngủ”. Quan Vũ và Trương Phi muốn lập tức gọi Gia Cát Lượng dậy, nhưng Lưu Bị không đồng ý, cứ một mực lặng lẽ đứng bên ngoài căn nhà tranh chờ đợi. Quan Vũ và Trương Phi đã không thể nhẫn chịu được nữa, nhưng Lưu Bị vẫn im lặng chờ đợi không nói lời nào. Một lúc sau, Gia Cát Lượng thức dậy, nghe nói ba anh em Lưu Bị đã đợi rất lâu ở ngoài, ông vô cùng cảm động, vội vàng mời ba người họ vào nhà cùng bàn chuyện quốc gia đại sự.

Lưu Bị vô cùng khâm phục những kiến giải tinh thông, sâu sắc mới lạ của Gia Cát Lượng, còn Gia Cát Lượng cảm kích thành ý và ân tri ngộ của Lưu Bị nên đã đồng ý phò tá Lưu Bị thành tựu đại nghiệp. Thậm chí sau khi Lưu Bị qua đời, Gia Cát Lượng nhận lời ủy thác của Lưu Bị, tiếp tục phò tá con trai Lưu Bị là Lưu Thiện. Cuối cùng, Gia Cát Lượng qua đời vì phải lo toan quá nhiều việc. Thật đúng là “cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi”.

Lưu Bị sau là vua nước Thục, là bề trên nhưng có một cái tâm rất chân thành chiêu hiền đãi sĩ, thiện nghĩa đãi người. Gia Cát Lượng là quân thần tức bề dưới, nhận được tôn trọng và mến mộ của Lưu Bị nên cảm động ân tri ngộ, cam tâm tình nguyện phó tá quân chủ, tận trung hồi báo. Đây là điển tích nói về trên-dưới tôn-ti trong mối quan hệ giữa bậc quân chủ và quần thần. 

Xem phim hoạt hình Tam Tự Kinh: Ba lần đến lều tranh

[embed]https://www.youtube.com/watch?v=-ca6NuDJoIs[/embed]

Phụ chú

Nguyên văn chữ Hán

高曾祖 父而身
身而子 子而孫
自子孫 至玄曾
乃九族 人之倫

父子恩 夫婦從
兄則友 弟則恭
長幼序 友與朋
君則敬 臣則忠
此十義 人所同

Âm Hán Việt

Cao tằng tổ, phụ nhi thân
Thân nhi tử, tử nhi tôn.
Tự tử tôn, chí huyền tằng
Nãi cửu tộc, nhân chi luân.

Phụ tử ân, phu phụ tòng

Huynh tắc hữu, đệ tắc cung
Trưởng ấu tự, hữu dữ bằng
Quân tắc kính, thần tắc trung
Thử thập nghĩa, nhân sở đồng.

Pinyin Hán ngữ

Gāo céng zǔ - fù ér shēn
Shēn ér zǐ - zǐ ér sūn
Zì zǐ sūn - zhì xuán céng
Nǎi jiǔ zú - rén zhī lún.

Fù zǐ ēn - fū fù cóng
Xiōng zé yǒu - dì zé gōng
Zhǎng yòu xù - yǒu yǔ péng
Jūn zé jìng - chén zé zhōng
Cǐ shí yì - rén suǒ tóng.

Chú giải

(1) Cao tằng tổ: cao là cao tổ (ông sơ), tức là ông nội của ông nội. Tằng là tằng tổ (ông cố), tức là phụ thân của ông nội. Tổ là ông nội, là cha của cha.

(2) Phụ nhi thân: phụ là cha, thân là chính mình. Phụ nhi thân có ý nghĩa, sau cha là bản thân mình. 

(3) Tử: con. 

(4) Tôn: cháu, là con của con.

(5) Huyền: cháu bốn đời (chắt), là con của cháu.

(6) Tằng: cháu năm đời (chít), là con của chắt.

(7) Nãi: là.

(8) Cửu tộc: chín đời dòng họ trực tiếp, bao gồm: cao tổ (ông sơ), tằng tổ (ông cố), ông nội, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. 

(9) Nhân chi luân: thứ tự trong lẽ luân thường của các thành viên trong gia đình.

(10) Ân: ân tình.

(11) Tòng: đi theo, không bỏ mặc.

(12) Tắc: nên, phải.

(13) Nghĩa: lý đúng (chính lý) khi làm người.

[caption id="attachment_1414151" align="alignnone" width="700"] Anh chị em trong gia đình nên yêu thương kính trọng lẫn nhau. Ảnh minh hoạ: Chụp màn hình video Chánh Kiến.[/caption]

Đọc sách bút đàm

Bài này đề cập đến chín đời và mười nghĩa lý cần tuân theo trong các mối quan hệ. Cửu tộc là lấy bản thân mình làm hạt nhân, trên mình bốn đời, dưới mình bốn đời, thêm một đời của mình nữa, tổng cộng là chín đời. Người xưa truyền dạy quan hệ chín đời cho con trẻ, trẻ con từ nhỏ phải hiểu được việc tôn kính tổ tiên, yêu thương bảo hộ con cháu đời sau. “Kính già thương trẻ” là đạo lý cơ bản làm người. 

Sau cửu tộc là giảng về mười đạo nghĩa chủ yếu khi làm người. Cha có bổn phận và nghĩa vụ của cha, con có trách nhiệm phụng dưỡng cha; vợ chồng, anh em cũng như thế. Trong gia đình thì biết bản thân nên làm gì theo chức phận của mình; do đó khi ra ngoài, đối đãi với bậc trưởng bối (người sinh trước), vãn bối (người sinh sau), đối đãi với bằng hữu, và trong quan hệ quân-thần, cũng sẽ biết được cách đối nhân xử thế. Lớn-nhỏ trên-dưới, điều chỉ ra là đạo lý: theo vai vế khác nhau và mối quan hệ chức vị cao thấp, khi đặt mình vào mỗi vị trí thì nên tuân theo nghĩa vụ và bổn phận của mình, thiện đãi đối phương. Thấp không có nghĩa là thấp hèn, mà là người nhỏ hay cấp dưới nên tận lực làm hết chức trách, đây là đạo lý làm người chứ không phải là do cấp bậc thấp mà trở nên thấp kém.

Theo Chánh Kiến

Mạn Vũ biên dịch

Video: Phong thủy quan trọng nhất trong gia đình, chỉ có một nơi

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/phong-thuy-quan-trong-nhat-trong-gia-dinh-chi-co-mot-noi_ff3e9bf97.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét