Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Chỉ người nhân đức thì mới nên ở địa vị cao

Chỉ người nhân đức thì mới nên ở địa vị cao https://ift.tt/2CwrFmd

Ở một địa phương mà phong tục tập quán bất hảo, con người thiếu nhân nghĩa thì quan đứng đầu địa phương đó làm như thế nào? Câu chuyện của một vị quan xưa rất đáng để người hiện nay suy ngẫm.

Tự mình chăm sóc người dân bị bệnh

Tân Công Nghĩa được bổ nhiệm làm Thứ sử Mân Châu những năm Khai Hoàng (581-600) triều đại nhà Tùy. Theo phong tục của địa phương đó, họ sợ người bị bệnh truyền nhiễm. Khi ai đó gục xuống vì bệnh tật, thì họ sẽ bị mọi người, gồm cả người trong gia đình ruồng bỏ, thậm chí cha con, vợ chồng đều không chăm sóc, sau đó họ sẽ bị bỏ mặc đến chết trong cô độc.

Tân Công Nghĩa nghĩ cách để thay đổi phong tục bất hảo này. Vì thế ông dùng cáng đưa hàng trăm người bệnh đến nha môn. Ông ngồi giữa họ trong lúc làm việc. Ông mua thuốc bằng tiền của mình và đích thân khuyên người bệnh uống thuốc, ăn cơm. Đến khi người bệnh khỏi bệnh khỏe lại, ông mới gọi người nhà bệnh nhân đến đón về nhà. Người nhà, con cháu, đã rất hổ thẹn và cảm tạ Tân Công Nghĩa. Từ đó, người dân địa phương đã chăm sóc và đối xử tốt với người bệnh. Người dân đã thay đổi tốt lên, cha thì nhân từ, con thì hiếu kính, phong khí xã hội tốt đẹp hướng thiện.

Người dân phạm tội là do quan vô đức

Trong thời gian Tân Công Nghĩa đảm nhiệm thứ sử Tinh Châu, phụ trách xử án. Khi một người bị kết án tù, Công Nghĩa sẽ ở qua đêm ngủ lại tại sảnh của nha phủ.

Thuộc hạ hỏi ông: “Tại sao ngài lại chịu khổ thế này?”

Ông đáp: “Người dân phạm tội bị tù giam là vì người làm quan như ta đây vô đức. Sao ta có thể yên lòng khi người dân bị giam cầm chịu khổ trong tù chứ?”

Nghe được những lời ấy, các tù nhân đã xấu hổ quỳ xuống. Từ đó tội phạm giảm đi, và số vụ án cũng giảm, xã hội trở nên bình yên ổn định.

Xã hội phản ánh quan phủ

Những cơn mưa lớn đã ảnh hưởng đến người dân ở tỉnh Sơn Đông, từ Trần Nhữ đến Thương Hải đều bị ngập lũ. Chỉ có những khu vực dưới quyền Tân Công Nghĩa là không bị thiên tai hủy hoại, hơn nữa vùng núi còn khai thác được vàng và bạc, người dân trở nên giàu có.

Công Nghĩa kính trời hành thiện, tu thân yêu dân. Do đó, ông được thăng làm quan to và sống đến 89 tuổi.

[caption id="attachment_1112953" align="alignnone" width="720"] (Ảnh minh họa: lovepik.com)[/caption]

Đạo quản lý quốc gia, quản lý xã hội của người xưa

Khổng Tử nói: “Nếu Thiên tử không nhân đức thì không bảo vệ được thiên hạ. Nếu chư hầu không nhân đức, thì không bảo vệ được quốc thổ. Nếu đại phu không nhân đức, không bảo vệ được nhà thờ tổ. Nếu kẻ sỹ và dân chúng không nhân đức, không bảo toàn được tứ chi của họ”.

Trong Luận Ngữ có chép câu chuyện rằng, Khổng Tử chán nản vì không thể thi hành đạo của mình ở vùng đất Trung Nguyên được, ông muốn ở lại miền đất còn lạc hậu mọi rợ.

Có người hỏi: “Quê mùa, mọi rợ quá, làm sao mà ở được?”.

Khổng Tử đáp: “Người quân tử ở đó thì cải hoá phong tục đi, làm gì còn quê mùa, mọi rợ nữa?”.

Quý Khang Tử là quân chủ của nước Lỗ hỏi Khổng Tử về sách lược trị sửa quốc gia, rằng: “Nếu giết kẻ vô đạo đức và thân cận với người có đạo đức thì như thế nào?”.

Khổng Tử đáp: “Ngài chủ trì chính sự quốc gia, sao có thể dùng biện pháp giết chóc được! Ngài dụng tâm hướng thiện, bách tính cũng sẽ hướng thiện theo. Đức hạnh người quân tử (người ở trên) như gió, đức hạnh của người tiểu nhân (người dân) như cỏ. Cỏ trước gió thì ắt rạp theo gió”.

Đức người bề trên như gió, đức người dân như cỏ, quả đúng là như vậy! Gió thổi chiều nào thì cỏ sẽ rạp theo chiều đó. Gió xuân ấm áp thì cỏ tốt tươi, gió bấc giá lạnh thì cỏ xác xơ tơi tả. Thế mới thấy, đạo quản lý xã hội của người xưa nhân đức và sâu sắc đến nhường nào! Người dân trong địa bàn của họ tốt hay xấu, thiện hay ác, thiện lương hay phạm tội thì họ đều coi đó là trách nhiệm của mình, là do mình chưa đủ đức hạnh để cảm hóa người dân, chưa đủ tài năng để lo cho cuộc sống của người dân, do đó họ tự tìm lỗi lầm của mình để tự hoàn thiện bản thân, mà không tìm lý do khách quan hay đổ lỗi cho cấp dưới, cho người dân.

Người xưa cũng nói: “Chỉ người nhân đức thì mới nên ở địa vị cao, người không có lòng nhân đức mà lại ở địa vị cao thì sẽ gieo rắc cái xấu cái ác cho người dân”. Thế nên, người xưa coi việc tu thân tu đức là việc coi trọng hàng đầu, cũng là tiêu chuẩn số một để tuyển chọn sử dụng nhân tài.

Kiến Thiện
Tham khảo vi.minghui.org

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/y-nghia-cua-cuoc-song-khong-phai-o-cho-nhin-thau-ma-chinh-la-trai-nghiem_407e4b412.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét