Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Nước mắt mùa thi: Hãy giữ trọn chữ ‘Hiếu’ ngay cả khi cha mẹ không hài lòng về chúng ta

Nước mắt mùa thi: Hãy giữ trọn chữ ‘Hiếu’ ngay cả khi cha mẹ không hài lòng về chúng ta https://ift.tt/2Ov0bpI

Tháng 7 nào cũng là quãng thời gian căng thẳng của các em học sinh đi thi đại học, nhưng nhìn quanh trường thi mới thấy: dường như các bậc phụ huynh còn lo lắng hơn cả con em mình...

Khi con trẻ bước vào kỳ thi quan trọng, cha mẹ thường nóng ruột bồn chồn nhưng không biết làm cách nào để giúp con. Dạy con học thì không thể, chỉ có thể đưa đón con, chuẩn bị thật nhiều món ăn ngon, hỏi han con học hành thế nào… Sự quan tâm quá mức vô hình trung khiến con cái cảm thụ áp lực, trong khi cha mẹ không hề cố ý... 

Hỡi các sĩ tử, hãy hiểu cho tấm lòng này của mẹ cha

Không có cha mẹ nào hoàn hảo cả. Trong cuộc sống bộn bề, cha mẹ phải bươn chải mưu sinh, phải lo toan cho cả gia đình, nuôi nấng con cái, phụng dưỡng song thân… Họ có thể không sai sót sao? Nếu chúng ta làm cha làm mẹ, liệu chúng ta có thể làm tốt hơn họ chăng? 

Cha mẹ kỳ vọng ở chúng ta không có nghĩa là muốn gây áp lực, họ chỉ là mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình.

Khi bị cha mẹ la mắng vì lười học, hãy nghĩ đến những khó khổ của cha mẹ vì nuôi nấng chúng ta.

Khi cha mẹ không hiểu chúng ta thì hãy kiên nhẫn giải thích cho họ. Bởi cha mẹ quá bận rộn nên không có thời gian tìm hiểu nội tâm của bạn mà thôi.

Tận sức học hành là nghĩa vụ của người con, dù kết quả có thế nào đi nữa thì khi nhìn thấy sự nỗ lực của bạn, cha mẹ cũng sẽ không buồn.

Đừng buồn bởi bố mẹ sẽ không vì điểm thấp mà không yêu thương bạn nữa.

Giúp đỡ bố mẹ việc nhà nhiều hơn, đừng để họ mãi phục vụ chúng ta.

Lúc bạn không còn kính sợ những lời răn dạy của cha mẹ thì cũng chính là lúc bạn đang sa lầy, tiến đến làm một đứa con hư.

Làm một đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, thì dù bạn đạt bao nhiêu điểm cũng sẽ không làm mất thể diện của cha mẹ được.

[caption id="attachment_1197175" align="alignnone" width="931"] (Ảnh minh họa: saostar.vn)[/caption]

Lòng hiếu thảo của một người con bị ngược đãi

Tôi có một người anh họ, năm anh ấy đi thi đại học, vào chính cái đêm trước ngày thi đầu tiên, anh đã bị bố mình đánh đập và chửi bới khi ông đang say xỉn. Mẹ anh, cũng là dì của tôi đã vô cùng lo lắng cho việc thi cử của con trai mình. 

Nhưng thật bất ngờ, anh đã thi đậu đại học. Dì tôi vui mừng khôn xiết. 

Dù phải hứng chịu những trận đòn và la mắng thường xuyên của cha mình từ nhỏ, anh họ tôi chưa bao giờ buông lời hỗn xược với ông. Anh chăm chỉ làm việc nhà, thường xuyên đỡ đần mẹ chuyện cơm nước.

Anh tôi từng tâm sự rằng, đã có rất nhiều lúc anh muốn đi khỏi nhà hoặc bỏ bê học hành, nhưng nghĩ đến cha mẹ sẽ đau khổ nhường nào, anh không thể nào làm thế được. Hiện tại anh đã tốt nghiệp, tìm được công việc ổn định, kết hôn và sống hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình. 

Tôi thực lòng rất cảm phục anh. Anh làm tôi nhớ đến Vương Tường - một người con hiếu thảo nổi tiếng trong lịch sử Á Đông.

Vương Tường là người thời nhà Tấn, Trung Nguyên xưa. Mẹ đẻ sớm qua đời khi ông còn nhỏ, người mẹ kế họ Chu tâm địa hẹp hòi ích kỷ, lại căm ghét Vương Tường nên thường mượn những việc nhỏ để lấy cớ đánh đập ông. Bà ta thường xuyên đặt điều hãm hại Vương Tường trước mặt cha ông, vì thế mà cha Vương Tường dần dần cũng không ưa ông nữa, bắt ông hàng ngày phải dọn sạch chuồng bò, làm các việc nặng nhọc. Tuy nhiên Vương Tường không chút oán trách, ngược lại ông lại càng hiếu thuận với cha mẹ.

Những năm cuối thời Thục Hán, cha Vương Tường qua đời. Gặp thời loạn lạc, Vương Tường chăm nom mẹ kế và em trai là Vương Lãm, đồng thời dẫn họ đi ẩn cư tránh nạn ở Lư Giang. Ẩn cư 30 năm, châu quận muốn chiêu mộ ông ra làm quan, Vương Tường từ chối vì còn mẹ già em thơ. 

Đến khi mẹ kế qua đời, sau khi để tang mẹ xong, Thứ sử Từ Châu là Lã Kiền ngưỡng mộ đức hiếu của ông, lần nữa mời ông ra làm Thứ sử tá lại. Được em trai Vương Lãm hết lòng khích lệ, cuối cùng ông mới đồng ý. 

Cuối cùng, Vương Tường làm đến chức Thái Bảo, được phong là Duy Lăng Công, thọ 85 tuổi. Vương Tường sinh được 5 người con trai, họ đều là những người sống thọ, làm quan hưởng vinh hoa, phúc lộc đầy nhà. Mọi người đều cho rằng đó là do đức hiếu của Vương Tường nên mới được Trời cao ban phúc như vậy.

Yên Tử - Thanh Ngọc

Bạn đang đọc bài viết: "Nước mắt mùa thi: Hãy giữ trọn chữ hiếu kể cả khi cha mẹ không hài lòng về chúng ta" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/hieu-thuan-voi-cha-me-ong-troi-at-de-danh-phuc-phan-cho_164c40544.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét