Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Phim ngắn: Tiết lộ toàn bộ sự thật đằng sau cuộc bức hại Pháp Luân Công

Phim ngắn: Tiết lộ toàn bộ sự thật đằng sau cuộc bức hại Pháp Luân Công https://ift.tt/3bmppx5

Bộ phim ngắn tiết lộ cuộc đàn áp môn tu luyện truyền thống cổ xưa, Pháp Luân Công, với những tường thuật chi tiết dựa trên lời kể của nhân chứng đã gây xúc động lòng người.

[caption id="attachment_97429" align="alignnone" width="619"]Hàng triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ thập niên 90. (Ảnh: Internet) Hàng triệu người tập luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc từ thập niên 90. (Ảnh: Internet)[/caption]

Cuộc đàn áp pháp luân công tại trung quốc

Từ những năm 90, ngay sau khi được truyền thụ tại Trung Quốc, môn khí công này đã nhanh chóng phổ biến và vô tình khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc nổi giận. Lệnh đàn áp được ban bố trên cả nước, hàng chục triệu người dân Trung Quốc đang tập luyện Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của chiến dịch tẩy não, tra tấn, cưỡng bức lao động và thậm chí là cưỡng bức mổ cướp nội tạng khi họ còn sống.

Xem thêm:  Pháp Luân Công tốt hay xấu

Câu chuyện về cuộc bức hại chưa được báo cáo này sẽ khiến nhiều người chấn động và không thốt lên lời vì mức độ tàn bạo của nó. Điều khó tin là tội ác ấy vẫn đang diễn ra hơn một thập kỷ qua, bất chấp nhiều chứng cứ cũng như những người sống sót phơi bày ra quốc tế.

Chưa từng có một bộ phim ngắn toàn diện nào về câu chuyện Pháp Luân Công trước khi chúng tôi bắt đầu làm bộ phim này, để mọi người có thể xem trong lúc giải lao, hay giữa các cuộc họp.

- Đạo diễn Mathias Magnason

Đối với hai nhà làm phim độc lập, điều tối quan trọng là cần sản xuất một bộ phim tài liệu ngắn khoảng mười phút.

Bộ phim có tựa đề “The Persecution of Falun Gong” (Cuộc đàn áp Pháp Luân Công), có thể được xem trực tuyến ở Bắc Mỹ vào ngày 19/01/2016. Bộ phim này đã được trình chiếu tại nhiều liên hoan phim, và nhận được những phản hồi tích cực, cũng như nhiều giải thưởng danh giá.

Gặp nhau tại New York vào năm 2010, hai nhà làm phim là Mathias Magnason từ Thụy Điển và Paulio Shakespeare từ New Zealand đã làm việc cùng nhau trong một số dự án, trước khi quyết định hợp tác làm phim tài liệu ngắn này.

[caption id="attachment_98593" align="alignnone" width="570"]Hai đạo diễn của Bộ phim về Cuộc bức hại Pháp Luân Công Mathias Magnason (trái) và Paulio Shakespeare (phải). (nguồn ảnh: Paulio Shakespeare)[/caption]

[ads1]

Câu chuyện về Pháp Luân Công là "một câu chuyện bị đánh giá thấp trong giới truyền thông ngày nay, nó liên quan đến lượng lớn người dân, với biết bao sinh mệnh bị sát hại, cũng như nhiều gia đình bị tan vỡ", mà đạo diễn Magnason "đã không thể quay lưng lại", ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Thách thức

Ông nói thêm: "Chưa có bất kỳ một bộ phim ngắn nào được thực hiện về toàn bộ câu chuyện Pháp Luân Công trước khi chúng tôi làm bộ phim này, để mọi người có thể xem trong thời gian nghỉ giải lao, hoặc giữa các cuộc họp. Hiện nay phần lớn mọi người không có thời gian để ngồi xuống và xem một bộ phim tài liệu một tiếng đồng hồ. Vì vậy, ý tưởng về một loại phim ngắn hơn xuất hiện".

Thách thức của việc sản xuất bộ phim ngắn chân thực dài dài mười phút, để mọi người có được cái nhìn tổng quan về cuộc đàn áp, đã kích lệ Magnason và Paulio Shakespeare từ những giây phút đầu tiên. Để thực hiện ý tưởng này, họ dựa trên các tài liệu về các cuộc phỏng vấn với nhiều nhân chứng, cũng như những người sống sót trong cuộc bức hại, và kết hợp những cảnh tư liệu từ Trung Quốc.

"Chúng tôi tìm những người đã trải nghiệm thực tế từ khi Pháp Luân Công được giới thiệu truyền bá ở Trung Quốc, và cho tới khi diễn ra cuộc bức hại. Chúng tôi muốn nó phải là câu chuyện của họ, không phải của một số "chuyên gia", Magnason nói.

Khi gia đình tôi tan nát, tôi cảm thấy như mình cũng tan nát.

- Ông Haiying, giáo sư Lịch sử

Với bằng chứng chân thực và tư liệu hiếm có, chiếm phân nửa bộ phim, nó cung cung cấp các tin tức quan trọng và cho mọi người thấy được thực tế khủng khiếp đang diễn ra ở đại lục.

Những tư liệu này được sưu tầm từ một dự án phụ Magnason và Shakespeare, được ghép và chọn ra từ hơn 20 cuộc phỏng vấn cũng như những cảnh quay chân thực khác để thành một câu chuyện mạch lạc. Thực sự, họ đã rất cố gắng.

"Một khi bạn làm phim trong thời gian dài, bạn phải để cho tâm trí được thư giãn vài giờ, từ đó mới có thể tiếp tục công việc", Shakespeare chia sẻ. Cả hai nhà làm phim phải "làm việc cùng nhau suốt nửa tháng” mới có thể tìm ra đường hướng chung cho bộ phim.

[caption id="attachment_97637" align="alignnone" width="800"]Các học viên Pháp Luân Công phương Tây ngồi thiền định. Trong khi Pháp Luân Công được tự do theo tập ở nhiều nước trên thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tuyên truyền đây là ‘tà đạo’, đồng thời liên tục ngăn cấm và đàn áp trong suốt 16 năm qua. Các học viên Pháp Luân Công phương Tây ngồi thiền định. Trong khi Pháp Luân Công được tự do theo tập ở nhiều nước trên thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại tuyên truyền đây là ‘tà đạo’, đồng thời liên tục ngăn cấm và đàn áp trong suốt 16 năm qua.[/caption]

Phỏng vấn trên máy quay là một thách thức khác, bởi vì một số học viên Pháp Luân Công bị bức hại của Trung Quốc sống ở Mỹ khá e ngại khi lên ống kính, cũng vì nhiều lý do chính đáng.

Học viên Pháp Luân Công bị đe dọa

"Đã có rất nhiều sự cố mà các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ đã bị đe dọa và hành hung công khai chuyện cá nhân của họ", và họ không muốn người thân của mình đang sống ở Trung Quốc phải gặp bất cứ mối nguy hiểm gì, Magnason chia sẻ, "vì điều này có thể xảy ra với bất cứ ai, như cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra."

Tuy nhiên, các nhà làm phim đã cố gắng phỏng vấn khoảng 20 người, cả người tập Pháp Luân Công phương Tây và Trung Quốc, các nhà báo, các chuyên gia và Trung tâm Thông tin Pháp Luân. Mười bốn người trong số đó đã tham gia và làm nên bộ phim chấn động này.

[caption id="attachment_99019" align="alignnone" width="616"]Một nhóm cảnh sát tấn công học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn Một nhóm cảnh sát tấn công học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn[/caption]

Quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn và nghe những câu chuyện về cuộc đàn áp là một trải nghiệm cảm động và truyền cảm hứng đối với chính các nhà làm phim.

"Từ các cuộc phỏng vấn, chúng tôi phát hiện ra rằng các học viên Pháp Luân Công chỉ phải ký một mảnh giấy cam kết rằng họ sẽ 'ngưng tập luyện’, thì mới không bị tiếp tục tra tấn và lạm dụng thể xác. Họ cũng sẽ được trả tự do ngay sau đó", Shakespeare cho biết.

"Tuy nhiên, vì những người này đã có được những trải nghiệm kỳ diệu về sức khỏe và thay đổi tâm linh sâu xa, nên họ không muốn đi ngược lại với lương tâm để ký tờ giấy đó”.

Đối với đạo diễn Magnason, các cuộc phỏng vấn với giáo sư lịch sử Ông Haiying là đặc biệt đáng nhớ. Vì tập Pháp Luân Công, mẹ, chị gái và thậm chí cả em trai ông đã bị bỏ tù hay tống vào các trại lao động.

"Gia đình tôi bị chia cách", ông Haiying nói trong phim. "Khi gia đình tôi đã tan nát, tôi cảm thấy đau khổ vô cùng”.

Đôi khi, các yếu tố kết hợp lại để tạo ra những cảnh đẹp như tranh vẽ dường như ngẫu nhiên.

Trong quá trình sản xuất bộ phim, khi Shakespeare đang quay người sống sót từ trại lao động Hu Zhiming đi về thị trấn, một cơn bão tuyết xuất hiện bất thường tạo nên những tảng băng trôi nổi như để gia tăng thêm điểm nhấn. Các tảng băng đã giúp "thêm vào sự lạnh lẽo mà chúng tôi đang cố gắng để phản ánh" trải nghiệm của Pan Qi, Shakespeare nói.

[caption id="attachment_98592" align="alignnone" width="570"](LR) Paulio Shakespeare quay phim học viên Pháp Luân Công Pan Qi bên cạnh sông Hudson, một cảnh trong phim "Cuộc bức hại Pháp Luân Công." (LR) Paulio Shakespeare quay phim học viên Pháp Luân Công Pan Qi bên cạnh sông Hudson, một cảnh trong phim "Cuộc bức hại Pháp Luân Công." (Cung cấp ảnh: Paulio Shakespeare)[/caption]

Nhiều người đã khóc

Sau khi bộ phim "Cuộc bức hại Pháp Luân Công" được hoàn thành vào năm 2015, các nhà làm phim đã tổ chức buổi chiếu riêng để xem phản ứng từ khán giả. "Nhiều người đã bật khóc, họ đã xúc động bởi câu chuyện cảm động này," Magnason nhớ chia sẻ lại.

Khán giả hồ hởi và bắt đầu gửi bộ phim này tới các liên hoan phim. Nhiều giải thưởng được trao tặng, trong đó có giải bạc tại Giải thưởng Phim Tài Liệu ấn tượng 2015, và giải Đạo diễn Phim ngắn xuất sắc nhất 2015 tại Liên hoan Phim Nghệ thuật Quốc tế ở Los Angeles.

Magnason chia sẻ, mục đích của việc làm ra bộ phim tài liệu ngắn này là "để đem đến cho tất cả những người không có thói quen xem phim tài liệu dài một cái nhìn tổng quan hoặc thấy được một trong những câu chuyện thảm khốc nhất của thời đại chúng ta". Bởi vì, "hiện nó là một trong những câu chuyện quan trọng nhất trên thế giới."

 Nhóm Hy Vọng

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét