Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

29/7-Thế giới đêm qua: Việt Nam bắt giữ hơn 300 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc trái phép

29/7-Thế giới đêm qua: Việt Nam bắt giữ hơn 300 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc trái phép https://ift.tt/30V7KHo

Sáng nay, thứ Hai (29/7), mục Thế giới đêm qua của Đại Kỷ Nguyên News xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Việt Nam bắt giữ hơn 300 người Trung Quốc tổ chức đánh bạc trái phép

Cảnh sát Việt Nam hôm Chủ nhật (28/7) đã bắt giữ gần 400 người Trung Quốc bị buộc tội tổ chức hệ thống cờ bạc trực tuyến lớn nhất từ trước đến nay, theo Reuters.

380 người vi phạm, tuổi từ 18 đến 24, đã bị bắt khi đang điều hành các trang web đánh bạc trực tuyến tại một khu vực được bảo vệ chặt chẽ ở thành phố Hải Phòng.

[caption id="attachment_1195496" align="aligncenter" width="624"] Ảnh minh họa. (Ảnh: CNA)[/caption]

Hoạt động cờ bạc được coi là bất hợp pháp ở Việt Nam, nhưng người nước ngoài được phép đánh bạc tại các sòng bạc địa phương. Năm ngoái, Việt Nam thông báo sẽ cho phép một số công dân đánh bạc tại các sòng bạc được chỉ định trên cơ sở thử nghiệm.

Mỹ giúp Somalia tiêu diệt khủng bố

Reuters đưa tin, một cuộc không kích của Hoa Kỳ đã tiêu diệt một nhóm tay súng ủng hộ lực lượng khủng bố, hoạt động ở miền bắc Somalia, có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo IS, Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ phụ trách Châu Phi (AAC) cho biết thông tin hôm Chủ nhật.

AAC không đưa thêm thông tin chi tiết nào về cuộc tấn công diễn ra hôm thứ Bảy tại khu vực miền núi phía bắc Golis.

[caption id="attachment_1195502" align="aligncenter" width="698"] Các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với IS ở Somalia. (Ảnh: Intelligencebriefs)[/caption]

Hoa Kỳ thường xuyên thực hiện các cuộc không kích ở Somalia để giúp cho chính phủ nước này hạn chế hoạt động của các tay súng Hồi giáo cực đoan.

Thủ lĩnh phe đối lập ở Nga nhập viện, nghi bị đầu độc

Hôm Chủ nhật, lãnh đạo phe đối lập ở Nga, Alexei Navalny, đã phải nhập viện sau khi bị dị ứng cấp tính. Một bác sĩ cho rằng có thể ông Navalny bị đầu độc bằng một chất hóa học không xác định, theo Reuters.

Ông Navalny, 43 tuổi, được đưa tới bệnh viện từ nhà tù, nơi thủ lĩnh của phe đối lập với chính phủ Putin đang bị giam với cáo buộc vi phạm luật biểu tình, một ngày sau khi cảnh sát ở Moscow bắt giữ hơn 1.000 người tham gia vào một cuộc tuần hành do Navalny lãnh đạo. (Chi tiết)

[caption id="attachment_1195511" align="aligncenter" width="684"] Ông Alexei Navalny. (Ảnh: Reuters)[/caption]

Ông Kira Yarmysh, người phát ngôn của Navalny, cho biết thủ lĩnh của mình có dấu hiệu dị ứng cấp tính với biểu hiện da đỏ và sưng tấy nghiêm trọng trên khuôn mặt.

Người Hồng Kông tiếp tục xuống đường đòi dân chủ

Cảnh sát Hồng Kông đã cố gắng tìm cách trấn áp hàng ngàn người biểu tình vào Chủ nhật, khi họ tìm cách bảo vệ một văn phòng đại diện chính của chính phủ Trung Quốc, theo Reuters.

"Tôi không có lời nào để nói với Tập Cận Bình, ông ấy rất kiêu ngạo với niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản", một nữ sinh viên đại học họ Hồ nói. "Ônh ấy đang lấy đi sự tự do của chúng tôi, và đó là điều chúng tôi không thể chịu đựng được", cô Hồ nói về lý do tham gia các cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kông.

[caption id="attachment_1195521" align="aligncenter" width="685"] Cảnh sát Hồng Kông đã sử dụng hơi cay và đạn cao su nhằm giải tán đám đông trong các cuộc biểu tình cuối tuần qua. (Ảnh: Reuters)[/caption]

Trước đó, vào thứ Bảy, cũng đã diễn ra một cuộc tuần hành lớn phản đối hành động tấn công người dân của các nhóm côn đô mặc áo trắng, đeo khẩu trang, bị nghi là đã nhận tiền của đặc vụ Trung Quốc trấn áp người biểu tình.

Người tị nạn Rohingya không tin chính phủ Myanmar

Trong chuyến thăm những người Rohingya đang tị nạn ở Bangladesh, các quan chức Myanmar đã không thể thuyết phục được rằng những người thuộc sắc dân thiểu số theo đạo Hồi có thể trở về nhà an toàn, theo WSJ.

Hơn 700.000 người Rohingya đã phải chạy trốn khỏi Myanmar sau một cuộc đàn áp quân sự tàn bạo vào năm 2017. Đối mặt với áp lực quốc tế, Myanmar đã tuyên bố trong nhiều tháng qua rằng người Rohingya có thể quay trở lại nhà của mình. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc và người tị nạn Rohingya nói rằng nước này có những biểu hiện cho thấy không thực sự chào đón người dân của mình quay trở về.

[caption id="attachment_1195527" align="aligncenter" width="687"] Đoàn quan chức chính phủ Myanmar tới thăm những người tị nạn Rohingya ở Bangladesh. (Ảnh: Getty)[/caption]

Các bộ trưởng của chính phủ Myanmar đã gặp hàng chục nhà lãnh đạo của cộng đồng Rohingya vào cuối tuần qua để cố gắng thuyết phục họ quay trở về. Chuyến thăm của họ diễn ra gần hai tuần sau khi Mỹ áp lệnh trừng phạt đối với người đứng đầu quân đội Myanmar, Min Aung Hlaing, và các tướng lĩnh hàng đầu khác vì liên quan tới các cuộc đàn áp người Rohingya.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét