Ông Hoàng Sĩ Khôn là cựu Tổng giám đốc một tập đoàn dệt may đa quốc gia của Đài Loan. Sự nghiệp lừng lẫy, gia đình hạnh phúc, ông là ví dụ điển hình của tầng lớp những người thành công. Tuy vậy, từ chục năm nay, bệnh tật ngày càng giày vò cơ thể ông, chạy chữa kiểu gì cũng không khỏi, không đỡ, cứ như thế cho đến một ngày… Cuộc sống của ông rẽ sang một trang hoàn toàn mới.
Trong suốt 26 năm, Hoàng Sĩ Khôn đã xây dựng cho mình một đế chế trải rộng khắp các nước Mexico, Nicaragua (một nước Trung Mỹ) và Lesotho (nằm ở Châu Phi). Có câu “Đằng sau người đàn ông thành đạt là người phụ nữ âm thầm hy sinh”, ông rất may mắn khi có một người bạn đời là “vợ hiền dâu thảo”. Bà hết lòng chăm lo gia đình, con cái, phụng dưỡng bố mẹ chồng không nửa câu oán hận, nửa lời kêu than, bà chấp nhận lui về sau để chồng mình dành thời gian chăm lo sự nghiệp.
Thế nhưng “Tiền không mua được sức khỏe”, sự nghiệp dù có phát triển mạnh mẽ ra sao cũng không thể mang lại cho Hoàng Sĩ Khôn một cơ thể khỏe mạnh. Đã khám qua rất nhiều bệnh viện, đã thử qua rất nhiều loại thuốc, từ Tây Y đến Đông Y mà tình trạng của ông vẫn không khá lên. Câu nói mà ông nghe nhiều nhất là: “Ông làm việc quá cực nhọc, chúng tôi chỉ có thể giúp ông chứ không thể cứu ông. Bây giờ việc ông cần phải làm chính là lập tức nghỉ hưu, an tâm dưỡng bệnh, không để bản thân quản nhiều việc nữa thì mới có thể giúp cơ thể ông khôi phục bảy phần”.
Nhưng Hoàng Sĩ Khôn nghĩ: Bây giờ ông chưa thể nghỉ, ông chỉ mới 50 tuổi, ông còn hai công ty con đang lên kế hoạch quảng bá, ông làm việc không chỉ vì bản thân, mà còn vì biết bao nhân viên dưới quyền mình. Ông đang có một nhà xưởng bên Mexico chuẩn bị đi vào hoạt động, còn quá nhiều vấn đề khiến ông phải bận tâm. Từ khảo sát địa phương, ký hợp đồng giao khoán, hiệp ước đàm phán với chính phủ, lên kế hoạch hoạch định, chuẩn bị tốt thiết bị máy móc, v.v. rất nhiều công việc mà ông không thể bỏ mặc không lo.
Không còn cách nào khác, bác sĩ đành liên hệ với bà Hoàng, nhờ bà hãy về khuyên nhủ chồng, bởi với tình hình sức khỏe bây giờ, nếu ông Hoàng xuất ngoại thật sự sẽ nguy hiểm vô cùng, thậm chí sẽ là “có đi mà không có về”. Nhưng bà Hoàng biết rõ tính chồng mình, chỉ đành buồn bã trả lời: “Tôi khuyên không nổi ông ấy”.
Năm Hoàng Sĩ Khôn 18 tuổi còn đang học cấp 3, ông bị dị ứng sưng đỏ cả cơ thể. Một người bạn cùng lớp đã đưa ông đến phòng khám dân gian để kiểm tra. Buổi trưa, ông để bụng rỗng uống một bát thuốc. Tuy nhiên, nó còn làm cho triệu chứng của ông mãnh liệt hơn, suốt cả đêm ông đau bụng đến mức chịu không nổi, ăn gì cũng không nổi, cũng không thể đi ngoài. Thuốc Trung Tây y đều bó tay.
Từ đó trở đi, ông không thể đến trường nữa mà buộc phải ở nhà tự học, đến kỳ thi thì phải cố gắng lắm mới có thể đến trường làm bài kiểm tra. Mãi cho đến khi có một vị thầy Đông y chẩn đoán ra đúng bệnh của ông, là bệnh về dạ dày, thì bệnh tình mới cải thiện một chút, nhưng cũng không thể trị tận gốc bệnh được. Tệ hơn là cũng từ đó, cả bệnh dị ứng và bệnh dạ dày cùng tái phát, hành hạ cơ thể ông suốt 36 năm, có khi ông yếu đến mức không thể đứng dậy đi lại được. Hoàng Sĩ Khôn chia sẻ: “Nửa đời trước của tôi, hoàn toàn chìm đắm trong bệnh tật”.
Sau khi lên đại học, Hoàng Sĩ Khôn vẫn luôn cố gắng rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục, học võ, tập bơi, đánh Thái Cực. Đến sau này thì chuyển sang học khí công, ông tăng từ 52kg lên 62kg, tuy vậy bệnh dạ dày của ông vẫn không có chuyển biến rõ rệt nào.
Ông kể: “Thời điểm còn học khí công, thầy dạy có giới thiệu về công lý cũng như các danh từ trong khí công, nhưng cũng chỉ có vậy, không có cách nào để hiểu sâu hơn nghĩa lý chân chính của khí công, hỏi lại, thầy dạy cũng không thể trả lời cho mình được”.
Thời điểm xây dựng xong nhà xưởng ở Mexico, khi đó Hoàng Sĩ Khôn đã 50 tuổi, cân nặng của ông lại quay về mốc 52kg. Đi khám ở bệnh viện, họ tìm không ra nguyên do. Còn bên Đông y thì nhận định đó là do ông lao lực quá độ, yêu cầu ông phải lập tức nghỉ hưu và tuyệt đối không thể tiếp tục xuất ngoại nữa. Cứ tiếp tục chạy chữa như thế cho đến khi ông 53 tuổi, dường như cơ thể không còn chịu được nữa. Không muốn ngồi im chịu bó tay, Hoàng Sĩ Khôn đã quyết định quay về luyện khí công, nhưng bác sĩ Đông y của ông đã ngăn cản: “Luyện khí công là để gia cường, bổ kinh mạch, nhưng thân thể ông bây giờ đã quá yếu nhược rồi, nhược đến mức không thể bổ thêm được nữa. Ông không thể luyện khí công được nữa”.
Đến lúc này thì Hoàng Sĩ Khôn đã hoàn toàn tuyệt vọng.
Năm 1999, ông Hoàng vô tình bắt gặp tin tức báo cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành đàn áp một cách vô lý các học viên Pháp Luân Công, chà đạp lên nhân quyền tín ngưỡng của con người. Khi ấy, hình ảnh thầy Lý Hồng Chí dạy công ở công viên nước Mỹ đã khắc sâu vào tâm trí ông.
Hoàng Sĩ Khôn chia sẻ: “Tôi biết Trung Cộng được xây dựng trên cơ sở một chuỗi các lời lời nói, hành động dối trá, vì vậy, việc Trung Cộng tiến hành đàn áp Pháp Luân Công chứng tỏ ở Đại Lục số lượng người học Pháp Luân Công ắt phải rất nhiều”. Và ông bắt đầu nổi lên ý nghĩ mình sẽ tu luyện môn pháp này. Ông tự hỏi: “Không biết ở Đài Loan có người học Pháp Luân Công không nhỉ?” và hai ngày sau, ông đắc Pháp. Lúc đó là vào đầu năm 2001.
Ban đầu, ông chỉ biết tự tập động tác mà không biết quan trọng hơn là phải học Pháp, đọc sách. Mặc dù vậy, ông vẫn nhận ra cơ thể mình có những hiện tượng rất kỳ lạ, bụng dưới có Pháp Luân đang xoay ở đó, toàn thân như được khai mở bách mạch v.v. Hoàng Sĩ Khôn chia sẻ: “Thời điểm đó, tôi vẫn không biết hóa ra đó là Pháp Luân đang xoay, chỉ biết cảm thấy rất kỳ lạ”. Tuy vậy, thân thể ông không có biểu hiện bên ngoài nào rõ ràng cả.
Vào năm 2002, trước khi xuất ngoại, 2 vợ chồng ông vô tình gặp gỡ người hàng xóm cũ là Lâm tiên sinh. Trong khi trò chuyện mới biết hóa ra Lâm tiên sinh cũng đang tu theo Pháp Luân Công. Sau khi biết Hoàng Sĩ Khôn cho đến bây giờ mới chỉ tập công, ông đã nhấn mạnh: “Pháp Luân Công là môn tu luyện tâm tính, cần phải chú trọng đọc sách tu tâm tính, còn động tác tuy cũng rất quan trọng, nhưng đó chỉ là phụ trợ mà thôi, hai chữ [tu luyện] cần phải đặt chữ [tu] lên hàng đầu”. Sau khi nghe Lâm tiên sinh chia sẻ, hai vợ chồng Hoàng Sĩ Khôn mới bừng tỉnh ngộ, thì ra lâu nay, ông vẫn luôn coi Pháp Luân Công như môn khí công thông thường mà đối đãi chứ chưa thật sự bước chân vào tu luyện.
Sau khi xuất ngoại đến Nicaragua, dù có bận rộn bao nhiêu, Hoàng Sĩ Không vẫn cố gắng bảo đảm sáng sớm thức dậy luyện công, tối về thì học Pháp thực tu. Chỉ trong thời gian ngắn, hai hoặc ba tháng, thân thể ông đã có sự cải biến rõ rệt. Trước đây, ông mắc các chứng bệnh như viêm xoang, tai trái nặng khó nghe, viêm lợi khiến cho hàm răng ngày càng yếu, trên tay và mặt mọc đầy vết ban, đồi mồi hệt như một ông lão 70, 80 tuổi, hôi nách, dạ dày đau quanh năm, đau cột sống lưng cùng với những nội thương do nhiều năm luyện võ thuật mà ra. “Không thể tưởng tượng nổi, tất cả những chứng bệnh này đều được cải biến rõ rệt, các nếp nhăn trên khuôn mặt tôi cũng giảm rất nhiều, ai gặp cũng khen tôi ngày càng trẻ ra”.
Năm 64 tuổi, ông đã từng đi trồng răng, hẹn nửa năm sau đến tái điều trị, một vị bác sĩ ở nước ngoài đã nói với ông: “Tôi từ trong nước sau ra xuất ngoại, gặp rất nhiều các trường hợp bệnh khác nhau, nhưng tình trạng như ông đây thì tôi chưa gặp bao giờ. Theo chẩn đoán của mình, tôi thấy khả năng ông sẽ phải tiếp nhận điều trị từ 1 năm rưỡi đến 2 năm. Nhưng bây giờ, khả năng hồi phục của ông đang rất tốt, ngay cả dây thần kinh vùng hàm mặt của ông cũng là của người 30 tuổi, chứ không phải của người đã 60 tuổi, hơn nữa còn đang mang bệnh trong người”. Bác sĩ chia sẻ rằng ông ấy đứng từ góc độ y học mà chứng kiến kỳ tích, còn nói thêm: “Tôi sẽ đề nghị với những bệnh nhân khác của tôi nên luyện Pháp Luân Công trước đã, rồi hẵng đến trồng răng sau”.
Giờ đây, Hoàng Sĩ Khôn đã hoàn thành kế hoạch mà ông đã đề ra: Khai trương xưởng ở Nicaragua vào năm 2002 và xưởng ở Lesotho năm 2004. Nhiều năm trôi qua, thân thể sức khỏe ngày càng tốt lên, tinh thần ông cũng càng ngày càng trở nên rộng lượng, khoáng đạt và an nhiên hơn.
Từ sau khi quyết định nghỉ hưu tại tập đoàn dệt đa quốc gia, ông được một trường đại học mời đến dạy các khóa học về quản lý, kinh doanh, truyền lại những kinh nghiệm trong suốt hơn 20 năm sự nghiệp của mình cũng như rèn luyện sinh viên về các giá trị đạo đức, nhân sinh quan. Ngoài ra, ông cũng đang làm chủ một công ty tư nhân ở phía Bắc Đài Loan.
Trong niềm biết ơn vô bờ, Hoàng Sĩ Khôn chảy nước mắt, nói: “Chính Pháp Luân Công đã cứu tôi và vợ tôi”.
Thân thể, sức khỏe của bà Hoàng trước đây cũng rất kém, bụng phình to lên, trong ngực luôn nặng trĩu, các khớp xương đầu gối dần thoái hóa, mỗi lần lên xuống lầu đều cực kỳ khó khăn, tuần nào bà cũng phải qua bệnh viện Đông y khám. Khi đi khám, bác sĩ chuyên massage trị liệu đã phải kinh ngạc thốt lên: “Bà nhìn gan với túi mật của mình mà xem, toàn bộ đều bị ứ tắc lại, làm sao bà có thể tiếp tục sống đến hôm nay nhỉ?”. Do đó, ngay trước khi xuất ngoại, ông Hoàng đã dạy lại cho vợ 5 bộ công pháp; thấy vợ đã có thể tự tập và học ở nhà, ông mới an tâm ra nước ngoài.
Sau khi bà Hoàng học Pháp luyện công được 3 tháng, bà quay lại bệnh viện Đông y thăm bác sĩ đã từng khám cho bà. Sau khi giúp bà ấn ấn đầu ngón tay, bà bác sĩ không ghìm được phải thốt lên: “Điều này làm sao có thể xảy ra, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, mà gan cũng như túi mật của bà toàn bộ đều đã được thông! Chúng tôi cũng chỉ có thể giúp bà bảo dưỡng một chút, nhưng tôi tin sẽ không bệnh viện nào có thể giúp bà đến mức như thế. Thật đáng ngạc nhiên!”. Bà Hoàng đã kể cho bà ấy nghe, bà được như ngày hôm nay đều là nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Bác sĩ cùng với chồng mình đã may mắn tìm được một điểm luyện công của các học viên Pháp Luân Công. Bà cũng mời tất cả những sư phó mà mình quen cùng ra điểm luyện công. Kỳ nghỉ đông, bà dắt hai đứa con của mình đi luyện, bảo chúng nó không cần phải đi học bổ túc nữa.
“Sau khi đắc Pháp, học Pháp luyện công, tôi mới hiểu nghĩa lý chân chính của sinh mệnh con người là gì”. - Ông Hoàng Sĩ Khôn chia sẻ
Không một giây phút nào ông quên đem đặc tính Chân - Thiện - Nhẫn làm tiêu chuẩn để đối chiếu từng ý nghĩ, lời nói, hành vi của mình. Thay vì mang cái Tôi của mình để xử sự, ông đã lấy Chân - Thiện - Nhẫn làm tiêu chuẩn duy nhất để nhận định tốt xấu, thiện ác, điều đó giúp ông luôn đưa ra được những quyết sách sáng suốt. Nhìn vào gương ông, trong công ty mọi người đều làm việc không nề hà vất vả, đồng nghiệp làm việc không có nghi kỵ, ghen tức với nhau, tất cả đều mang tinh thần và thái độ tích cực, khiến cho toàn công ty phát sinh biến hóa rất lớn.
Hoàng Sĩ Khôn nói: “Tôi có một lời khuyên chân thành dành cho các chủ doanh nghiệp như tôi: mọi người nên học Pháp Luân Công, không chỉ mang lại một cơ thể khỏe mạnh vô bệnh mà còn giúp chúng ta đề cao tâm tính hơn, đã là một người tốt thì nay trở thành người tốt hơn nữa, đó là những lợi ích mà dù chúng ta có tiền bạc đến đâu cũng không mua được”. Ông hy vọng, con người sẽ không bỏ lỡ cơ duyên vạn cổ này.
(Theo Minghui)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét