Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Hơn 594.000 người trên thế giới nhiễm virus Vũ Hán, 27.000 người tử vong

Hơn 594.000 người trên thế giới nhiễm virus Vũ Hán, 27.000 người tử vong https://ift.tt/2vUBjz7

Theo cập nhật của worldometer lúc 7h16 ngày 28/3 (giờ Việt Nam), dịch COVID-19 đã xuất hiện tại nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 594.377 ca nhiễm, trong đó 27.250 người đã tử vong.

Hiện Mỹ đang là ổ dịch lớn nhất thế giới với 102.464 ca nhiễm (tăng 17.029) và 1.607 ca tử vong (tăng 312). Theo AFP, New York là tâm dịch của nước Mỹ, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước và hơn 500 ca tử vong.

Ý đã vượt Trung Quốc trở thành vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới. Nước này ghi nhận thêm 5.909 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên 86.498. Nước này cũng báo cáo 919 trường hợp tử vong mới, con số cao nhất kể từ dịch bùng phát vào 21/2, nâng tổng số người chết vì dịch bệnh lên 9.134. Reuters cho hay, vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh tại Ý là Lombardy, với khoảng 5.402 ca tử vong trong số khoảng 37.298 người nhiễm virus. 

Ông Silvio Brusaferro, người đứng đầu Viện y tế quốc gia Ý hôm 27/3 nói với các phóng viên rằng, dịch bệnh ở Ý vẫn chưa đến đỉnh điểm. Các quan chức cảnh báo lệnh phong tỏa có thể được gia hạn sau ngày 3/4.

Tây Ban Nha ghi nhận số người nhiễm virus Vũ Hán và chết tăng kỷ lục trong 24 giờ, lên lần lượt 65.719 (tăng 7.933) và 5.138 (tăng 773). Nước này hiện là ổ dịch lớn thứ hai ở châu Âu và thứ tư thế giới. Tỷ lệ tử vong ở Tây Ban Nha đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Ý.

Theo AFP, số ca tử vong và nhiễm bệnh tại Tây Ban Nha tăng lên đáng kể sau khi nước này đẩy mạnh việc xét nghiệm trên cả nước và đặt mua hàng triệu bộ xét nghiệm mới trên toàn thế giới. Tây Ban Nha ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc hôm 14/3 để ngăn dịch, dự kiến kéo dài ít nhất tới ngày 11/4.

Đức hiện ghi nhận 50.871 ca nhiễm (tăng 6.933) và 351 ca tử vong (tăng 84). Tỷ lệ tử vong tại nước này ở mức thấp, chỉ khoảng 0,68% dù Đức hiện là vùng dịch lớn thứ 3 châu Âu và thứ 5 trên thế giới.

Số ca nhiễm và tử vong tại Pháp, vùng dịch lớn thứ 4 châu Âu, lần lượt là 32.964 (tăng 3.809) và 1.995 (tăng 299). Reuters đưa tin, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo chính phủ đã quyết định gia hạn phong tỏa đất nước trong vòng hai tuần, kéo dài cho đến ngày 15/4.

Ổ dịch lớn thứ 5 ở khu vực châu Âu là Thụy Sĩ, với 12.928 ca nhiễm (tăng 1.117) và 231 ca tử vong (tăng 39). Bang Ticino, giáp biên giới Ý, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, với tỷ lệ 470 trường hợp nhiễm trong 100.000 dân. Reuters cho biết, chính phủ Thụy Sĩ hôm 27/3 cho biết nước này đã mở kho dự trữ dược phẩm, phân phối thuốc giảm đau và hạ sốt.

Anh ghi nhận thêm 2.885 ca nhiễm và 181 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt là 14.543 và 759. Reuters đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã nhiễm virus Vũ Hán. Tại Anh, các bệnh nhân trong độ tuổi từ 29 đến 98, đa phần có vấn đề sức khỏe từ trước, giới chức y tế cho biết.

Iran là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 32.332 người nhiễm (tăng 2.926) và 2.378 ca tử vong (tăng 144).

Trung Quốc và Hàn Quốc chưa công bố số liệu trong ngày hôm qua.

Tại Đông Nam Á, vùng dịch lớn nhất khu vực vẫn là Malaysia với 2.161 ca nhiễm (tăng 130) và 26 ca tử vong (tăng 3). Theo Reuters, Malaysia ngày 27/3 đã công bố “gói kích cầu kinh tế lấy con người làm trung tâm", trị giá 250 tỷ ringgit (58,28 tỷ USD) nhằm hạn chế tác động về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

Thái Lan hiện có 1.136 ca nhiễm, cao số 2 tại khu vực, trong đó 5 người đã tử vong. Cũng theo Reuters, chính phủ Thái Lan hôm 27/3 đã ra lệnh đóng cửa nhiều địa điểm công cộng và doanh nghiệp hơn trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Vũ Hán, và kéo dài lệnh đóng cửa cho đến cuối tháng 4.

Indonesia là nước báo cáo số ca tử vong cao nhất khu vực với 87 người chết trong tổng số 1.046 người nhiễm. Reuters cho biết, hệ thống y tế Indonesia nguy cơ sụp đổ khi các ca nhiễm tăng vọt.

Philippines ghi nhận 803 ca nhiễm và 54 ca tử vong. Theo AFP, nhiều bệnh viện ở nước này quá tải và các bác sĩ thiếu đồ bảo hộ. Reuters cho biết, cựu Bộ trưởng Y tế Philippines Esperanza Cabral cho biết tỷ lệ nhiễm bệnh được báo cáo có lẽ chỉ là "phần nổi của tảng băng chìm", do nước này đến nay mới xét nghiệm hơn 2.100 trường hợp.

Singapore hiện ghi nhận 732 ca nhiễm và 2 ca tử vong. 

Việt Nam ghi nhận thêm 6 ca nhiễm virus Vũ Hán mới vào sáng 28/3, nâng tổng số ca bệnh lên 169, nhưng worldometer chưa cập nhật số liệu mới này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét