Nghề thủ công đan tre truyền thống Trung Hoa là sự kết tinh của những người dân lao động cần cù chăm chỉ. Sau một diễn biến lịch sử lâu đời, từ một hàng thủ công tham gia vào những sinh hoạt hàng ngày của người dân đến khi trở thành đồ vật được sưu tầm cất giữ, sự thay đổi hình dáng và mẫu văn dạng đặc sắc, mang tinh thần phong phú, cho chúng ta thể nghiệm một thẩm mỹ độc đáo.
Nguồn gốc lịch sử
Theo số liệu khảo cổ học nghiên chứng minh, sau khi con ngươi bắt đầu ổn định cuộc sống, họ bắt đầu tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi đơn giản. Vì thế mà bắt đầu cần đến những thứ đồ dùng để đựng thức ăn đồ uống, từ đó mà họ sử dụng đá, công cụ chặt bổ để bện những loại thực vật thành giỏ. Trên thực tế, tre trúc có bản chất mạnh mẽ, lại dễ dàng đàn hồi, phù hợp cho công việc đan bện. Thế nên, tre trúc đã trở thành vật liệu chính cho việc chế tạo giỏ đựng tại thời điểm đó.
Gốm sứ Trung Quốc cũng mới được bắt đầu từ thời kỳ đồ đá, tạo hình của nó có quan hệ tương quan mật thiết với nghề đan tre, những tiền nhân phát hiện ra khi đồ đựng đất sét để cho vào lò nung vẫn rất dễ khiến chất lỏng chảy ra. Do đó họ sử dụng việc đan tre làm mô hình, sau đó đắp lớp bùn lên bên ngoài chiếc khung tre. Sau đó nung nóng để làm đồ dùng. Sau đó hậu nhân trực tiếp dùng phôi đất chế thành các loại hình dáng khác nhau và họ không còn sử dụng nghệ đan tre nữa.
Trong triều đại nhà Thương nhà Ân, đan tre có rất nhiều loại văn dạng phong phú. Trên các bản in của đồ gốm, hình vuông, màu be, nổi, sóng và các mẫu khác nhau đã xuất hiện. Đế thời đại chiến quốc Xuân Thu, tỷ lệ sử dụng đan tre đã được mở rộng hơn, việc dệt tre dần dần phát triển như một nghề thủ công, các mẫu đan đa dạng và cách đan dệt cũng trở nên tốt hơn.
[caption id="attachment_1003871" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: flickr)[/caption]
Quy trình chế tạo
Công nghệ sản xuất hàng thủ công đan tre có thể được chia thành ba quy trình: tạo khung, đan dệt, thắt nút. Trong quá trình đan, phương pháp chính được sử dụng là đan sợi dọc và sợi ngang. Ngoài ra cũng có thể xen kẽ các kỹ xảo khác nhau như: bện thưa, xuyên qua, tước vọt, đính, quấn, lồng v.v.
Hoa văn trên các sản phẩm rất đa dạng. Các sản phẩm cần được kết hợp với việc nhuộm màu sắc khác nhau sau đó xoắn lại để tạo thành hoa văn, khi nhuộm màu các sợi tre khiến hoa văn trở nên sinh động và tươi sáng.
Các sợi tre đều được lựa chọn rất cẩn thận, từ phân tầng, định sắc, đo đạt về sự cân bằng v.v. tất cả phải trải qua gần 10 bước. Điều đặc biệt là sản phẩm đan tre đều được làm hoàn toàn bằng thủ công, nguyên liệu đều là những sợi tre mịn màng tinh tế. Quá trình luyện chế và đan dệt sản phẩm tre chỉ cần một con dao chuyên dụng và một đôi bàn tay khéo léo.
[caption id="attachment_1000776" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: powerstationofart)[/caption]
Đặc điểm
Những sợi tre được dệt đều có hình chữ nhật, có yêu cầu nghiêm ngặt về độ dày và chiều rộng, độ dày chỉ có thể bằng một hoặc hai sợi tóc, chiều rộng sẽ bằng bốn đến năm sợi tóc, từng sợi từng sợi đều đều nhau, dày mỏng hợp lý khiến người nhìn không thể không cất lời khen ngợi sự tinh xảo này. Nghề thủ công đan tre đã có lịch sử lâu đời, kết tinh sự lao động cần cù của những người nghệ nhân.
[caption id="attachment_1000775" align="aligncenter" width="640"] (Ảnh: sns.91ddcc)[/caption]
Phân loại
Công nghệ đan tre được phân làm hai loại chính như sau:
Công nghệ đan tre sợi nhỏ: Kỹ thuật độc đáo này chỉ dùng một con dao duy nhất và đôi bàn tay trong quá trình tiến hành sản xuất. Mấu chốt của công nghệ này là căn chính xác độ dày của từng sợi tơ, sao cho tất cả các sợi đều nhau, tất cả phần đầu và phần cuối của sợi tơ đều phải được xử lí gọn gàng, thể hiện một cách liền mạch từ đầu đến cuối. Các sản phẩm được sản xuất chính trong công nghệ này là bình hoa, những dụng cụ pha trà, đồ uống rượu, đồ dùng văn phòng hay những bức tranh phẳng.
[caption id="attachment_1000773" align="aligncenter" width="583"] (Ảnh: zuowen.xuexiaodaquan)[/caption] [caption id="attachment_1000774" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: zhongguofeng)[/caption]
Công nghệ đan tre sợi thô: công nghệ này là dùng những dải tre, mảnh tra đan thành những đồ trang trí nội thất. Quá trình chế tạo bắt đầu với một cây tre lớn đưỡ chẻ thành nhiều phần, trải qua sự gọt róc, đánh sạch, và chẻ nhỏ, từ đó mới bện hành những đồ dùng tinh xảo trong cuộc sống hàng ngày như giỏ tre, bình phong, màn chướng, quạt tay v.v. Công nghệ đan tre sợi to tập trung chủ yếu tại phía Nam, Trung Quốc. Tại Đông Trương, Phúc Thanh có một cổ trấn, cổ trấn này đã có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời tích lũy. Bởi đặc thù về địa lý nên tài nguyên tre trúc nơi đây rất nhiều, vì thế mà nơi đây rất phát triển công nghệ bện tre. Các sản phẩm chủ yếu được sản xuất là chiếu, gối, quạt, sọt, bồ, làn, nôi trẻ con v.v.
[caption id="attachment_1003799" align="aligncenter" width="700"] (Ảnh: 699pic)[/caption]
Ý nghĩa truyền thừa
Sau một diễn biến lịch sử lâu đời, từ một hàng thủ công tham gia vào những sinh hoạt hàng ngày của người dân đến khi trở thành đồ vật được sưu tầm cất giữ, sự thay đổi hình dáng và mẫu văn dạng đặc sắc, mang tinh thần phong phú, cho chúng ta thể nghiệm một thẩm mỹ độc đáo.
Thứ nhất, về giá trị thực tế của hàng đan dệt tre. Vì nguyên liệu của nó là một nguyên liệu sẵn có, quan trọng hơn đó là một hoạt động truyền thống thuở xưa.
Thứ hai là giá trị về thẩm mỹ. Hình dáng của hàng đan tre phong phú, chất liệu rất mềm dẻo nên không xuất hiện góc cạnh, vì vậy mà hình dáng chủ yếu được bện là hình tròn hoặc bầu dục. Ngoài ra khi phát triển nó còn được đi kèm với những màu sắc đẹp mắt, chủ yếu sử dụng là màu đỏ, vàng, xanh làm hay màu đen. Sự mềm mại kết hợp với sắc thái này khiến nó mang lại một sự rung động mỹ quan.
[caption id="attachment_1000772" align="aligncenter" width="548"] (Ảnh: zj.zjol)[/caption]
Dưới sự quyến rũ của hình dáng cũng như màu sắc của tính thẩm mỹ, hàng đan tre còn mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc đó là: thiên - nhân hợp nhất. Từ việc lựa chọn nguyên liệu đến quá trình chuẩn bị công phu, sự nghiệt khắc trong các quy trình, ví như cây tre được thu hoạch không đúng thời điểm sẽ dễ thu hút sâu bọ hay có hiện tượng mọc nấm, chọn tre phai xác định tuổi tre, lựa chọn những cây có đặc tính mềm dẻo, sau đó mới có thể tạo nên một sản phẩm. Sự mềm mại của sợi tre cũng mang đến một loại cảm giác gần gũi hơn giữa con người với thiên nhiên.
Dưới đây là một số sản phẩm độc đáo từ nghề thủ công đan tre truyền thống, mời các độc giả cùng thưởng thức:
[caption id="attachment_1000771" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: travel.yam)[/caption] [caption id="attachment_1000779" align="aligncenter" width="690"] (Ảnh: flickr)[/caption] [caption id="attachment_1000780" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: epochtimes)[/caption] [caption id="attachment_1003837" align="aligncenter" width="787"] (Ảnh: 699pic)[/caption]
Theo baike.baidu
Uyển Vân biên dịch
Clip hay: Ông lão dành cả cuộc đời để trồng rừng
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/ong-lao-danh-ca-cuoc-doi-de-trong-rung_cee7b4cf7.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét