Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Cái lý nào khiến người Hàn đòi luận tội Tổng thống trong khủng hoảng Covid-19?

Cái lý nào khiến người Hàn đòi luận tội Tổng thống trong khủng hoảng Covid-19? https://ift.tt/3ciyqbC

Ở Hàn Quốc, những cuộc biểu tình mỗi cuối tuần ở Quang Hóa Môn về đủ các vấn đề, và những lá đơn thu thập chữ ký gửi lên Nhà Xanh vì đủ các lý do đã trở thành một điều bình thường trong mắt người dân.

Một đất nước thích biểu tình

Với một lịch sử dân chủ hóa có thể nói là đẫm máu từ các chế độ độc tài, người Hàn Quốc ngày nay hơn ai hết càng trân quý quyền và trách nhiệm công dân của mình. Các quảng trưởng Gwanghuamun (Quang Hóa Môn), Seoul (Thủ Nhĩ), Cheonggye (Thanh Khê Xuyên) mỗi cuối tuần lại sôi động vì các cuộc biểu tình vì đủ các vấn đề lớn nhỏ. Thậm chí nếu chỉ có một mình, bạn vẫn có thể biểu tình bằng cách đứng ở những nơi được cho phép và giăng đủ các loại bảng biển, băng rôn kêu gọi sự chú ý của dư luận và chính quyền.

Tác giả Đặng Thái trong loạt bài Xã hội Hàn Quốc đã từng đưa ra nhận xét: “Người Hàn Quốc biểu tình có khi còn nhiều hơn cơm bữa, bất kì chuyện gì không vừa ý là lập tức biển hiệu băng rôn, đầu quấn khăn in cờ thái cực xuống đường”. Trang Korea.net.vn còn đưa biểu tình vào 1 trong 10 nét văn hóa tiêu biểu của người Hàn.

Biểu tình là quyền lợi của người dân Đại Hàn dân quốc, và chính phủ muốn cấm các cuộc biểu tình cũng phải tuân theo luật chứ không phải độc đoán ra lệnh không có căn cứ. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thị trưởng Seoul ngày 21/2 đã công bố cấm sử dụng ba quảng trường lớn để biểu tình. Nhưng ông Park Won Soon cũng phải dẫn khoản 1 điều 49 Luật phòng ngừa và quản lý bệnh truyền nhiễm thì lệnh cấm mới có tính pháp lý.

[caption id="attachment_1401469" align="alignnone" width="800"] Một cuộc biểu tình yêu cầu Tổng thống Park Geun Hye từ chức tại quảng trường Gwanghuamun ngày 12/11/2016 (ảnh: Zisanny/ Shutterstock).[/caption]

Đất nước của những Tổng thống bị kết tội

Không những bày tỏ ý nguyện của mình đối với chính phủ qua các cuộc biểu tình, người Hàn còn được cấp thêm phương tiện thuận tiện hơn mà không cần xuống đường. Kể từ sau khi chính phủ Hàn Quốc cho phép người dân ký tên kiến nghị lên Nhà Xanh những vấn đề mà họ mong muốn được giải quyết, ngày càng có nhiều đơn đề nghị liên quan đến đủ mọi loại sự việc khác nhau. Theo quy định, nếu một bản kiến nghị nhận được trên 200.000 chữ ký trong vòng một tháng, chính phủ sẽ xem xét giải quyết yêu cầu được đề ra. 

Người Hàn ký tên bày tỏ đủ mọi quan ngại và yêu cầu. Từ việc yêu cầu điều tra các nghệ sĩ có dấu hiệu phạm pháp, trừng phạt người nổi tiếng có dấu hiệu… kiêu ngạo, cho tới yêu cầu luận tội Tổng thống vì chính phủ của ông đã không đóng cửa biên giới với Trung Quốc và không có biện pháp kiểm soát giá cả khẩu trang phi mã khi dịch Covid-19 đang diễn ra rất nghiêm trọng. 

Ngày 4/2, lá đơn trực tuyến gửi tới Nhà Xanh yêu cầu luận tội ông Moon Jae In đã có tới trên 400.000 chữ ký và hiện giờ đã vượt con số 600.000. Theo Korea Herald, một trong ba tờ báo lớn bằng tiếng Anh của Hàn Quốc, người dân chỉ trích chính phủ vì đã không cấm công dân Trung Quốc vào Hàn Quốc, viện dẫn luật pháp quốc tế quá chậm trễ khiến việc cấm du khách từ tỉnh Hồ Bắc diễn ra sau các quốc gia khác rất nhiều. 

Lá đơn còn viết: “Dù Hàn Quốc đang thiếu khẩu trang phòng bệnh nhưng Tổng thống Moon vẫn cung cấp 3 triệu khẩu trang cho Trung Quốc và không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để đối phó với sự tăng giá khẩu trang trong nước”. 

Họ cũng cho rằng: “Điều quan trọng nhất của Tổng thống Hàn Quốc là phải bảo vệ chính người dân của mình. Nếu chính phủ thực sự nghĩ cho người dân thì nên cấm nhập cảnh từ mọi nơi của Trung Quốc”. 

Nữ diên viên Jin Seo Yeon đăng trên Insta Story của cô cho biết, cô đã mua 50 chiếc khẩu trang y tế giá 114.000 won (khoảng 2,2 triệu VND, trung bình 44.000 VND/cái). Kèm theo đó là lời bình luận: “Chính phủ vẫn đang im lặng trong lúc một khoản lợi nhuận kếch xù rất vô lý đang được ngang nhiên tạo ra từ việc chơi đùa trên chính sinh mạng người dân”.

Nam diễn viên Han Sang Jin đăng bài trên Facebook chỉ trích sự yếu kém của chính phủ khi đối phó với việc giá nước rửa tay và khẩu trang tăng mạnh:

"Nếu ngay từ đầu không thể cấm nhập cảnh người Trung Quốc vì nghĩ đến những thiệt hại về mặt ngoại giao thì ít nhất cũng phải biết cân bằng việc quản lý trong nước liên quan đến các vật phẩm phòng ngừa cơ bản để người dân không phải bất an chứ…

Hãy trở thành một quốc gia đặt con người lên hàng đầu!

‘Bất cứ ai cũng có thể trở thành anh hùng. Nhưng bạn không thể trở thành anh hùng một mình’ - Lời thoại trong phim Anh hùng Buksungro (북성로 히어로)".

[caption id="attachment_1401468" align="alignnone" width="682"] Diễn viên Han Sang Jin (ảnh: Yonhap News).[/caption]

Vì sao người Hàn lại gay gắt chỉ trích chính phủ với một việc tưởng chừng như là hiệu ứng hết sức bình thường trong thảm họa đến như vậy? Câu trả lời có lẽ cũng tương tự đối với câu hỏi vì sao có tới 6/11 Tổng thống của Hàn Quốc bị cáo buộc là độc tài quân sự, đàn áp nhân dân, đảo chính dẫn đến bị ám sát, tự từ chức hoặc phải hầu tòa. Bởi người Hàn hiểu rất rõ, người làm lãnh đạo chỉ có một việc duy nhất, là chăm lo cho đời sống nhân dân.

Quan thì phải giữ đạo làm quan

Quá trình dân chủ hóa được các học giả ngày nay phân tích dựa trên rất nhiều các yếu tố như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… Nhưng cuối cùng, giá trị tốt đẹp nhất của dân chủ vẫn là phản ánh việc tự nhận thức được trách nhiệm của mỗi người dựa trên thiện tính biết nghĩ tới người khác, đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích bản thân trong văn hóa truyền thống xa xưa mà thôi.

Từ cả nghìn năm trước, những khái niệm về người quân tử đã làm nên hệ thống nhân sinh quan về đạo làm quan của người xưa.

Khổng Tử nói: “Quân tử bất khí” (người quân tử không phải khí cụ), nghĩa là không phải một chuyên viên trong lĩnh vực, chuyên ngành nào. Tác giả Lý Minh Tuấn bình giải rằng: “chức năng của người quân tử là lãnh đạo, điều phối mọi người, khiến cho xã hội ổn định, quốc gia thăng tiến, thái bình. Nếu không gặp thời cơ thuận lợi, người quân tử là thầy giảng dạy đạo lý cho các đệ tử để chuẩn bị cho các thế hệ tương lai” - (Tứ Thư bình giải)

Như vậy, người tài giỏi có đạo đức (quân tử) ra làm quan là để giúp người khác, dùng trí lực của mình mà chăm lo giáo dưỡng nhân dân. Nếu không thuận đường quan thì cũng dạy học giúp người.

Khi được hỏi làm thế nào để khiến dân kính trọng, trung thành và nghe theo, Khổng Tử nói:

“Đến với dân bằng sự trang trọng, thì dân kính trọng; hiếu thảo, nhân từ thì dân trung thành; đề cao điều thiện mà dạy dỗ những người kém cỏi, thì dân khuyên nhủ lẫn nhau” – (Tứ Thư bình giải).

Thế nên, để dân tin yêu và nghe theo trước tiên người làm lãnh đạo phải bày tỏ được cái đức của mình, chân thành vì dân mà dẫn dắt, chứ không phải để đạt được bổng lộc, quyền uy hay những mưu đồ ích kỷ khác.

Tử Trương, một đệ tử của Khổng tử, đi học để tìm kiếm bổng lộc trong quan lộ mà không lo tu tâm dưỡng tính. Thấy vậy Khổng Tử khuyên: “Lời nói ít lầm lỗi, hành động ít phải ăn năn, bổng lộc ở trong đó vậy” – (Tứ Thư Bình Giải).

Nếu một người lãnh đạo tận tâm vì dân của mình, thì mọi hành động của họ sẽ chứng minh được điều đó mà không cần các biện pháp đánh bóng màu mè, hay che đậy tinh vi. Người dân cũng sẽ cảm nhận được mà kết luận họ có phải là nhà lãnh đạo xứng đáng và hiệu quả hay không.

Người Hàn cho rằng nếu thật sự vì dân, thì người lãnh đạo nên bỏ qua các vấn đề ngoại giao, lợi ích trước mắt để trân quý tính mạng của từng người dân thấp cổ bé họng của mình. Và nếu thật sự vì người dân, lãnh đạo sẽ xót thương cho lợi ích bị thiệt hại của dân mà xử lý mạnh mẽ những vấn đề ảnh hưởng tới dân sinh.

Tất nhiên điều hành đất nước là một việc không hề đơn giản, ngoài cái tâm cũng còn cần năng lực để hỗ trợ hiệu quả. Thế nhưng, phản ứng của người Hàn có lẽ không phải chỉ để bắt cá nhân nào phải trả giá vì sự yếu kém, mà còn để nhắc nhở những người ra làm quan, rằng nhiệm vụ của họ và mục đích làm quan của họ chỉ có một mà thôi. Đó là vì dân. Làm quan không phải để hưởng lợi, mà là dùng tài trí của mình mà giúp người, đó là vấn đề về trách nhiệm chứ không phải vấn đề về lợi ích cá nhân.

Video: Lịch sử che giấu tội ác của chính quyền Trung Quốc

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc_50949d31a.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét