Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Có giá trị còn hơn có tiền: Sau tuổi 30 tuổi hãy học cách khiến bản thân ngày càng giá trị

Có giá trị còn hơn có tiền: Sau tuổi 30 tuổi hãy học cách khiến bản thân ngày càng giá trị https://ift.tt/2HBfvLl

Bạn đáng giá hay không? Có giá trị hay không? Người thực sự làm chủ điều ấy chỉ có bản thân bạn.

Một khách hàng chia sẻ với tôi rằng, anh năm nay đã 35 tuổi và đang làm việc cho một công ty lớn, đãi ngộ rất hậu hĩnh nhưng trong lòng anh cứ lo lắng bất an. Vì sao như thế? Anh tâm sự rằng càng tới tuổi trung niên anh càng cảm thấy mình vô giá trị, hiểu rằng mình chỉ nhờ có thâm niên mà đi được tới hôm nay, giống như con ốc trong chiếc vỏ trống rỗng vậy, một ngày nào đó nhận ra rằng bản thân chẳng còn giá trị gì.

Chúng ta ít nhiều cũng từng đối mặt với những điều tương tự như thế: Lo sợ mình bất tài, vô năng, có thể bị thay thế bất kỳ lúc nào, mong muốn bản thân ngày càng có giá trị nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Kỳ thực, giá trị của một người không tương đồng với tài sản nhiều ít bao nhiêu, cũng không phụ thuộc vào xuất phát điểm cao thấp thế nào.

Để nhân sinh càng ngày càng có giá trị, cuộc sống ngày càng thêm ý nghĩa thì hãy tham khảo những bí quyết dưới đây:

Người coi trọng thời gian ngày càng có giá trị

Có một bộ phim về câu chuyện trận chiến với thời gian, kể rằng tuổi thọ của con người luôn cố định ở 25, không có cái chết tự nhiên, chỉ có thời gian là tiền tệ lưu thông. Một người nếu dùng hết thời gian của mình thì sẽ chết. Vì vậy mà đến 25 tuổi, thời gian kéo dài thêm của họ là được thừa hưởng từ cha mẹ hoặc đạt được nhờ nỗ lực công tác giống như kiếm tiền vậy. Vì vậy mà thời gian đối với họ là thứ vô cùng quý giá, họ trân quý thời gian cũng giống như trân quý sinh mệnh của chính mình.

Nhưng trong hiện thực, chúng ta lại đối đãi với thời gian như một thứ ‘hàng tiêu dùng' ít giá trị nhất, hết sức lãng phí. Nhà văn Lương Thực Thu từng nói: "Không có ai là không trân quý sinh mệnh bản thân, nhưng ít người biết trân trọng thời gian của chính mình”.

Một người có giá trị hay không thông thường có liên quan tới việc họ biết trân trọng thời gian hay không. Đa phần những người đạt thành tựu đều là những người có ý thức về thời gian. Họ biết sử dụng thời gian vào những việc có ý nghĩa, học hỏi và phát triển bản thân. Bởi thêm một kỹ năng, cuộc sống sẽ có thêm lựa chọn.

Một MC nổi tiếng từng nói: '18 tuổi cảm thấy tiếng Anh khó, từ bỏ không học nữa. 28 tuổi có một công việc tuyệt vời nhưng yêu cầu phải biết tiếng Anh, bạn chỉ có thể khóc tự trách mình'. Có được công việc tốt hơn cũng là một bước tiến để trở nên có giá trị, thế nhưng từ khi 18 tuổi bạn đã chối bỏ cơ hội đó. Có những người không biết mình đang lãng phí thời gian, nhưng có những người lại nỗ lực không ngừng tận dụng thời gian để tăng thêm giá trị cho bản thân.

Tác giả Matsuura Yataro trong cuốn sách "Thuật quản lý thời gian" cho rằng: "Nguyên tắc đầu tư thời gian là dùng thời gian để duy trì liên tục vào những việc nâng cao giá trị bản thân". Đầu tư vào thời gian cũng chính là đầu tư cho bản thân, chỉ khi dùng tốt thời gian thì mới có cơ hội khiến bản thân trở nên có giá trị.

[caption id="attachment_1221696" align="alignnone" width="889"] Tác giả của cuốn sách "Thuật quản lý thời gian" - Matsuura Yataro. (Ảnh chụp màn hình youtube)[/caption]

Người dám nói thường là người 'rất có giá trị'

Vừa tốt nghiệp, tôi và Minh Anh vào làm trong cùng một công ty. Dù là sinh viên mới ra trường nhưng Minh Anh đã nhanh chóng khẳng định được năng lực của mình. Dịp nghỉ lễ đầu tháng tôi về thăm nhà, mẹ hết lời khen ngợi cô bé hàng xóm rằng tuổi trẻ tài cao, mới 25 tuổi đầu mà đã làm tới chức nọ bà kia, thu nhập và đãi ngộ đều vô cùng hậu hĩnh. Những điều mẹ nói dù nghe có vẻ "hơi quá lời", nhưng tôi lại không ngạc nhiên.

Ấn tượng lớn nhất là trong một lần họp dự án bất động sản châu Âu, các đồng nghiệp quan tâm có thể đăng ký với bộ phận điều phối. Đây là dự án mới lại vô cùng mạo hiểm, cả phòng họp im lặng, không ai dám liều lĩnh dấn thân vào lĩnh vực không thuộc chuyên môn của mình. Lúc ấy Minh Anh chỉ là một nhân viên mới nhưng lại không ngần ngại giơ tay: “Tôi muốn thử sức!". Thấy ánh mắt trưởng phòng tỏ vẻ hoài nghi, cô bèn giải thích: “Dù đây không thuộc chuyên môn của tôi, nhưng tôi lại rất quan tâm tới bất động sản ngoại quốc, vậy hãy để tôi thử sức xem sao”.

Bởi không có ai nguyện ý làm, mọi người đều đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên cuối cùng, dự án đã được trao cho Minh Anh. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, cô càng làm càng tốt, không chỉ dừng chân ở thị trường bất động sản mà còn lấn sân sang mảng kinh doanh. Hiện tại cô là người đại diện thị trường ở Pháp, là người duy nhất được giám đốc uỷ thác trong các dự án quan trọng tại châu Âu. Nhìn lại những gì cô đạt được mới thấy rằng không thành tựu nào là tự dưng có, đó là cả một chặng đường liên tục. Minh Anh cho biết, mỗi khi có cơ hội cô không bao giờ im lặng, luôn sẵn sàng nắm bắt thời cơ để bản thân trở nên có giá trị. Trong khi người khác ngần ngại do dự, thì cô lại là người đầu tiên cất tiếng nói.

Có người nói: “Im lặng là vàng, là vàng thì sẽ luôn phát quang". Thế nhưng nếu cứ đợi chờ, mãi giữ im lặng, cơ hội sẽ không tự tới gõ cửa. Dám nói dám làm, cuộc sống của bạn sẽ có thể tiến triển đi lên.

Với cơ hội trước mắt nếu chúng ta do dự không quyết, cái gì cũng sợ sệt, cái gì cũng thụ động đợi chờ thì sẽ chỉ khiến bản thân ngày càng kém cỏi. Khi có cơ hội lựa chọn, hãy là người dám nói để bản thân càng thêm giá trị.

[caption id="attachment_1221702" align="alignnone" width="873"] (Ảnh minh họa: lovepik.com)[/caption]

Học cách từ chối, nhân sinh sẽ giá trị hơn nhiều

Tôi từng xem bộ phim truyền hình Nhật Bản: "Chúng ta không thể là dã thú". Trong đó, nhân vật Thâm Hải Tinh là trợ lý nhỏ của một công ty về IT, cô chỉ hưởng lương trợ lý nhỏ nhưng một ngày 24 giờ bận rộn, không chỉ phải chủ trì họp hành, rót trà pha nước, mà còn phải tổ chức tiệc tùng, tiếp đón khách hàng, mỗi ngày đều làm không hết việc.

Người cố gắng làm hài lòng mọi người như Thâm Hải Tinh phải làm việc trong tuyệt vọng, vậy mà vẫn bị đồng nghiệp cho là ‘chỉ cậy có sắc đẹp'. Không những vậy, ông chủ và đồng nghiệp liên tục chèn ép cô, coi thường cô, khách hàng cũng chỉ nhìn vào vẻ ngoài xinh đẹp mà muốn lợi dụng cô.

Khi không thể chịu đựng được nữa, Thâm Hải Tinh quyết định sẽ vứt bỏ lớp vỏ ngoài muốn làm hài lòng tất cả. Cô mang văn bản điều chỉnh chức vụ đặt trước mặt sếp và bắt đầu từ chối làm những việc vốn không thuộc trách nhiệm của mình. Khi thái độ của cô cứng rắn, sếp trái lại lại thăng chức cho cô. Thâm Hải Tinh không chỉ lấy lại lòng tự tôn của bản thân mà còn được tăng lương, thăng chức, càng lúc càng gia tăng giá trị.

Chúng ta vì sao không làm được như thế? Chúng ta thường ngại từ chối, người khác vừa nhờ vả chúng ta liền đáp ứng, khi đối đãi với các quan hệ xã giao chúng ta cũng không dám từ chối sợ làm mất lòng người. Cho rằng điều đó giúp chúng ta tạo mối quan hệ tốt, kỳ thực đó chính là ‘thủ phạm' khiến chúng ta giảm giá trị của bản thân mình.

"Làm người mềm yếu thì dễ, đôi khi phải học cách từ chối mới cho bản thân mình một cơ hội tiến bộ". Chỉ có học cách từ chối, dần dần chúng ta mới có được thời gian làm những điều ý nghĩa hơn.

Người thực sự có giá trị đều biết giảm bớt các quan hệ xã giao không cần thiết. Khi một người đạt được giá trị, người đó biết rõ các mối quan hệ cá nhân của mình, biết được trong trường hợp nào có thể từ chối, trường hợp nào thì nên nhận lời. Dành thời gian cho những điều ý nghĩa, cho việc phát triển bản thân, như vậy cuộc sống của bạn mới ngày càng có giá trị.

Trong kinh tế học có một thuật ngữ gọi là "chi phí bỏ ra". Trong tâm chúng ta cũng có một thước đo để đo lường giá trị của người và sự vật. Thứ gì quá dễ dàng đạt được thường là hàng giá trị thấp, cũng không được trân trọng. Nhưng với những gì khó đạt được, chúng ta thường cho rằng nó có giá trị cao.

Bạn "đáng giá" hay không, "có giá trị" hay không, người thực sự làm chủ điều ấy duy chỉ có bản thân bạn. Cuộc sống không nói lời ngon ngọt với bất kỳ ai. Chúng ta thường không biết từ chối, lãng phí thời gian mà không biết. Khi cơ hội tới cứ giữ im lặng, dần sẽ biến thành người tới ngay cả bản thân mình cũng coi thường...

Nguyệt Hạ
Theo Cmoney

Bạn đang đọc bài viết: "Có giá trị còn hơn có tiền: Sau tuổi 30 tuổi hãy học cách khiến bản thân ngày càng giá trị" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/toi-ac-dan-den-diet-vong_e52317cb8.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét