Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Danh hiệu cao quý nhất chính là: ‘Người phụ nữ của gia đình’

Danh hiệu cao quý nhất chính là: ‘Người phụ nữ của gia đình’ https://ift.tt/2YqKZxw

Thời xưa, nữ giới chỉ quản việc trong nhà, ấy thế mà Ấn Quang đại sư thường bảo: “Quyền trị quốc, bình thiên hạ, hàng nữ nhân chiếm hơn quá nửa”. Vì sao vậy?

Người phụ nữ thời hiện đại cũng phải bươn chải bên ngoài như nam giới, đảm đương các trách nhiệm xã hội, nên có nhiều danh hiệu khác nhau: nào là “nữ lãnh đạo tài năng", nào là “nữ doanh nhân thành đạt"... Thế nhưng, sau tất cả những hào quang và náo nhiệt bên ngoài, phải chăng danh hiệu cao quý nhất dành cho người phụ nữ vẫn là “người phụ nữ của gia đình"?

Ngày nay, nữ giới được khuyến khích phát triển sự nghiệp, khẳng định bản thân mình. Nếu nói về phát triển sự nghiệp, trong lịch sử Á Đông có hai người phụ nữ từng lên ngôi cửu ngũ chí tôn: Hoàng đế Trung Hoa Võ Tắc Thiên và Trưng Nữ Vương của Đại Việt. Có thể nói, họ đã đạt tới tột đỉnh của vinh quang và quyền lực. Nhưng sau tất cả, họ vẫn là những người phụ nữ mềm mại như cánh hoa sen, cần được yêu thương và che chở.

“Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa
Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi
Chàng ơi điện ngọc bơ vơ quá
Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi”.

(Trưng Nữ Vương – Thơ Ngân Giang Nữ Sĩ)

Còn nữ hoàng Võ Tắc Thiên, sau một đời quyền uy khuynh đảo thiên hạ, thì khi mất đi, bà yêu cầu được táng mình vào chung lăng của chồng theo nghi thức của một người vợ – hoàng hậu Đại Đường.

Bậc thầy Kinh Dịch, Tĩnh Thuỷ tiên sinh đã từng viết:

“Cái gì là hoành đồ bá nghiệp, cái gì mà thiên hạ đệ nhất nhân, chẳng qua chỉ là trăng nơi đáy nước. Nếu không còn gia đình yêu thương bên cạnh, tất cả sẽ đều là vô nghĩa cho mọi sự nghiệp trên đời, kể cả nam và nữ. Vì có Trời cao nên người ta mới biết đến Đất thấp, nếu không có gia đình và hòa hợp yêu thương giữa chồng và vợ thì sự nghiệp kia chính là thứ nhàm chán nhất trên đời”... 

Thời nay, vẫn còn biết bao người phụ nữ sẵn sàng lùi về phía sau, dành nhiều thời gian nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng cha mẹ già để chồng yên tâm phát triển sự nghiệp. Họ hiểu rằng cái đức của người mẹ hiền như Đất, con thơ như cỏ cây không thể phút nào rời xa Đất mẹ. Họ cũng hiểu rằng cái đức của người vợ hiền như Nước, nước chảy về chỗ thấp, mềm mại, dịu dàng, xua tan đi những nóng nảy, nhọc nhằn của người đàn ông.

[caption id="attachment_1193022" align="alignnone" width="946"] (Ảnh minh họa: wanderlust.co.uk)[/caption]

Thời hiện đại, người ta hay nói về “nữ quyền". Nhưng thực chất “nữ quyền” là gì? Có phải nữ giới làm chủ tịch, giám đốc, hiệu trưởng… thì mới là có quyền hay không? Thời xưa, nữ giới chỉ quản việc trong nhà, ấy thế mà Ấn Quang đại sư thường bảo: “Quyền trị quốc, bình thiên hạ, hàng nữ nhân chiếm hơn quá nửa”. Vì sao vậy?

“Đạo trọng yếu để trị quốc, bình thiên hạ nằm trong giáo dục gia đình, mà việc giáo dục trong gia đình người mẹ đảm nhiệm quá nửa. Bởi lúc trong thai, con cái đã bẩm thụ khí chất của mẹ, lúc sinh ra lại nhìn theo oai nghi của mẹ, nhận sự dạy răn của mẹ, nên trở thành hiền thiện. Ðiều này tuy chẳng hiện hình tích nhưng lại là việc trọng yếu để đạt đến thái bình” (Trích “Ấn Quang pháp sư hộ quốc tước tai”). 

Trong tiếng Hoa, người phụ nữ có tuổi được gọi là “thái thái". Cội nguồn sâu thẳm của hai chữ ấy bắt nguồn từ tận triều nhà Chu. Thái Khương, Thái Nhậm, Thái Tự là ba đời mẫu nghi thiên hạ, đều là bậc Thánh nhân trong nữ giới, giúp chồng dạy con, quản lý hậu cung. Bà Thái Khương sinh ra ba vị Thánh nhân là Thái Bá, Trọng Ung và Quý Lịch. Bà Thái Nhậm sinh Văn Vương. Bà Thái Tự đẻ ra Vũ Vương và Chu Công. Ba đời bà cháu nữ Thánh sinh ra ba đời ông cháu mấy vị Thánh nhân, tạo thành thời thịnh trị tốt đẹp bậc nhất tự ngàn xưa. Người đời sau gọi phụ nữ là “thái thái” tức là muốn đem so sánh họ với ba bà 'Thái' ấy. Do đó, hãy ngẫm mà xem: 'Thái thái' là danh hiệu cao quý nhất không gì hơn được nữa để gọi phụ nữ. Tương tự, “người phụ nữ của gia đình" vốn là người vô cùng tôn quý, có quyền lực trị quốc, bình thiên hạ.

Dĩ nhiên, thời đại đã đổi thay, người phụ nữ hôm nay còn có những nhiệm vụ khác ngoài xã hội. Tuy vậy, thiên chức cơ bản nhất của họ vẫn là làm vợ, làm mẹ. Mong sao những vị nữ anh hiền đức trong hiện tại hãy đảm đương việc giúp chồng dạy con, khiến cho con cái mình sinh ra đều trở thành hiền thiện, ngõ hầu chẳng phụ danh xưng tốt đẹp trên đây!

Khiêm Từ

Tham khảo:

1. “Bí ẩn Kinh Dịch (P.7): Quẻ Thuần Khôn và bài học xử thế cho người phụ nữ”, Tĩnh Thuỷ.

2. “Quyền Trị Quốc, Bình Thiên Hạ, Hàng Nữ Nhân Chiếm Hơn Quá Nửa”, Hoằng Hoá Xã.

Bạn đang đọc bài viết: "Danh hiệu cao quý nhất chính là: 'Người phụ nữ của gia đình'" tại chuyên mục Văn hóa của Đại Kỷ Nguyên. Để cập nhật thêm nhiều bài viết hay, quý độc giả vui lòng truy cập Fanpage chính thức của chúng tôi: facebook.com/DaiKyNguyenVanhoa/. Mọi ý kiến phản hồi và tin bài cộng tác xin gửi về hòm thư: daikynguyen.vanhoa@gmail.com. Xin chân thành cảm ơn!

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/duc-phat-giang-ve-7-kieu-vo-the-nao-la-lam-vo-nhu-mot-nguoi-hau_6213e5a03.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét