Ra đời ngày 1/1/2015, Đại Kỷ Nguyên Việt Nam là phiên bản tiếng Việt duy nhất trong số 21 ngôn ngữ được Tập đoàn Truyền thông Đại Kỷ Nguyên đa quốc gia (Epoch Media Group) chính thức công nhận và ủy quyền xuất bản.
Xem video: Mảng bê tông lớn rơi từ tầng 5, hai mẹ con thoát chết trong gang tấc
Đoạn video được camera an ninh ghi lại cho thấy, một người phụ nữ bế đứa bé trên tay bước ra từ cửa hàng gần đó thì bất ngờ bị một tảng bê tông lớn rơi trúng người
Mảng bê tông được xác định là rơi ra từ một bức tường ở tầng 5 một tòa nhà chung cư, theo Newsflare.
Vụ việc khiến đưa bé bị thương nhẹ, còn người phụ nữ bị thương nặng hơn nhưng không quá nguy kịch.
Truyền thuyết về cây Kỷ tử và công dụng trị bệnh hiệu nghiệm https://ift.tt/2YtTFyZ
Kỷ tử là vị thuốc quý thường dùng trong Đông y. Nó vốn là cây thần trên thiên giới, hội tụ tinh hoa trời đất được tạo hóa ban tặng cho nhân loại.
Đây là loại cây mọc thành bụi, chịu lạnh tốt; lá, quả và rễ đều có thể dùng làm thuốc. Theo Tân Bản Thảo Bị Yếu, lá non của cây Kỷ Tử được gọi là “Thiên Tinh Thảo”, hoa gọi là “Trường Sinh Thảo”, quả gọi là “Sơn Địa Quả”, rễ gọi là “Địa Cốt Bì”, đều có công dụng bồi bổ sức khỏe. Trong đó, quả có thể làm thức ăn, lá có thể pha trà, đều là những vị thuốc bổ hàng đầu. Hơn nữa, cây Kỷ Tử đã từng xuất hiện nhiều lần trong những quẻ bói viết bằng chữ giáp cốt vào thời nhà Thương. Có thể thấy rằng tổ tiên của chúng ta vào thời kỳ đầu của nền văn minh đã biết về cây Kỷ Tử.
Truyền thuyết về Kỷ tử
Kỷ Tử vốn là cây Thần trên thiên giới, hội tụ tinh hoa của trời đất, nàng (bởi vì bản thân cây Kỷ Tử rất có linh khí, toàn thân đều rất quý, cho nên người viết nhân cách hóa gọi là “nàng”) sống vui vẻ, mộc mạc trong khu vườn tiên của mình. Chỉ vì Đấng Tạo Hóa thấy rằng “thân thể người” đáng được trân trọng, cho nên mong muốn cây Kỷ Tử có thể giúp con người cải thiện sức khỏe để chống chọi lại những nhân tố xấu bên ngoài, cuối cùng tìm ra con đường thực sự quay trở về, do vậy đã đem cây Kỷ Tử trồng xuống nhân gian. Sáng Thế Chủ bảo nàng phải chờ đợi con người phát hiện ra nàng, hiểu được nàng, thì lúc đó nàng mới hoàn thành trách nhiệm và sứ mệnh của mình.
Dưới sự an bài có trật tự của Đấng Tạo Hóa, tổ tiên chúng ta vì khát nước hoặc đói bụng hoặc gai trên thân nàng vô tình mắc vào cánh tay người nào đó khiến họ chú ý, thế là họ tiện tay hái quả hoặc lá đưa vào miệng, phát hiện có vị ngọt hơi đắng, rất ngon. Chỉ có điều trên thân nàng có nhiều gai, mỗi lần hái không được nhiều quả và lá nên phải hái nhiều lần, kết quả phát hiện ra lâu dần thân thể trở nên nhẹ nhàng, khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính.
Có rất nhiều truyền thuyết về thảo dược này, trong đó có câu chuyện: Ở Nhuận Châu có chùa Khai Nguyên, trong chùa có một cái giếng, cạnh giếng mọc rất nhiều cây Kỷ Tử, cao khoảng 1 - 2 trượng (1,7 - 3,4m), rễ cây chằng chịt, to khỏe, người trong chùa uống nước giếng này sắc mặt ai ai cũng hồng hào, thậm chí người 80 tuổi mà tóc không bạc, răng không rụng. Nhà thơ đời Đường - Lưu Vũ Tích một lần đến thăm quan Chùa Khai Nguyên, sau khi nghe lão hòa thượng kể về tác dụng thần kỳ của nước giếng Kỷ Tử, liền làm một bài thơ có tựa đề “Giếng Kỷ Tử”.
Lại có câu chuyện, vào đời Đường (Trung Quốc), tể tướng Phương Huyền Linh do giúp Đường Thái Tông Lý Thế Dân cai quản triều chính nên phải suy nghĩ căng thẳng, khiến cả tinh thần lẫn thể chất suy kiệt. Tể tướng được quan Thái y cho dùng món canh kỷ tử nấu với ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) thường xuyên nên sức khỏe dần phục hồi, tinh thần tráng kiện.
Kỷ tử còn được gọi là “Minh mục tử” do có tác dụng làm sáng mắt. Chuyện xưa kể rằng: Ở Ninh An, tỉnh Ninh Hạ, Trung Quốc, có người vợ khóc chồng nên mù cả hai mắt. Để chữa bệnh cho mẹ, con gái tên là Câu Hồng Quả đã ngày đêm leo đèo, lội suối để tìm thuốc. Cảm tấm lòng hiếu thảo của cô gái, tiên ông Bạch Hổ Tử đã chỉ cô hái thuốc câu kỷ tử cho mẹ cô uống. Sau thời gian uống thuốc, mắt của mẹ cô gái sáng trở lại một cách thần kỳ.
Công dụng của Kỷ tử
Huyền thoại về cây thuốc thường được dựa trên công dụng thực chữa bệnh của nó. Theo Đông y, Kỷ tử vị ngọt, tính bình, vào ba kinh Can, Thận và Phế; có công dụng tư bổ Can, Thận, dưỡng huyết minh mục và nhuận Phế; thường dùng để chữa can thận âm suy, lưng gối yếu mỏi, đầu choáng mắt hoa, mắt nhìn không rõ, di tinh, vô sinh...
Can có chức năng tàng huyết, chủ về cân, khai khiếu ở mắt; Thận tàng tinh, chủ về xương, khai khiếu ở tai. Hai cơ quan này đều nằm ở phần dưới của cơ thể (hạ tiêu), có chức năng tương hỗ lẫn nhau, “Ất quý đồng nguyên, Can Thận đồng trị”.
Nếu Can Thận âm hư, tinh và huyết đều thiếu không thể nuôi dưỡng mắt đầy đủ được mà phát sinh chứng trạng hoa mắt, mắt mờ, thị lực giảm sút… Kỷ tử là vị thuốc vào được cả kinh Can và Thận, một mặt bổ ích Thận tinh, một mặt bổ dưỡng Can huyết nên có thể chữa được các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, nhìn mờ, tai ù, điếc, lưng đau gối mỏi... và đặc biệt là chữa được di tinh, liệt dương dùng trong hiếm muộn, vô sinh.
1. Trị mắt đỏ, mắt sinh mộc thịt: Kỷ tử giã nát lấy nước, điểm 3 - 4 lần vào khóe mắt, rất hiệu nghiệm (Trửu Hậu Phương).
2. Trị gan viêm mạn tính, gan xơ do âm hư: Bắc sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Đương quy 12g, Kỷ tử 12 - 24g, Sinh địa 24 - 40g, Xuyên luyện tử 6g, sắc nước uống (Nhất Quán Tiễn - Liễu Châu Y Thoại).
3. Trị Can Thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt, hoặc đau rít sáp trong mắt: Câu kỷ tử, Cúc hoa mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Sơn dược 8g, Phục linh, Đơn bì, Câu kỷ tử mỗi thứ 6g. Tán bột trộn làm viên. Mỗi lần uống 12g ngày 2 lần, với nước muối nhạt (Kỷ Cúc Địa Hoàng Hoàn – Cảnh Nhạc Toàn Thư).
4. Trị thận hư, tinh thiếu, lưng đau, vùng thắt lưng đau mỏi: Câu kỷ tử, Hoàng tinh, 2 vị bằng nhau, tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần 12g, ngày uống 2 lần với nước nóng (Câu Kỷ Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
5. Cháo Kỷ tử làm sáng mắt, bổ não:
Nguyên liệu: Câu kỷ tử 30g, dâu tằm (tang thầm) 30g, gạo nếp 60g, đường phèn.
Cách làm: Rửa sạch các vị rồi cho vào nồi nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường phèn.
Công dụng: Bổ Can Thận, dưỡng huyết, ích trí, làm sáng mắt, thích hợp với những người bị giảm thị lực, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, tóc bạc sớm… do huyết hư, Can Thận suy yếu.
Chaser: Chú chó thông minh nhất thế giới, biết hơn 1.000 từ qua đời ở tuổi 15 https://ift.tt/2MtCj38
Chaser, chú chó thông minh nhất thế giới sống tại bang Nam Carolina, Mỹ nhớ được hơn 1.000 từ mới đây đã qua đời ở tuổi 15.
Ông John Pilley là một nhà tâm thần học nghỉ hưu. Năm 2004, ông John mua một chú chó giống cô-li có màu lông đen trắng về nuôi và đặt tên cho nó là Chaser có nghĩa là kẻ đi săn.
Trong suốt 3 năm, ông John đã dùng 4-5 tiếng mỗi ngày để dạy chữ và huấn luyện Chaser. Đối với mỗi đồ vật, ông sẽ đọc đi đọc lại 40 lượt, sau đó giấu chúng đi và yêu cầu Chaser đi tìm món đồ mà ông vừa gọi tên.
[caption id="attachment_1197343" align="alignnone" width="3216"] Chaser phải tìm được đúng món đồ ông John gọi tên sau khi ông đọc đi đọc lại 40 lượt. (Ảnh: Goupstate)[/caption]
800 món đồ chơi động vật bằng vải, 116 quả bóng, 26 chiếc đĩa ném và một món đồ phân loại bằng nhựa đã được ông John sử dụng để dạy Chaser nhớ 1022 danh từ.
Chaser đã qua đời hôm thứ Ba (23/7) ở tuổi 15 tại thành phố Spartanburg, Nam Carolina. Sau khi ông John mất, Chaser vẫn tiếp tục sống với vợ của ông là bà Sally và con gái.
Pilley Bianchi, con gái của ông John nói với tờ New York Times rằng, Chaser đã có biểu hiện không khỏe từ vài tuần trở lại đây. "Nó suy yếu và đi xuống rất nhanh".
Cô Bianchi chia sẻ: “Điều chúng tôi thực sự muốn mọi người hiểu về Chaser là nó không phải là con chó kỳ dị” mà đó là nhờ vào cách dạy động vật độc đáo của cha cô.Bianchi cho rằng thí nghiệm của cha cô là một “thám hiểm chưa được khám phá” trong nghiên cứu về nhận thức của động vật.
[caption id="attachment_1197342" align="alignnone" width="640"] Cô Bianchi cho rằng cách nuôi dạy động vật của cha cô rất độc đáo. (Ảnh: Pilley Bianchi)[/caption]
Cô tin rằng cha mình đã tìm ra cách dạy động vật đơn giản mà hiệu quả hơn, đó chính là dạy Chaser hiểu khái niệm thay vì dạy cho nó hàng trăm hành vi.Bianchi nói rằng Chaser có một vốn ngôn ngữ ở trình độ cao và tính khoa học, nó có khả năng hiểu những từ ngữ độc lập, danh từ chung và cả các danh từ riêng.
Bác sĩ thú y Greg Nelson, thuộc Hiệp hội thú y trung tâm ở Valley Stream, New York chia sẻ rằng chúng ta đều đang hiểu nhiều hơn về động vật rằng chúng cũng có những kiến thức về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, mọi người đều mới đang dừng lại ở mức tin rằng động vật có khả năng phản ứng lại với các mệnh lệnh nhờ phần thưởng. Trên thực tế, chúng có những ngôn ngữ riêng, bao gồm cả nói được và không nói được.
Vụ việc xảy ra vào chiều 30/7, tại xã Thị Hoa, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, người dân tại đây phát hiện một tài xế treo lơ lửng trên không.
Sau đó, nhiều người đã tìm cách ứng cứu tài xế. Tại hiện trường, nạn nhân bị bỏng khá nặng, đã được người dân đưa đi cấp cứu, theo báo Người Đưa Tin.
[caption id="" align="alignnone" width="481"] Tài xế được người dân dùng máy xúc giải cứu. (Ảnh từ clip)[/caption] [caption id="" align="alignnone" width="483"] Hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh người dân cung cấp)[/caption] [caption id="" align="alignnone" width="494"] Đông đảo người dân chứng kiến, ứng cứu tài xế gặp nạn. (Ảnh người dân cung cấp)[/caption]
Thông tin trên báo Giao Thông, tài xế này tên N.V.T, sinh năm 1986, quê tại tỉnh Thái Nguyên.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do anh T điều khiển xe tải lưu thông trên đường. Trong lúc quay đầu, phần cabin đã vướng vào dây điện có vỏ nhựa bọc nên đã leo lên tháo gỡ thì bất ngờ bị điện hút treo lơ lửng trên không.
Video xem nhiều: Rượu là một trong 4 bức tường giam hãm con người, trước khi nâng chén hãy nhớ kĩ rằng…
‘Mộng lỗ’ – Bí ẩn kết cấu đồ gỗ chắc chắn kiên cố hàng nghìn năm của Trung Quốc cổ đại https://ift.tt/2YqZGfW
Từ lịch sử xa xưa, Trung Quốc cổ đại đã vô cùng nổi tiếng với nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghiên cứu khu di chỉ Văn hóa Hà Mỗ Độ (từng phát triển rực rỡ phía nam vịnh Hàng Châu thuộc vùng Giang Nam, Chiết Giang hiện nay) cho thấy kết cấu ‘mộng lỗ’ (榫 卯 - mộng và lỗ mộng) của người Trung Hoa đã có ít nhất 7000 năm lịch sử.
[caption id="attachment_1197548" align="aligncenter" width="690"] Kết cấu ‘mộng lỗ’ rất phổ biến trong đồ dùng vật dụng phục vụ sinh hoạt của người Trung Quốc cổ đại. Với kết cấu này, không cần dùng đến đinh nhưng sản phầm đồ gỗ vẫn vô cùng bền chắc. (Ảnh: NTDTV)[/caption]
“Mộng” và “lỗ mộng” là kết cấu chính để chế tác đồ nội thất của người cổ đại. Nó đã trở thành nét tinh túy trong văn hóa truyền thống Trung Hoa mấy ngàn năm qua. Không cần dùng đến đinh, những thanh gỗ vẫn có thể kết nối với nhau một cách chắc chắn. Không chỉ tại Trung Quốc, người Nhật Bản thời cổ xưa cũng đã biết sử dụng kỹ thuật mộc độc đáo này để tạo dựng nhiều ngôi nhà gỗ có thể đứng vững chãi qua nhiều trận động đất.
Những người thợ mộc khi chế tác vật dụng dùng đục, đục phần gỗ thừa để tạo thành một bên lồi (凸) và một bên lõm (凹) của kết cấu ‘mộng lỗ’. Cấu trúc tuân theo âm dương và cân bằng lẫn nhau. Nó thể hiện một âm và một dương, một trong và một ngoài, một cao và một thấp, một dài và một ngắn, có thể liên kết chặt chẽ với nhau, không chỉ có khả năng chịu được áp lực từ tải trọng, mà còn có thể tạo ra một cấu trúc hình khối nhất định. Để kết nối ăn khớp hiệu quả thì việc tạo ra các khớp nối gỗ đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính chuẩn xác cao.
Dưới đây là minh họa một số cấu trúc trong kỹ thuật “đóng mộng” của người Trung Hoa cổ đại, theo NTDTV.
Cho dù sản phẩm là đồ nội thất cỡ nhỏ hay kiến trúc cung điện nguy nga, kỹ thuật đóng mộng đều có thể đảm bảo chắc chắn rằng các đồ nội thất và các công trình kiến trúc bằng gỗ đều bền chắc và kiên cố qua thời gian. Trong trường hợp xảy ra động đất, các kiến trúc có kết cấu ‘mộng lỗ’ có thể hấp thu và giải phóng năng lượng. Ngay cả khi bị rung lắc dữ dội, chúng cũng sẽ hiếm khi sụp đổ, do đó có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các công trình. Đây là một loại kết cấu độc đáo duy nhất.
[caption id="attachment_1197552" align="aligncenter" width="450"] Kết cấu ghép mộng ở một cột trụ tại điện Thái Hòa, Bắc Kinh (Ảnh: Wikimedia Commons)[/caption]
Ngoài mộng và lỗ mộng, còn một điểm độc đáo nữa của kỹ thuật thủ công mỹ nghệ Trung Hoa là việc sử dụng loại keo thiên nhiên để làm phụ trợ cho đồ gỗ, một trong số đó là keo dán làm từ bong bóng cá. Có một cách nói rằng kỹ thuật gỗ mộng lỗ vốn đã có tính chống chịu kiên cố, lại thêm keo bóng cá là chất liên kết kỳ diệu giúp cho sản phẩm gỗ càng thêm vững bền.
Keo bóng cá làm từ nguyên liệu được lấy từ bong bóng của các loài cá sống ở biển sâu. Về việc sử dụng bong bóng cá trong các cổ thư như "Tế dân yếu thuật" thời Nam - Bắc triều, “Bản thảo cương mục” thời nhà Minh và "Ẩm thiện chính yếu" thời nhà Nguyên đều có ghi chép lại.
[caption id="attachment_1197550" align="aligncenter" width="450"] Kết cấu ghép mộng ở một cột trụ tại điện Thái Hòa, Bắc Kinh (Ảnh: Wikimedia Commons)[/caption]
Bóng cá có thể được sử dụng làm thuốc và thực phẩm, cũng như trong thủ công mỹ nghệ. Bóng cá là thực phẩm dược liệu, có thể bồi bổ gân mạch, cầm máu, khai thông chỗ ứ tắc, trị bệnh uốn ván. Trong thủ công mỹ nghệ, bóng cá đã qua chế biến có thể dùng chế tạo ra keo có tính kết dính tuyệt hảo, có khả năng khóa chặt mộng và chốt, gia cố các công trình kiến trúc bằng gỗ.
[caption id="attachment_1197557" align="aligncenter" width="600"] Bóng cá là cơ quan nội tạng như một túi khí có thể phồng và xẹp giúp điều chỉnh sự chìm nổi của cá trong nước. (Ảnh: aquaportail)[/caption]
Keo hóa học hiện đại có chứa formaldehyde, đây là mối nguy hại gấp đôi đối với cơ thể con người và các vật liệu tiếp xúc. Bóng cá là một chất kết dính tự nhiên tinh khiết có đặc tính co giãn rất tốt và độ bền liên kết của nó lớn hơn keo động vật thông thường. Gỗ sẽ thay đổi một chút theo mùa, hoặc nó sẽ giãn nở khi gặp nóng hoặc co lại khi gặp lạnh. Sau khi keo bóng cá đông cứng lại, nó cũng sẽ co giãn đồng bộ với cấu trúc của mộng lỗ, do đó tạo thành khớp nối đàn hồi, sẽ không đơn thuần như chất dính rắn cố định mà làm hỏng kết cấu mộng lỗ của các sản phẩm gỗ.
Các sản phẩm gỗ dùng kết cấu mộng lỗ và keo bóng cá cũng rất dễ dàng tháo dỡ. Nhờ đặc tính có thể hòa tan trong nước nóng của keo bóng cá, loại keo này có thể dễ dàng được làm tan chảy khi sản phẩm gỗ được tháo rời. Cấu trúc gỗ sẽ không bị hư hại do kết dính quá mức, do đó cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến cấu trúc tổng thể.
Từ kỹ thuật mộc này chúng ta có thể thấy được trí tuệ thâm sâu, tròn đầy của người xưa. Họ có thể suy xét trên nhiều phương diện và có khả năng suy tính lâu dài. Sự hòa quyện giữa trí tuệ và bàn tay khéo léo đã tạo nên các sản phẩm gỗ tinh xảo khiến người đời sau không khỏi thán phục.
Hoa Kỳ kêu gọi Nhật Bản – Hàn Quốc tạm hoãn tranh chấp ngoại giao https://ift.tt/2SQGib2
Mỹ kêu gọi Hàn Quốc và Nhật Bản xem xét ký "thỏa ước hoãn nợ" (standstill agreement) về một tranh chấp ngoại giao nghiêm trọng, và các nước nên tiến hành các cuộc đàm phán, một quan chức cấp cao Hoa Kỳ nói hôm thứ Ba (30/7).
Trong tháng này, Nhật Bản kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc khi quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ. Cuộc xung đột xuất phát từ mâu thuẫn lịch sử khi người Hàn Quốc bị buộc phải làm việc cho các nhà máy Nhật Bản trong Thế chiến II khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến năm 1945.
Tokyo đã cho rằng Seoul “thiếu hành động” về một phán quyết của một tòa án Hàn Quốc hồi tháng 10 năm ngoái, hạ lệnh cho công ty Nippon Steel của Nhật Bản phải bồi thường cho những người bị cưỡng bức lao động trước đây. Nhật Bản nói vấn đề này đã được giải quyết toàn bộ vào năm 1965, khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao.
Tháng 10/2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết buộc Nippon Steel phải bồi thường 400 triệu won (350.000 USD) cho bốn công dân Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động khi Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc.
Nhật Bản khẳng định rằng quyền đòi bồi thường đã chấm dứt theo một hiệp định song phương ký năm 1965 giữa hai nước, theo đó Tokyo bồi thường cấp chính phủ khoản tiền 700 triệu euro và các khoản cho vay ưu đãi.
Tổng thống Donald Trump nói đầu tháng này rằng ông muốn giảm bớt căng thẳng giữa hai đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Á. Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton đã tới hai nước vào tuần trước cho các cuộc thảo luận với hai bên.
Theo vị quan chức Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mike Pompeo dự kiến sẽ gặp các bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc tại một hội nghị khu vực ở Bangkok vào thứ Năm. Nhật Bản đã có kế hoạch loại bỏ Hàn Quốc khỏi "danh sách trắng" các quốc gia được hưởng các hạn chế thương mại tối thiểu, theo Nikkei.
Nếu Tokyo rút Seoul khỏi “danh sách trắng” sẽ đe dọa nguồn cung một loạt các mặt hàng sử dụng trong sản xuất vũ khí.
Đề xuất hoãn nợ sẽ không giải quyết bất kỳ sự khác biệt nào giữa hai nước, nhưng sẽ cân nhắc mọi hành động tiếp theo trong một khoảng thời gian nhất định để các cuộc đàm phán được diễn ra.
Hoa Kỳ đang quan sát chặt chẽ vụ tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là sắp đến thời hạn 24/8 của một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo thường niên giữa hai nước. Hiệp định An ninh Thông tin Quân sự song phương tự động được gia hạn hàng năm, và chủ yếu nhằm chống lại các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa từ Triều Tiên.
Washington cũng đang quan sát chặt chẽ về một bài phát biểu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in dự kiến vào ngày 15/8, đánh dấu kết thúc Thế chiến II.
Nước mắt mùa thi: Hãy giữ trọn chữ ‘Hiếu’ ngay cả khi cha mẹ không hài lòng về chúng ta https://ift.tt/2Ov0bpI
Tháng 7 nào cũng là quãng thời gian căng thẳng của các em học sinh đi thi đại học, nhưng nhìn quanh trường thi mới thấy: dường như các bậc phụ huynh còn lo lắng hơn cả con em mình...
Khi con trẻ bước vào kỳ thi quan trọng, cha mẹ thường nóng ruột bồn chồn nhưng không biết làm cách nào để giúp con. Dạy con học thì không thể, chỉ có thể đưa đón con, chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon, hỏi han con học hành thế nào… Sự quan tâm quá mức vô hình trung khiến con cái cảm thụ áp lực, trong khi cha mẹ không hề cố ý...
Hỡi các sĩ tử, hãy hiểu cho tấm lòng này của mẹ cha
Không có cha mẹ nào hoàn hảo cả. Trong cuộc sống bộn bề, cha mẹ phải bươn chải mưu sinh, phải lo toan cho cả gia đình, nuôi nấng con cái, phụng dưỡng song thân… Họ có thể không sai sót sao? Nếu chúng ta làm cha làm mẹ, liệu chúng ta có thể làm tốt hơn họ chăng?
Cha mẹ kỳ vọng ở chúng ta không có nghĩa là muốn gây áp lực, họ chỉ là mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình.
Khi bị cha mẹ la mắng vì lười học, hãy nghĩ đến những khó khổ của cha mẹ vì nuôi nấng chúng ta.
Khi cha mẹ không hiểu chúng ta thì hãy kiên nhẫn giải thích cho họ. Bởi cha mẹ quá bận rộn nên không có thời gian tìm hiểu nội tâm của bạn mà thôi.
Tận sức học hành là nghĩa vụ của người con, dù kết quả có thế nào đi nữa thì khi nhìn thấy sự nỗ lực của bạn, cha mẹ cũng sẽ không buồn.
Đừng buồn bởi bố mẹ sẽ không vì điểm thấp mà không yêu thương bạn nữa.
Giúp đỡ bố mẹ việc nhà nhiều hơn, đừng để họ mãi phục vụ chúng ta.
Lúc bạn không còn kính sợ những lời răn dạy của cha mẹ thì cũng chính là lúc bạn đang sa lầy, tiến đến làm một đứa con hư.
Làm một đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, thì dù bạn đạt bao nhiêu điểm cũng sẽ không làm mất thể diện của cha mẹ được.
Tôi có một người anh họ, năm anh ấy đi thi đại học, vào chính cái đêm trước ngày thi đầu tiên, anh đã bị bố mình đánh đập và chửi bới khi ông đang say xỉn. Mẹ anh, cũng là dì của tôi đã vô cùng lo lắng cho việc thi cử của con trai mình.
Nhưng thật bất ngờ, anh đã thi đậu đại học. Dì tôi vui mừng khôn xiết.
Dù phải hứng chịu những trận đòn và la mắng thường xuyên của cha mình từ nhỏ, anh họ tôi chưa bao giờ buông lời hỗn xược với ông. Anh chăm chỉ làm việc nhà, thường xuyên đỡ đần mẹ chuyện cơm nước.
Anh tôi từng tâm sự rằng, đã có rất nhiều lúc anh muốn đi khỏi nhà hoặc bỏ bê học hành, nhưng nghĩ đến cha mẹ sẽ đau khổ nhường nào, anh không thể nào làm thế được. Hiện tại anh đã tốt nghiệp, tìm được công việc ổn định, kết hôn và sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình.
Tôi thực lòng rất cảm phục anh. Anh làm tôi nhớ đến Vương Tường - một người con hiếu thảo nổi tiếng trong lịch sử Á Đông.
Vương Tường là người thời nhà Tấn, Trung Nguyên xưa. Mẹ đẻ sớm qua đời khi ông còn nhỏ, người mẹ kế họ Chu tâm địa hẹp hòi ích kỷ, lại căm ghét Vương Tường nên thường mượn những việc nhỏ để lấy cớ đánh đập ông. Bà ta thường xuyên đặt điều hãm hại Vương Tường trước mặt cha ông, vì thế mà cha Vương Tường dần dần cũng không ưa ông nữa, bắt ông hàng ngày phải dọn sạch chuồng bò, làm các việc nặng nhọc. Tuy nhiên Vương Tường không chút oán trách, ngược lại ông lại càng hiếu thuận với cha mẹ.
Những năm cuối thời Thục Hán, cha Vương Tường qua đời. Gặp thời loạn lạc, Vương Tường chăm nom mẹ kế và em trai là Vương Lãm, đồng thời dẫn họ đi ẩn cư tránh nạn ở Lư Giang. Ẩn cư 30 năm, châu quận muốn chiêu mộ ông ra làm quan, Vương Tường từ chối vì còn mẹ già em thơ.
Đến khi mẹ kế qua đời, sau khi để tang mẹ xong, Thứ sử Từ Châu là Lã Kiền ngưỡng mộ đức hiếu của ông, lần nữa mời ông ra làm Thứ sử tá lại. Được em trai Vương Lãm hết lòng khích lệ, cuối cùng ông mới đồng ý.
Cuối cùng, Vương Tường làm đến chức Thái Bảo, được phong là Duy Lăng Công, thọ 85 tuổi. Vương Tường sinh được 5 người con trai, họ đều là những người sống thọ, làm quan hưởng vinh hoa, phúc lộc đầy nhà. Mọi người đều cho rằng đó là do đức hiếu của Vương Tường nên mới được Trời cao ban phúc như vậy.
Yên Tử - Thanh Ngọc
Bạn đang đọc bài viết: "Nước mắt mùa thi: Hãy giữ trọn chữ hiếu kể cả khi cha mẹ không hài lòng về chúng ta" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!
Thương hiệu đàn piano Steinway & Sons, nơi sản xuất những cây đàn piano hay nhất thế giới https://ift.tt/2YxvGPA
Hơn 98% nghệ sĩ lừng danh chọn đàn piano Steinway & Sons để biểu diễn và 95% nhà hát nổi tiếng trên thế giới đều sở hữu tối thiểu một cây đàn Steinway & Sons. Đó là vì trong thời gian trên một thế kỷ rưỡi, tất cả những sáng chế của Steinway đã đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện của những cây đàn piano hay nhất thế giới.
Steinway luôn là mẫu mực để các nhà sản xuất khác noi theo
[caption id="attachment_421306" align="aligncenter" width="556"] Luôn là mẫu mực nhất để các thương hiệu khác noi theo (Ảnh: pianosteinway.com)[/caption]
Người ta hỏi nhau: “Có cái gì đó trong công nghệ của Steinway mà lại hấp dẫn các nghệ sĩ đến như vậy?”. Những cây đàn Steinway thậm chí còn là đề tài của các nghiên cứu khoa học. Người ta muốn tạo nên một phiên bản tương đương hoặc hay hơn đàn Steinway & Sons.
Nghệ sĩ thiên tài Lang Lang biểu diễn Franz Liszt’s quintessential Liebestraum No. 3 trên cây đàn piano Steinway & Sons:
Và trên cả có một giá trị đẳng cấp vĩnh hằng, là những âm thanh tuyệt vời của nhạc cổ điển phát ra từ cây đàn dương cầm huyền thoại của Steinway & sons (Steinway và các con trai).
Thứ âm điệu du dương tuyệt vời từ piano luôn lôi cuốn nhân loại qua hàng ngàn năm nay và khiến người ta phải tìm hiểu từ xuất xứ, cội nguồn và cả thương hiệu nào mang lại sự xuất chúng trong thế giới piano đầy hào nhoáng. Steinway & Sons có mặt trên thị trường 160 năm qua. Nhắc đến Steinway & Sons, dường như bất cứ nghệ sĩ piano nào cũng dành cho nó một sự thán phục, ngưỡng mộ và cả niềm ao ước được sở hữu.
Sự ra đời của Steinway & sons
[caption id="attachment_421307" align="aligncenter" width="700"] Âm thanh tuyệt vời của Steinway & Sons Louis XV Model A. Như người ta mong đợi, được chơi trên chiếc piano này, cảm xúc được nhân đôi. (Ảnh: steinway.com)[/caption]
Ra đời từ năm 1853 bởi một người Đức nhập cư Henry Engelhard Steinway, chỉ trong 30 năm, Henry và con trai, C.F.Theodore, Charles, Henry Jr., William và Albert, đã phát triển nên chiếc piano ngày nay. Họ sản xuất piano cùng thời điểm, áp dụng nhiều kĩ năng đựợc lưu truyền từ bậc thầy đến người học việc và qua nhiều thế hệ.
Ngày đó, để có một cây đàn Grand Piano Steinway, phải mất từ 1 năm đến 2 năm để tạo ra (nếu tính cả thời gian làm khô gỗ tự nhiên, thì thời gian này lên tới 3-4 năm), và cho tới giờ vẫn thế. Những người sản xuất không có gì phải vội bởi tác phẩm nghệ thuật được làm ra bằng đôi tay và khối óc của những nghệ nhân “tạo” ra nghệ thuật đầy điêu luyện, đẳng cấp: Họ phải trải qua từ khâu chọn gỗ cực kỳ cẩn thận cho Vành, Mặt trên, Thùng âm và Bộ cơ (máy).
Sau đó chúng sẽ được xử lý cực kỳ nghiêm ngặt theo quy định về độ ẩm để ổn định qua nhiều tháng tại xưởng, lò sấy và phòng nhiệt độ để từ đó cho ra đời một nhạc cụ nổi tiếng với chất lượng vượt trội. Chính thứ âm thanh tuyệt hảo cùng sự phản ứng đầy nhạy cảm của Steinway & Sons đã chinh phục những đòi hỏi khắt khe nhất của bất cứ một nghệ sĩ piano “thượng thừa” nào trên thế giới.
Là những cây đàn piano tốt nhất thế giới
Được khẳng định là thương hiệu dương cầm tốt nhất thế giới, Steinway & Sons bước vào cuộc sống của nhiều người qua rất nhiều thế hệ kể từ cách đây 160 năm. Các thế hệ nghệ nhân của Steinway vẫn luôn tự hào rằng mỗi cây đàn Steinway & Sons khi ra đời luôn là cây đàn piano hoàn hảo nhất trên thế giới.
Arthur Rubinstein - một nghệ sĩ piano lừng danh đã khẳng định rằng: “Steinway là Steinway và trên thế giới không có cây đàn nào sánh bằng”.
Theo dòng thời gian, Steinway vẫn không ngừng khẳng định và nâng cao tầm vóc thương hiệu của chính mình. Mỗi âm thanh trên từng phím đàn Steinway đã chiếm trọn trái tim các nghệ sĩ và những người yêu âm nhạc. Như Diana Krall – nữ ca sĩ, nhạc sĩ piano người Canada đã từng thốt lên rằng “Biểu diễn trên những cây đàn Steinway là một đặc ân và niềm vinh dự.”
Người yêu nhạc cũng như ai từng sở hữu chiếc Steinway tự hào rằng Steinway mang một “đẳng cấp lớn”.
Để đạt được như vậy, triết lý của Steinway đơn giản là cam kết tạo ra những cây đàn hay nhất thế giới. Steinway chế tạo đàn theo phương pháp ghép nối các mặt cắt gỗ bằng mộng ngàm chứ không sử dụng bản lề kim loại để nối các mặt cắt của gỗ và thân cây. Với cách làm như vậy âm thanh sẽ vang xa, theo xu hướng tăng thêm tính chất của gỗ. Dòng đàn cao cấp này có sức bền 200 năm, có thể duy trì tuổi thọ gấp 5 lần so với đàn Piano sản xuất kiểu hàng loạt bình thường. Đàn Piano Steinway cho dù cũ nhưng chỉ cần thay dây đàn hay thay búa vẫn có thể duy trì âm thanh hay.
Văn hóa ‘Gia đình’ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Steinway & Sons
[caption id="attachment_420004" align="aligncenter" width="600"] Bàn ăn tối trong lễ kỷ niệm 25 năm chiếc đàn Boston ra đời. (Bản quyền Steinway & Sons)[/caption]
Đã được 25 năm kể từ khi chiếc đàn Piano Boston lần đầu tiên ra mắt, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhà sản xuất đàn piano hạng nhất thế giới. Vào cuối những năm 1980, nhà thiết kế trưởng Susan Kenagy và các đồng nghiệp đã được giao nhiệm vụ thiết kế một thương hiệu mới cho Steinway.
Kenagy nhận xét "Công ty đã nhận ra rằng không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể sắm được một chiếc Steinway hiện tại và lãnh đạo công ty muốn mời thêm nhiều người vào làm thành viên của gia đình dương cầm này, mở rộng thêm với nhiều thương hiệu mới, đồng thời cung cấp cho các đại lý của họ những chiếc đàn piano với mức giá tầm trung".
Kết quả là vào năm 1992, họ đã tung ra một dòng sản phẩm mới với tên gọi đầy đủ là "Boston Piano do Steinway & Sons thiết kế"
[caption id="attachment_420008" align="aligncenter" width="600"] Phiên bản đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày sinh của cây đàn piano Boston (Bản quyền: Steinway & Sons)[/caption]
Kể từ năm 1992, có tới 89.000 chiếc đàn piano Boston đã được sản xuất và đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thế giới những người chơi đàn piano. Với thanh âm rõ ràng, cùng độ rộng đáng kể của bộ gõ vốn đã có khả năng cơ động và đáp ứng tốt, đã làm cho Boston trở thành một chiếc piano tốt nhất trong trong phân khúc thị trường của nó.
Lý do chủ yếu là, chiếc Boston có đầy đủ các điểm mạnh của một chiếc Steinway truyền thống. Một ví dụ dễ thấy nhất là chiếc Boston cũng có thiết kế phần đuôi rộng rãi như một chiếc Steinway truyền thống.
Kenagy chỉ ra rằng chính thiết kế đuôi mở rộng như thế đã mở rộng khả năng thiết kế các bộ phận khác của cây đàn; "Như chọn được một vị trí tốt hơn để đặt các mộng ngàm, một miếng tăng âm lớn hơn để tạo nhiều âm thanh hơn và do đó cho phép giảm độ căng dây đàn; cùng với các tính năng khác đã giúp tạo ra âm thanh tuyệt vời của chiếc Boston."
Nối tiếp đà thành công của chiếc Boston, công ty đã phát triển tiếp dòng Essex, là nhãn hiệu thứ ba của Steinway, về thiết kế cũng gần tương tự với chiếc Boston. Nó cũng được bán ở một mức giá thấp hơn, nhưng điều lý thú là: một lần nữa nó lại được đánh giá là chiếc piano tốt nhất trong phân khúc của nó.
Chế tạo đàn Piano theo phương pháp truyền thống
[caption id="attachment_420010" align="aligncenter" width="600"] Phân xưởng điều chỉnh âm thanh của nhà máy Steinway. (Ảnh: Ramy Salameh)[/caption]
Đi dạo một vòng quanh công xưởng này cho ta một cảm nhận sâu sắc đầu tiên về sự cống hiến cần cù của người thợ cho mỗi phần của quy trình chế tạo; chỉ để làm ra một chiếc đàn.
Vào cuối những năm 1800, hơn 100 sáng chế đã tạo nên nền tảng cho chiếc đàn piano lớn trong các buổi hòa nhạc hiện đại ngày nay; và bản sao của các bằng sáng chế gốc được treo ở các phân xưởng khác nhau của công xưởng này, để nhắc nhở rằng dòng dõi gốc gác và lịch sử đáng tự hào vẫn đang được xuyên suốt trong các sản phẩm của Steinway.
Thông thường phải mất hai năm để làm khô tự nhiên những tấm gỗ quý giá để làm ra một cây đàn piano Steinway lớn. Cần khoảng 20 lớp gỗ đã được làm khô để làm hộp đàn, được dán lại với nhau, rồi uốn cong, tạo thành một vai đàn piano Steinway to lớn. Trong năm thứ ba và năm cuối cùng của quy trình sản xuất, các bộ phận tạo nhạc phức tạp mới được lắp ráp vào đàn.
Trong số 12.100 chi tiết được chế tạo cho một cây đàn piano lớn, 80% của quy trình chế tạo này vẫn là làm bằng tay của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm; nên không ngạc nhiên khi hầu hết các phòng hòa nhạc trên thế giới đều sở hữu và tin tưởng một chiếc piano của Steinway.
Để duy trì chất lượng và danh tiếng, Steinway đã kiểm tra nghiêm túc tất cả các sản phẩm mà hãng này ‘cho ra lò’, dù được sản xuất ở Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc hay Nhật Bản. Mọi chiếc piano Boston và Essex sản xuất ở Viễn Đông đều được vận chuyển về Trung tâm phân phối Hamburg ở gần công xưởng chính; ở đó các kỹ thuật viên cao cấp sẽ kiểm tra để đảm bào chất lượng của nó trước khi đưa đến một đại lý bán hàng nào đó.
Đối với các nghệ sĩ piano hay nhất thế giới, thì gia đình các nghệ nhân của Steinway cũng họ được yêu quý như các nhạc cụ phức tạp của hãng vậy. Bởi vì các nghệ nhân ở đó đều là những người rất giàu kinh nghiệm. Dọc theo cầu thang trong xưởng, hàng loạt giấy chứng nhận cống hiến thời gian dài được treo trang trọng, cho những nhân viên đã làm việc ở đây từ 25 năm trở lên. Đặc biệt, có tới 80 nhân viên đã làm việc cho công ty được 40 năm và 12 người đã cống hiến ở đó tận 50 năm.
Ngược dòng lịch sử, Steinway và các con trai của ông đã thành lập công ty này từ năm 1853. Ông Guido Zimmerman mới vào làm Giám đốc điều hành ở công ty được 5 tháng nhưng đã hiểu rõ giá trị đạo đức ‘gia đình’ mà công ty vẫn theo đuổi. Ông nói:
"Chúng tôi đều gắn bó với nhau, chúng tôi tin tưởng lẫn nhau; và văn hóa này đã được duy trì qua nhiều thế hệ", ông nói.
Văn hóa ‘gia đình’ còn thể hiện rõ ở một phần quan trọng khác của công ty Steinway, đó là gia đình của các nghệ sĩ piano của Steinway với khoảng 1.800 nghệ sĩ piano trên toàn cầu.
Sự hợp tác độc đáo giữa những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất trên toàn thế giới và Steinway đã tạo ra mối liên kết qua lại giữa thương hiệu và nghệ sĩ.
Trong bữa tiệc kỷ niệm ngày thành lập, một trong những gia đình nghệ sĩ, Joja Wendt, đã chơi chiếc Steinway Model D, tạo ra thanh âm ấm áp, phong phú, giống như giọng hát, từ một siêu phẩm kỹ thuật của nhạc cụ. Công ty Steinway còn coi việc nuôi dưỡng, phát triển và tạo dựng một thế hệ nghệ sĩ trẻ cũng quan trọng như làm việc cùng các nghệ sỹ đã giàu kinh nghiệm.
Trong buổi lễ này, Gia đình Wendt đã giới thiệu những tài năng trẻ của họ đã từng đoạt các giải thưởng: Alba Shkreli, 17 tuổi, chơi chiếc Boston Rainbow GP-193; Florian Albrecht, 15 tuổi, chơi chiếc Essex EGP-173. Cả hai nghệ sĩ trẻ đều đã thể hiện được chất nghệ thuật và tự tin, tựa như những chiếc đàn này được làm ra cho lứa tuổi của họ vậy.
Không ngừng sáng tạo
[caption id="attachment_420016" align="alignnone" width="600"] Chiếc Spirio. (Bản quyền: Steinway & Con trai)[/caption]
Công ty Steinway & Sons không chỉ nhìn về quá khứ mà còn luôn hướng tới tương lai, với Spirio là thương hiệu mới nhất của công ty. Ông Zimmerman khẳng định: "Duy trì tinh thần sáng tạo của người sáng lập Heinrich E Steinweg, chúng tôi đang nối tiếp truyền thống không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm của mình”.
Là người ‘con út’ của gia đình Steinway, Spirio là sản phẩm kết hợp của di sản và sáng tạo, để cho những ai muốn sở hữu riêng và chơi một chiếc piano Steinway không chỉ được thỏa chí, mà họ còn có thêm cơ hội để nghe những nghệ sĩ piano hay nhất thế giới trình diễn ngay trong phòng khách của họ. Với công nghệ tiên tiến được tích hợp vào chiếc Spirio này, ước mơ đó nay đã thành hiện thực.
Đối với Steinway & Sons, một văn hóa ‘gia đình’ như thế chính là thành phần không thể tách rời, giúp tạo dựng và duy trì danh tiếng của công ty: luôn ở vị trí là nhà sản xuất đàn piano tốt nhất trên thế giới.
Nam sinh lớp 9 giành huy chương Vàng cuộc thi Toán học quốc tế IJMO https://ift.tt/2KgPhyd
Nam sinh lớp 9 tại Hải Phòng đã xuất sắc vượt qua nhiều học sinh từ 20 quốc gia khác nhau để giảnh huy chương vàng cuộc thi Olympic Toán học trẻ quốc tế (IJMO) 2019.
Ngày 31/7, Báo Giáo Dục đăng tải thông tin, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (Hải Phòng) cho hay, em Nguyễn Viết Quang, học sinh lớp 9A9 vừa giành huy chương Vàng cuộc thi Olympic Toán học trẻ quốc tế (IJMO) và chung kết Khoa học VANDA toàn cầu 2019.
Cuộc thi IJMO năm 2019 được tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 26/7/2019 đến 29/7/2019 và có sự tham gia của học sinh đến từ hơn 20 quốc gia.
[caption id="attachment_1197587" align="alignnone" width="738"] Em Nguyễn Viết Quang (đứng giữa) vừa giành huy chương Vàng cuộc thi IJMO (Ảnh: Báo Giáo Dục)[/caption]
Trong cuộc thi IJMO này, đoàn Việt Nam đã giành 20 huy chương Vàng, 18 huy chương Bạc, 31 huy chương Đồng và 16 giải khuyến khích.
Trước đó, trong năm học 2017-2018, nam sinh Nguyễn Viết Quang đã liên tục đạt 5 Huy chương Vàng tại nhiều giải Toán học như: Huy chương Vàng quốc gia kỳ thi Toán Kangaroo (IKMC); Huy chương Vàng quốc gia kỳ thi tìm kiếm tài năng Toán học trẻ (MYTS); Huy chương Vàng quốc gia kỳ thi Toán học Úc (AMC); Huy chương Vàng kỳ thi Toán quốc tế Singapore và Châu Á (SASMO).
Đặc biệt, ngày 9/7/2018, Nguyễn Viết Quang đạt Huy chương Vàng quốc tế Olympic Thách thức Toán học Quốc tế Singapore (SIMOC) năm 2018 với 18 nước châu Á tham dự, theo VnExpress.