Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Thương hiệu đàn piano Steinway & Sons, nơi sản xuất những cây đàn piano hay nhất thế giới

Thương hiệu đàn piano Steinway & Sons, nơi sản xuất những cây đàn piano hay nhất thế giới https://ift.tt/2YxvGPA

Hơn 98% nghệ sĩ lừng danh chọn đàn piano Steinway & Sons để biểu diễn và 95% nhà hát nổi tiếng trên thế giới đều sở hữu tối thiểu một cây đàn Steinway & Sons. Đó là vì trong thời gian trên một thế kỷ rưỡi, tất cả những sáng chế của Steinway đã đóng góp cho sự phát triển và hoàn thiện của những cây đàn piano hay nhất thế giới.

Steinway luôn là mẫu mực để các nhà sản xuất khác noi theo

[caption id="attachment_421306" align="aligncenter" width="556"] Luôn là mẫu mực nhất để các thương hiệu khác noi theo (Ảnh: pianosteinway.com)[/caption]

 Người ta hỏi nhau: “Có cái gì đó trong công nghệ của Steinway mà lại hấp dẫn các nghệ sĩ đến như vậy?”. Những cây đàn Steinway thậm chí còn là đề tài của các nghiên cứu khoa học. Người ta muốn tạo nên một phiên bản tương đương hoặc hay hơn đàn Steinway & Sons.

Nghệ sĩ thiên tài Lang Lang biểu diễn Franz Liszt’s quintessential Liebestraum No. 3 trên cây đàn piano Steinway & Sons:

Và trên cả có một giá trị đẳng cấp vĩnh hằng, là những âm thanh tuyệt vời của nhạc cổ điển phát ra từ cây đàn dương cầm huyền thoại của Steinway & sons (Steinway và các con trai).

Thứ âm điệu du dương tuyệt vời từ piano luôn lôi cuốn nhân loại qua hàng ngàn năm nay và khiến người ta phải tìm hiểu từ xuất xứ, cội nguồn và cả thương hiệu nào mang lại sự xuất chúng trong thế giới piano đầy hào nhoáng. Steinway & Sons có mặt trên thị trường 160 năm qua. Nhắc đến Steinway & Sons, dường như bất cứ nghệ sĩ piano nào cũng dành cho nó một sự thán phục, ngưỡng mộ và cả niềm ao ước được sở hữu.

Sự ra đời của Steinway & sons

[caption id="attachment_421307" align="aligncenter" width="700"] Âm thanh tuyệt vời của Steinway & Sons Louis XV Model A. Như người ta mong đợi, được chơi trên chiếc piano này, cảm xúc được nhân đôi.  (Ảnh: steinway.com)[/caption]

Ra đời từ năm 1853 bởi một người Đức nhập cư Henry Engelhard Steinway, chỉ trong 30 năm, Henry và con trai, C.F.Theodore, Charles, Henry Jr., William và Albert, đã phát triển nên chiếc piano ngày nay. Họ sản xuất piano cùng thời điểm, áp dụng nhiều kĩ năng đựợc lưu truyền từ bậc thầy đến người học việc và qua nhiều thế hệ.

Ngày đó, để có một cây đàn Grand Piano Steinway, phải mất từ 1 năm đến 2 năm để tạo ra (nếu tính cả thời gian làm khô gỗ tự nhiên, thì thời gian này lên tới 3-4 năm), và cho tới giờ vẫn thế. Những người sản xuất không có gì phải vội bởi tác phẩm nghệ thuật được làm ra bằng đôi tay và khối óc của những nghệ nhân “tạo” ra nghệ thuật đầy điêu luyện, đẳng cấp: Họ phải trải qua từ khâu chọn gỗ cực kỳ cẩn thận cho Vành, Mặt trên, Thùng âm và Bộ cơ (máy).

Sau đó chúng sẽ được xử lý cực kỳ nghiêm ngặt theo quy định về độ ẩm để ổn định qua nhiều tháng tại xưởng, lò sấy và phòng nhiệt độ để từ đó cho ra đời một nhạc cụ nổi tiếng với chất lượng vượt trội. Chính thứ âm thanh tuyệt hảo cùng sự phản ứng đầy nhạy cảm của Steinway & Sons đã chinh phục những đòi hỏi khắt khe nhất của bất cứ một nghệ sĩ piano “thượng thừa” nào trên thế giới.

Là những cây đàn piano tốt nhất thế giới

Được khẳng định là thương hiệu dương cầm tốt nhất thế giới, Steinway & Sons bước vào cuộc sống của nhiều người qua rất nhiều thế hệ kể từ cách đây 160 năm. Các thế hệ nghệ nhân của Steinway vẫn luôn tự hào rằng mỗi cây đàn Steinway & Sons khi ra đời luôn là cây đàn piano hoàn hảo nhất trên thế giới.

Arthur Rubinstein - một nghệ sĩ piano lừng danh đã khẳng định rằng: “Steinway là Steinway và trên thế giới không có cây đàn nào sánh bằng”.

Theo dòng thời gian, Steinway vẫn không ngừng khẳng định và nâng cao tầm vóc thương hiệu của chính mình. Mỗi âm thanh trên từng phím đàn Steinway đã chiếm trọn trái tim các nghệ sĩ và những người yêu âm nhạc. Như Diana Krall – nữ ca sĩ, nhạc sĩ piano người Canada đã từng thốt lên rằng “Biểu diễn trên những cây đàn Steinway là một đặc ân và niềm vinh dự.”

Người yêu nhạc cũng như ai từng sở hữu chiếc Steinway tự hào rằng Steinway mang một “đẳng cấp lớn”.

Để đạt được như vậy, triết lý của Steinway đơn giản là cam kết tạo ra những cây đàn hay nhất thế giới. Steinway chế tạo đàn theo phương pháp ghép nối các mặt cắt gỗ bằng mộng ngàm chứ không sử dụng bản lề kim loại để nối các mặt cắt của gỗ và thân cây. Với cách làm như vậy âm thanh sẽ vang xa, theo xu hướng tăng thêm tính chất của gỗ. Dòng đàn cao cấp này có sức bền 200 năm, có thể duy trì tuổi thọ gấp 5 lần so với đàn Piano sản xuất kiểu hàng loạt bình thường. Đàn Piano Steinway cho dù cũ nhưng chỉ cần thay dây đàn hay thay búa vẫn có thể duy trì âm thanh hay.

Văn hóa ‘Gia đình’ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Steinway & Sons

[caption id="attachment_420004" align="aligncenter" width="600"] Bàn ăn tối trong lễ kỷ niệm 25 năm chiếc đàn Boston ra đời. (Bản quyền Steinway & Sons)[/caption]

Đã được 25 năm kể từ khi chiếc đàn Piano Boston lần đầu tiên ra mắt, mở ra một kỷ nguyên mới cho nhà sản xuất đàn piano hạng nhất thế giới. Vào cuối những năm 1980, nhà thiết kế trưởng Susan Kenagy và các đồng nghiệp đã được giao nhiệm vụ thiết kế một thương hiệu mới cho Steinway.

Kenagy nhận xét "Công ty đã nhận ra rằng không phải ai cũng đủ điều kiện để có thể sắm được một chiếc Steinway hiện tại và lãnh đạo công ty muốn mời thêm nhiều người vào làm thành viên của gia đình dương cầm này, mở rộng thêm với nhiều thương hiệu mới, đồng thời cung cấp cho các đại lý của họ những chiếc đàn piano với mức giá tầm trung".

Kết quả là vào năm 1992, họ đã tung ra một dòng sản phẩm mới với tên gọi đầy đủ là "Boston Piano do Steinway & Sons thiết kế"

[caption id="attachment_420008" align="aligncenter" width="600"] Phiên bản đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày sinh của cây đàn piano Boston (Bản quyền: Steinway & Sons)[/caption]

Kể từ năm 1992, có tới 89.000 chiếc đàn piano Boston đã được sản xuất và đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của thế giới những người chơi đàn piano. Với thanh âm rõ ràng, cùng độ rộng đáng kể của bộ gõ vốn đã có khả năng cơ động và đáp ứng tốt, đã làm cho Boston trở thành một chiếc piano tốt nhất trong trong phân khúc thị trường của nó.

Lý do chủ yếu là, chiếc Boston có đầy đủ các điểm mạnh của một chiếc Steinway truyền thống. Một ví dụ dễ thấy nhất là chiếc Boston cũng có thiết kế phần đuôi rộng rãi như một chiếc Steinway truyền thống.

Kenagy chỉ ra rằng chính thiết kế đuôi mở rộng như thế đã mở rộng khả năng thiết kế các bộ phận khác của cây đàn; "Như chọn được một vị trí tốt hơn để đặt các mộng ngàm, một miếng tăng âm lớn hơn để tạo nhiều âm thanh hơn và do đó cho phép giảm độ căng dây đàn; cùng với các tính năng khác đã giúp tạo ra âm thanh tuyệt vời của chiếc Boston."

Nối tiếp đà thành công của chiếc Boston, công ty đã phát triển tiếp dòng Essex, là nhãn hiệu thứ ba của Steinway, về thiết kế cũng gần tương tự với chiếc Boston. Nó cũng được bán ở một mức giá thấp hơn, nhưng điều lý thú là: một lần nữa nó lại được đánh giá là chiếc piano tốt nhất trong phân khúc của nó.

Chế tạo đàn Piano theo phương pháp truyền thống

[caption id="attachment_420010" align="aligncenter" width="600"] Phân xưởng điều chỉnh âm thanh của nhà máy Steinway. (Ảnh: Ramy Salameh)[/caption]

Đi dạo một vòng quanh công xưởng này cho ta một cảm nhận sâu sắc đầu tiên về sự cống hiến cần cù của người thợ cho mỗi phần của quy trình chế tạo; chỉ để làm ra một chiếc đàn.

Vào cuối những năm 1800, hơn 100 sáng chế đã tạo nên nền tảng cho chiếc đàn piano lớn trong các buổi hòa nhạc hiện đại ngày nay; và bản sao của các bằng sáng chế gốc được treo ở các phân xưởng khác nhau của công xưởng này, để nhắc nhở rằng dòng dõi gốc gác và lịch sử đáng tự hào vẫn đang được xuyên suốt trong các sản phẩm của Steinway.

Thông thường phải mất hai năm để làm khô tự nhiên những tấm gỗ quý giá để làm ra một cây đàn piano Steinway lớn. Cần khoảng 20 lớp gỗ đã được làm khô để làm hộp đàn, được dán lại với nhau, rồi uốn cong, tạo thành một vai đàn piano Steinway to lớn. Trong năm thứ ba và năm cuối cùng của quy trình sản xuất, các bộ phận tạo nhạc phức tạp mới được lắp ráp vào đàn.

Trong số 12.100 chi tiết được chế tạo cho một cây đàn piano lớn, 80% của quy trình chế tạo này vẫn là làm bằng tay của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm; nên không ngạc nhiên khi hầu hết các phòng hòa nhạc trên thế giới đều sở hữu và tin tưởng một chiếc piano của Steinway.

Để duy trì chất lượng và danh tiếng, Steinway đã  kiểm tra nghiêm túc tất cả các sản phẩm mà hãng này ‘cho ra lò’, dù được sản xuất ở Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc hay Nhật Bản. Mọi chiếc piano Boston và Essex sản xuất ở Viễn Đông đều được vận chuyển về Trung tâm phân phối Hamburg ở gần công xưởng chính; ở đó các kỹ thuật viên cao cấp sẽ kiểm tra để đảm bào chất lượng của nó trước khi đưa đến một đại lý bán hàng nào đó.

Đối với các nghệ sĩ piano hay nhất thế giới, thì gia đình các nghệ nhân của Steinway cũng họ được yêu quý như các nhạc cụ phức tạp của hãng vậy.  Bởi vì các nghệ nhân ở đó đều là những người rất giàu kinh nghiệm. Dọc theo cầu thang trong xưởng, hàng loạt giấy chứng nhận cống hiến thời gian dài được treo trang trọng, cho những nhân viên đã làm việc ở đây từ 25 năm trở lên. Đặc biệt, có tới 80 nhân viên đã làm việc cho công ty được 40 năm và 12 người đã cống hiến ở đó tận 50 năm.

Ngược dòng lịch sử, Steinway và các con trai của ông đã thành lập công ty này từ năm 1853. Ông Guido Zimmerman mới vào làm Giám đốc điều hành ở công ty được 5 tháng nhưng đã hiểu rõ giá trị đạo đức ‘gia đình’ mà công ty vẫn theo đuổi. Ông nói:

"Chúng tôi đều gắn bó với nhau, chúng tôi tin tưởng lẫn nhau; và văn hóa này đã được duy trì qua nhiều thế hệ", ông nói.

Gia đình các nghệ sỹ Steinway

[caption id="attachment_420014" align="aligncenter" width="600"] (Ảnh: Ramy Salameh)[/caption]

Văn hóa ‘gia đình’ còn thể hiện rõ ở một phần quan trọng khác của công ty Steinway, đó là gia đình của các nghệ sĩ piano của Steinway với khoảng 1.800 nghệ sĩ piano trên toàn cầu.

Sự hợp tác độc đáo giữa những nghệ sĩ piano xuất sắc nhất trên toàn thế giới và Steinway đã tạo ra mối liên kết qua lại giữa thương hiệu và nghệ sĩ. 

Trong bữa tiệc kỷ niệm ngày thành lập, một trong những gia đình nghệ sĩ, Joja Wendt, đã chơi chiếc Steinway Model D, tạo ra thanh âm ấm áp, phong phú, giống như giọng hát, từ một siêu phẩm kỹ thuật của nhạc cụ. Công ty Steinway còn coi việc nuôi dưỡng, phát triển và tạo dựng một thế hệ nghệ sĩ trẻ cũng quan trọng như làm việc cùng các nghệ sỹ đã giàu kinh nghiệm.

Trong buổi lễ này, Gia đình Wendt đã giới thiệu những tài năng trẻ của họ đã từng đoạt các giải thưởng: Alba Shkreli, 17 tuổi, chơi chiếc Boston Rainbow GP-193; Florian Albrecht, 15 tuổi, chơi chiếc Essex EGP-173. Cả hai nghệ sĩ trẻ đều đã thể hiện được chất nghệ thuật và tự tin, tựa như những chiếc đàn này được làm ra cho lứa tuổi của họ vậy.

Không ngừng sáng tạo

[caption id="attachment_420016" align="alignnone" width="600"] Chiếc Spirio. (Bản quyền: Steinway & Con trai)[/caption]

Công ty Steinway & Sons không chỉ nhìn về quá khứ mà còn luôn hướng tới tương lai, với Spirio là thương hiệu mới nhất của công ty. Ông Zimmerman khẳng định: "Duy trì tinh thần sáng tạo của người sáng lập Heinrich E Steinweg, chúng tôi đang nối tiếp truyền thống không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm của mình”.

Là người ‘con út’ của gia đình Steinway, Spirio là sản phẩm kết hợp của di sản và sáng tạo, để cho những ai muốn sở hữu riêng và chơi một chiếc piano Steinway không chỉ được thỏa chí, mà họ còn có thêm cơ hội để nghe những nghệ sĩ piano hay nhất thế giới trình diễn ngay trong phòng khách của họ. Với công nghệ tiên tiến được tích hợp vào chiếc Spirio này, ước mơ đó nay đã thành hiện thực.

Đối với Steinway & Sons, một văn hóa ‘gia đình’ như thế chính là thành phần không thể tách rời, giúp tạo dựng và duy trì danh tiếng của công ty: luôn ở vị trí là nhà sản xuất đàn piano tốt nhất trên thế giới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét