Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Kiểm duyệt thông tin ở Trung Quốc: Kết quả tìm kiếm khác xa thế giới bên ngoài

Kiểm duyệt thông tin ở Trung Quốc: Kết quả tìm kiếm khác xa thế giới bên ngoài https://ift.tt/2Hwypmy

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, có một cuộc chiến về thông tin mà nhiều người có thể nhanh chóng tuyên bố rằng một bản tin nào đó là giả mạo nếu nó phản đối niềm tin cứng rắn của họ. Khi nói đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, báo chí phương Tây và Trung Quốc đưa ra những tin tức rõ ràng rất khác nhau.

Ở các nước phương Tây, các trang web tìm kiếm và các nền tảng truyền thông xã hội như Google, Twitter, Facebook và Instagram không bị cấm như ở Trung Quốc. Bản tin về cuộc biểu tình Hồng Kông tràn ngập hàng ngày. Không có gì đáng ngạc nhiên vì các phương tiện truyền thông trong xã hội phương Tây có mức độ tự do báo chí và ngôn luận cao hơn.

Khi tìm kiếm "biểu tình Hồng Kông" ("Hong Kong protests") trên Google News, độc giả có thể tìm thấy nhiều bài viết về chủ đề này ở hầu hết các kênh truyền thông lớn, từ bản tin đơn thuần tới góc nhìn chuyên gia hay các tiêu đề có ngụ ý ủng hộ người biểu tình Hồng Kông. Quan trọng hơn, người đọc có thể kiểm tra được tính chính xác của bài báo vì sự minh bạch thông tin.

Gần như mọi diễn biến về cuộc biểu tình được đưa tin mỗi ngày khi thế giới ngày càng chú ý hơn đến sự kiện này. Mọi người hy vọng phong trào dân chủ sẽ kết thúc một cách hòa bình là tốt nhất, hoặc trường hợp xấu nhất là, Hồng Kông sẽ gánh chịu một cuộc đàn áp bạo lực như Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, khi chính quyền Trung Quốc cử quân đội dẹp bỏ phong trào dân chủ của hàng trăm ngàn người bằng súng ống và xe tăng.

Mặt khác, Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc truy cập Internet của người dân với hệ thống Tường lửa, biến các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc như Weibo và WeChat thành nền tảng không có tự do ngôn luận.

Thay vì Google, họ có Baidu. Nếu bạn tìm kiếm những tin tức gây tranh cãi về lịch sử Trung Quốc, bạn có thể không tìm thấy những gì bạn muốn. Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm hình ảnh về vụ thảm sát tại Thiên An Môn, còn gọi là sự kiện 4/6 (六四事件), bạn sẽ không thấy bức ảnh nào về thực tế của vụ thảm sát như trên Google.

[caption id="attachment_1218108" align="alignnone" width="706"] Sư khác biệt về kết quả tìm kiếm thông tin về sự kiện Thiên An Môn 1989 giữa trang Google và Baidu.[/caption]

Thuật ngữ tìm kiếm cho những từ khóa liên quan đến các cuộc biểu tình ở Hồng Kông cũng mang lại kết quả khác với Google. Khi bạn tìm kiếm cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ của Hồng Kông năm 2019 (2019 香港), Baidu sẽ cho bạn kết quả dưới đây sau khi Google đã dịch sang tiếng Anh.

Tại ít nhất hai nền tảng tin tức do nhà nước Trung Quốc tài trợ, XinhuaNet (Tân Hoa Xã) và Nhân dân Nhật báo, nếu tìm kiếm "biểu tình Hồng Kông" thì một trong những kết quả trên XinhuaNet là: video về một người đàn ông Úc tại sân bay trách mắng người biểu tình Hồng Kông vì họ khiến sân bay phải đóng cửa gần hai ngày.

Khi gõ "biểu tình Hồng Kông" trên Nhân dân nhật báo cũng không thấy bất kỳ kết quả nào chứa từ khóa đầy đủ, nhưng lại hiện những tin bài ủng hộ chính quyền như: "Người biểu tình Hồng Kông làm chấn động thế giới với chiêu trò xấu", "Người Trung Quốc lên tiếng ủng hộ cảnh sát, chính phủ và lãnh đạo Hồng Kông" hay "Thật đáng tiếc, Lưu Diệc Phi bị tấn công vì ủng hộ cảnh sát Hồng Kông". Trước đó, Lưu Diệc Phi, nữ diễn viên gốc Hoa thủ vai chính trong bộ phim Disney "Hoa Mộc Lan" bị cộng đồng mạng chỉ trích và tẩy chay vì cô bình luận ủng hộ cảnh sát Hồng Kông đàn áp người biểu Hồng Kông.

Phần lớn sự khác biệt nêu trên có thể là do hoạt động kiểm soát tin tức của chính quyền Trung Quốc, theo Nextshark.com. Trang tin này cũng cho biết, các mạng xã hội nước ngoài như Facebook và Twitter gần đây cũng ngăn chặn quảng bá các video của công chúng về tình trạng tấn công người biểu tình Hồng Kông.

NextShark kết luận: "Đã rất rõ ràng, tin tức ở Trung Quốc là khác với thế giới". Chuyên gia cho rằng truyền thông tại đại lục có sự thiên vị, chống lại các cuộc biểu tình ở đặc khu. Mặc dù việc sử dụng VPN cũng có thể cho phép công dân Trung Quốc truy cập tin tức từ bên ngoài Trung Quốc nhưng việc chia sẻ thông tin đó với cộng đồng mạng có thể bị chính quyền phạt tiền, thậm chí bỏ tù.

Ảnh: NextShark

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/chuyen-gia-trung-quoc-lap-muu-tan-doc-do-toi-va-dan-ap-nguoi-bieu-tinh-hong-kong_109f3db66.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét