Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Tranh cãi với hoàng đế khét tiếng khắc nghiệt, giữ được mạng sống cho cha

Tranh cãi với hoàng đế khét tiếng khắc nghiệt, giữ được mạng sống cho cha https://ift.tt/3dJ4shx

Một thiếu niên 16 tuổi có cha bị kết án tử hình, vì để cứu cha mà nhiều lần tranh cãi tay đôi với vị hoàng đế đã khiến nhiều người khiếp sợ.

Chu Nguyên Chương là vị hoàng đế nổi tiếng của Trung Quốc, hậu thế có những đánh giá rất phức tạp về ông. Nhiều người cho rằng luật pháp trong thời ông trị vì quá hà khắc, không những thế còn qua cầu rút ván, tàn sát công thần, khiến nhiều người cảm thấy ớn lạnh. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận rằng, Chu Nguyên Chương khi thực thi pháp luật rất công minh hiếm khi xuất hiện sự thiên vị.

Khi Phò mã Âu Dương Luân vì buôn lậu và lũng đoạn thương trường, bị người khác dâng tấu tố cáo trên triều, Âu Dương Luân đã khóc lóc cầu xin Chu Nguyên Chương tha thứ, bỏ qua cho mình. Nhiều quần thần cũng khuyên Chu Nguyên Chương rằng dù sao Âu Dương Luân cũng là phò mã, nên miễn tội chết. Công chúa cũng đến khóc lóc cầu xin mong hoàng đế tha cho chồng mình một mạng. Nhưng Chu Nguyên Chương không hề nghe theo bất cứ lời khuyên ngăn, cầu xin nào, quyết phán định Âu Dương Luân tội tử hình. Vụ án đã gây ra một chấn động lớn, tất cả hoàng thân quốc thích đều đổ mồ hôi, họ hiểu rằng, nếu phạm phải quốc pháp, thì Chu Nguyên Chương sẽ không hạ thủ lưu tình cho bất cứ ai.

Đối với người thân trong gia đình còn như vậy, có thể tưởng tượng cách Chu Nguyên Chương đối đãi với kẻ phạm tội là vô cùng khắt khe. Khi đó, sau khi lập nên quốc pháp, nhiều công thần ỷ vào chuyện bản thân từng lập công nên coi thường luật pháp, những trường hợp như thế đều bị Chu Nguyên Chương xử tội một cách rất nghiêm khắc.

Chu Nguyên Chương là một hoàng đế rất khắc nghiệt, trong thời ông trị vì, rất hiếm quan lại phạm tội vào đại lao mà có thể sống trở ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp ngoại lệ. Theo sử sách ghi lại, khi đó có một thiếu niên từng đối chất với Chu Nguyên Chương để cứu mạng cha mình, không những giữ lại được mạng sống của cả cha và bản thân, mà còn được phong quan. Người thiếu niên này chính là Châu Uyển.

Cha của Châu Uyển là tri phủ Trừ Châu, do liên quan đến một vụ án lớn mà bị bắt giam, tống vào ngục và bị kết án tử hình. Khi đó những người bị kết án tử rất hiếm khi được sửa án, do đó nhiều người khuyên Châu Uyển khi đó mới 16 tuổi nhanh chóng rời xa quê hương, bảo toàn mạng sống. Nhưng Châu Uyển tin rằng cha mình không hề phạm tội và muốn rửa oan cho cha.

Vào thời điểm đó, ngoài cổng cung điện có một chiếc trống, khi đánh trống sẽ có cơ hội gặp Chu Nguyên Chương. Khi đó thiếu niên Châu Uyển một mình đến cổng hoàng cung, may mắn là Chu Nguyên Chương đồng ý cho triệu kiến anh ta. Khi Châu Uyển gặp Chu Nguyên Chương, đầu tiên anh trình bày rõ lý do đến gặp hoàng đế, sau đó muốn rửa oan cho cha và nếu như cha vẫn phải chịu án tử hình thì bản thân cũng sẽ chịu hình phạt chung với cha.

Châu Uyển mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng gan rất lớn, gặp Chu Nguyên Chương nhưng một chút cũng không cảm thấy sợ hãi, trình bày rõ ràng, nắm vững đạo lý. Chu Nguyên Chương thấy Châu Uyển còn nhỏ tuổi như vậy mà trình bày rất rành mạch, liền cho rằng nhất định phía sau có người chỉ điểm, vì thế rất tức giận, ép Châu Uyển nói ra người đứng sau là ai. Nhưng Châu Uyển vẫn rất kiên định nói không ai chỉ điểm cả, đều là suy nghĩ của bản thân.

Chu Nguyên Chương vẫn cảm thấy người trẻ tuổi này đang lừa dối mình, muốn chặt đầu Châu Uyển, nhưng Châu Uyển vẫn không hề cảm thấy sợ hãi. Nhìn những phản ứng của Châu Uyển, Chu Nguyên Chương mới cảm thấy người trẻ tuổi này rất khác với người thường, từ đó quyết định miễn cho cha Châu Uyển tội chết, đổi thành lưu đày. Nhưng Châu Uyển cho rằng lưu đày và tử hình cũng chẳng khác nhau là mấy, vì thế một mực nói nếu muốn ép cha cậu chết thì cậu nguyện ý đi cùng cha.

Bị một người trẻ tuổi nhiều lần cãi lại, Chu Nguyên Chương cực kỳ tức giận, ông cho rằng Châu Uyển "được voi đòi tiên", vì thế ra lệnh tống giam Châu Uyển đợi chém đầu. Sau này khi đến pháp trường, Châu Uyển không những không sợ hãi mà còn rất vui mừng. Nhìn thấy nụ cười của người trẻ tuổi, quan giám trảm có chút kinh ngạc, ông hỏi: “Ngươi bị phán tội chết, sao lại vui vẻ như thế?”.

Châu Uyển trả lời: “Nếu sau khi hoàng thượng xử tôi tội chết, mà tha cho cha tôi, vậy thì tôi chết cũng đáng. Nếu hoàng thượng muốn tôi chết cùng cha mình, vậy thì cha con tôi được chết cùng nhau, như thế cũng gọi là mãn nguyện". Những lời nói này làm quan giám trảm cảm thấy vô cùng cảm động, ông chuyển những lời nói này cho Chu Nguyên Chương. Chu Nguyên Chương nghe xong cảm thấy Châu Uyển là một người con hiếu thảo, đáng để trọng dụng. Do đó Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh miễn cho Châu Uyển và cha cậu tội chết, còn phong Châu Uyển làm quan.

Châu Uyển đã làm lay động Chu Nguyên Chương bằng lòng hiếu thảo và can đảm của mình, giữ được mạng sống của cha và chính bản thân, những điều này thật khiến người ta thán phục.

Theo Wenzhangba
Ngọc Linh biên dịch

Video: Hiếu thuận với cha mẹ, ông Trời ắt để dành phúc phận cho

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/hieu-thuan-voi-cha-me-ong-troi-at-de-danh-phuc-phan-cho_164c40544.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét