Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Y học cổ xưa: cách ăn dưỡng sinh trị bệnh lý tiêu hoá

Y học cổ xưa: cách ăn dưỡng sinh trị bệnh lý tiêu hoá https://ift.tt/2o5Prkz

Nên ăn gì để tốt cho tiêu hóa? Câu trả lời không bao giờ là đơn giản. Tây y có những lời khuyên dinh dưỡng chung cho mọi người dựa trên các nghiên cứu và được cập nhật theo thời gian. Đông Y- nền y học cổ xưa nhất cũng đưa ra câu trả lời cho từng người dựa trên nền tảng lý luận chặt chẽ của riêng mình. Trên thực tế không có một công thức hoàn hảo duy nhất cho tất cả vì mỗi người đều không giống nhau, hoàn cảnh xung quanh cũng khác biệt.

Đông Y là nền y học cổ xưa nhất, lớn thứ hai thế giới và được sử dụng cho một phần ba dân số toàn cầu. Trước khi thảo luận việc sử dụng Đông Y để điều trị bệnh lý tiêu hóa, chúng ta cần hiểu nguyên lý cơ bản của Đông Y. 

Lưỡi/miệng

Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ miệng. Trong thăm khám Đông Y, thông thường người thầy thuốc sẽ yêu cầu bệnh nhân đưa lưỡi ra để quan sát.

Việc quan sát màu sắc lưỡi (bình thường màu hồng) và lớp phủ bên ngoài (bình thường mỏng và màu trắng), cùng hình dáng và kích thước sẽ tiết lộ nội tình thân thể. Chẳng hạn nếu lưỡi sưng nề và lớp phủ dày, có thể sẽ kèm thêm triệu chứng chướng bụng, sôi bụng. Thầy thuốc Đông Y sẽ khuyên hạn chế ăn thực phẩm sinh đờm như sữa, lúa mì, chuối. Nếu lưỡi đỏ, khô, mỏng kết hợp với triệu chứng ợ nóng, táo bón, trĩ, thầy thuốc sẽ khuyên bạn nên tránh ăn đồ cay.

[caption id="attachment_1242584" align="alignnone" width="751"] Ảnh: Maangchi.[/caption]

Dạ dày (vị)

Từ miệng thức ăn sẽ xuống đến dạ dày. Đông Y coi dạ dày như chiếc nồi. Khi thức ăn đến nồi sẽ được nghiền nhỏ trong quá trình nấu, tiếp nối sự tiêu hóa bắt đầu từ miệng.

Vì quá trình tiêu hóa cần “lửa” (hỏa) để nấu thức ăn, Đông Y khuyến cáo nên tránh đồ ăn sống và quá lạnh (hàn) như gạo, kem, nước đá. Thay vào đó nên ăn đồ dễ tiêu hơn như rau hấp hay súp, cháo, món hầm vào mùa lạnh.

Nếu không đủ “lửa tiêu hóa” quá trình chuyển hóa chất sẽ diễn ra chậm. Triệu chứng sẽ bao gồm chướng bụng, phân sống, đau bụng và giảm đau nhờ chườm nóng. Nếu có quá nhiều lửa tiêu hóa sẽ gây ợ nóng, thèm ăn hay táo bón.

Trên thực tế thực phẩm đều có tính hàn và nhiệt bẩm sinh, mỗi người sẽ cần ăn thực phẩm phù hợp với thể trạng, cũng như thời tiết. Ví dụ đồ ăn cay nóng sinh nhiệt, nhưng quá nhiều hay quá nóng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Những món ăn ấm thích hợp hơn bao gồm gừng, quế, bí đao, khoai lang, cải xoăn, yến mạch, lúa mì.

Nếu có xu hướng gặp những triệu chứng và dấu hiệu nhiệt (không nhất thiết là cảm thấy nóng), nên cân nhắc ăn nhiều thực phẩm tính hàn như bạc hà, rau mùi, táo, dưa hấu, cam quýt, đậu phụ, dưa chuột, sữa chua.

Lách (Tỳ)

Cơ quan tiêu hóa tiếp theo là tỳ (lách). Nếu có triệu chứng chướng bụng, tiêu chảy/phân nát, phân sống, mệt mỏi, chán ăn, bác sĩ Đông Y sẽ có thể chẩn đoán bạn bị tỳ hư.

Một trong những vai trò của tỳ là biến thức ăn và dịch thành các chất dinh dưỡng hữu ích, đồng thời vận chuyển những chất này đi khắp nơi theo nhu cầu của cơ thể. Việc điều trị tỳ hư bao gồm các thực phẩm như bí, cà rốt khoai lang, gạo chín, gừng, và một ít mật ong trong bữa ăn. Cùng với đó là hạn chế hoặc loại bỏ sữa, cam quýt, đồ ăn chiên và nhiều đường trên bàn ăn.

[caption id="attachment_1242589" align="alignnone" width="751"] Ảnh: Phunutoday.[/caption]

Gan

Gan giúp thanh lọc máu và giải độc cho cơ thể. Gan cũng tiết mật được dự trữ trong túi mật. Mật đóng vai trò hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Trong Đông Y, những thực phẩm biến tính, hóa chất, chứa mỡ không tốt, đồ gây say (bia, rượu) đều là những nguyên nhân gây bệnh gan. 

Gan còn đóng vai trò điều chỉnh cảm xúc con người. Một người có gan hoạt động không tốt sẽ dễ cáu gắt, chán nản, ngoan cố và ít kiên nhẫn. Rễ hoặc lá cây bồ công anh, cây kế sữa, atiso, và các thực phẩm giàu diệp lục như tảo lục, cỏ lúa mì đều có lợi cho gan. Bên cạnh đó căng thẳng đặc biệt càng làm bệnh gan thêm trầm trọng, bởi vậy thư giãn và kiểm soát stress là một biện pháp hữu hiệu để dưỡng gan.

Ruột.

Ruột non và ruột già hấp thu dưỡng chất, loại bỏ chất thải. Để vận hành bình thường, ruột non cần có lớp tế bào biểu mô phủ khỏe mạnh, lớp cơ co bóp nhịp nhàng (tạo nhu động) để đẩy thức ăn xuôi theo đường tiêu hóa. Đủ chất xơ và nước sẽ giúp quá trình tiêu hoá diễn ra suôn sẻ.

Người bị táo bón thì nên tránh uống rượu, bánh mì lên men, đồ ăn “trắng” đã qua tinh chế như gạo trắng, đường trắng, bánh mì trắng. Những món ăn dành cho người tiêu chảy kéo dài bao gồm nước gạo, hạt hướng dương, khoai lang, đậu đỏ.

Trên thực tế nhiều thuật ngữ trong Đông Y không tương đồng với Tây Y (chẳng hạn tỳ không thực sự chỉ lách trong Tây Y mà ta biết, can không thực sự là gan mà ta biết), nhưng về nguyên tắc là tương đồng: ăn uống lành mạnh, cân bằng, ăn thực phẩm tự nhiên, hạn chế ăn đồ chế biến sẵn và cuối cùng là ăn đúng giờ, nhai kĩ!

Theo DKN tiếng Anh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét