Mới đây Chính phủ cho biết, sẽ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho phép chuyển hình thức đầu tư của 8 dự án cao tốc Bắc Nam và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP - vốn xã hội hóa) sang đầu tư công (vốn ngân sách).
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Chính phủ kiến nghị bố trí mức vốn phù hợp từ nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 cho dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và đường cất hạ cánh và đường lăn của 2 cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất.
Đồng thời đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu (kèm theo cắt giảm 5% so với dự toán) khi triển khai thực hiện các dự án, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_1413771" align="alignnone" width="586"] Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (ảnh: Chí Quốc/Tuổi Trẻ).[/caption]
Báo VnExpress cho biết, đầu tháng 3, Bộ GTVT đã đề xuất 2 phương án chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án cao tốc Bắc Nam.
Phương án 1 là đầu tư công đối với 3 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63 km, quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km) với kinh phí hơn 29.490 tỷ đồng.
Phương án 2 là chuyển đổi đầu tư công 8 dự án cao tốc, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác để thu hồi vốn nộp ngân sách nhà nước. Trong đó, Chính phủ sẽ sử dụng nguồn vốn 29.490 tỷ đồng để đầu tư trước 3 dự án cấp bách. 5 dự án còn lại cần 44.490 tỷ đồng sẽ được cân đối trong kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam có 3 dự án đầu tư công, 8 dự án theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT. 8 dự án được Quốc hội quyết định đầu tư theo hình thức PPP là Diễn Châu - Bãi Vọt, Nghi Sơn - Diễn Châu, Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét