Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2019

Bạn đọc ‘điểm danh’ 9 con dốc nguy hiểm nhất ở bán đảo Sơn Trà

Bạn đọc ‘điểm danh’ 9 con dốc nguy hiểm nhất ở bán đảo Sơn Trà https://ift.tt/2LZUHRw

Từ đầu năm 2019 đến nay, trên các tuyến đường chạy quanh bán đảo Sơn Trà đã có đến 12 vụ TNGT xảy ra, trong đó có 4 người chết (đều là nữ), 3 người bị thương.

Báo Tuổi Trẻ cho biết, mới đây, anh Bùi Văn Tuấn - Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh - Green Việt đã đúc kết những kinh nghiệm của mình khi đi xe máy qua những con dốc nguy hiểm trên bán đảo này.

[caption id="attachment_1201199" align="alignnone" width="700"] Các gương cầu lồi được đặt ở những khúc cua nguy hiểm trên Sơn Trà. (Ảnh: Đoàn Nhạn/Tuổi Trẻ)[/caption]

Cụ thể theo anh Tuấn, người điều khiển xe máy khi lên bán đảo Sơn Trà phải hết sức chú ý ở những con dốc nguy hiểm sau:

(1) Dốc đầu tiên ở hướng đi từ cảng Tiên Sa đến bãi Đá Đen. Đoạn dốc này dài khoảng 1km và đổ dốc liên tục. Điểm cuối của dốc đổ ra đường lớn hai chiều rất nhiều ôtô đi lại.

(2) Đoạn dốc (nằm bên dưới chân nhà Vọng Cảnh), nơi có nhiều vách núi lỡ dựng đứng. Khu vực này dốc không cao nhưng cua gấp, vách núi lỡ nhiều nên khá nguy hiểm.

(3) Dốc gần đỉnh đồi  nhà Vọng Cảnh (hướng từ Vọng Cảnh về TP Đà Nẵng). Đoạn này đường đi rất đẹp nhưng cua lại rất gấp, dốc dài và độ dốc cao kéo dài liên tục. Nên nếu xuống dốc mà không cẩn thận sẽ dễ bị giật mình khi gặp xe ngược chiều đi lên gây hoảng và va đập vào các thành lan can bên cạnh đường.

(4) Dốc ngắn khoảng 500m từ đỉnh đồi nhà Vọng Cảnh về hướng sân bay trực thăng. Dốc ngắn nhưng độ dốc khá lớn, có đoạn cua rất ngặt. Lên dốc cũng phải bò (chạy thật chậm) mới lên được.

(5) Dốc đi xuống hố Sâu. Đoạn dốc này rất kinh khủng. Dốc dài liên tục gần 2km, đường hẹp, nhiều khúc cua ngặt nguy hiểm. Nếu xuống dốc mà gặp ôtô đi lên thì khó tránh kịp nếu không chú ý.

(6) Dốc từ đỉnh Bàn Cờ về khu nghỉ dưỡng Intercon. Dốc này kéo dài liên tục vài cây số, đường hẹp. Bên phải đường là taluy âm nên vực rất sâu. Khi xuống dốc, gặp xe máy hay ôtô đi ngược chiều rất dễ bị va chạm.

7) Dốc đi từ ngã 3 khu nghỉ dưỡng Intercon lên ngã 3 đi cây Đa ngàn năm. Dốc này thường xảy ra tai nạn do độ dốc quá cao và tức. Trước khi lên dốc thì có 1 đoạn cua ngặt nên các xe thường bị mất đà. Xuống dốc thì quá dốc nên tay lái dễ bị lạc.

(8) Dốc đi từ ngã 3 cây Đa ngàn năm ra khu du lịch sinh thái Trường Mai. Dốc này bao gồm cả 2 đoạn (dốc đôi). Vừa lên hết dốc là thả dốc gấp, đường rất nhỏ mà ít được dọn dẹp, 2 bên đường là vực sâu. Dốc kéo dài, nhiều chỗ cua tay áo nên việc tránh xe đi ngược chiều phải luôn được chú ý và chủ động hết sức.

(9) Dốc từ cây Hoa vàng xuống đường Yết Kiêu.

Trên báo Pháp luật TP. HCM, chia sẻ kinh nghiệm khi đi trên đèo dốc, nhiều khúc cua gấp, chuyên gia ôtô, xe máy Nguyễn Minh Đồng khuyên: Khi di chuyển đường đèo đừng quên việc phải đi theo tốc độ quy định. Tại những đường đèo có cua bên trái nên để biển báo cấm qua mặt. Tốc độ chỉ nên giữ vào khoảng 15-20 km/giờ. Đặc biệt khi vào cua không được cắt cua, tạt trước đầu ô tô vì không thấy phương tiện giao thông phía trước.

[caption id="attachment_1201203" align="alignnone" width="660"] Hiện trường vụ tai nạn thương tâm ngày 4/5/2019 trên bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: Xuân Sơn)[/caption]

Nhiều người có thói quen khi xuống dốc liền tắt máy để xe chạy xuống tự nhiên. Tuy nhiên, khi tắt máy sẽ làm cho thắng bị giảm tác dụng. Xe trôi xuống dốc tương tự như thả chiếc vỏ xe, viên bi, quả bóng lăn tự do từ đỉnh dốc xuống chân dốc. Với trọng lượng xe và người ngồi trên xe càng lớn, quán tính càng lớn, do đó tốc độ trôi dốc ngày càng nhanh. Khi đó, độ bám đường giảm, xe không thể giảm tốc như ý muốn khi gặp khúc cua hay phải dừng lại.

[caption id="attachment_1201205" align="alignnone" width="586"] Nhiều khúc cua nguy hiểm trên bán đảo Sơn Trà. (Ảnh: Đoàn Cường)[/caption]

Theo ông Phan Minh Hải, Phó BQL, địa hình bán đảo Sơn Trà đòi hỏi người điều khiển phương tiện lên bán đảo phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt là những lúc lên và đổ dốc. Nếu xuống dốc bằng xe số, có thể chuyển xe về số nhỏ để ghìm xe, hãm động cơ xe lại. tránh trôi dốc.

Bán đảo Sơn Trà là cụm núi nằm cách trung tâm TP. Đà Nẵng khoảng 10 km thuộc quận Sơn Trà. Nơi đây có nhiều điểm tham quan thú vị, thu hút du khách. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều vụ tai nạn xảy ra trên các tuyến đường quanh bán đảo Sơn Trà khiến nhiều người lo lắng, trong đó có rất nhiều du khách lần đầu đến TP. Đà Nẵng và muốn lên tham quan bán đảo này.

[caption id="attachment_1201206" align="alignnone" width="800"] Đoạn từ đỉnh Bàn Cờ về Sân bay trực Thăng nhiều dốc cao kéo dài, nơi đây xảy ra nhiều vụ tai nạn và tập trung nhiều bàn thờ bên đường. (Ảnh: Hải Hiếu/Pháp luật TP.HCM)[/caption]

Để đi đến các điểm tham quan, du khách có ba con đường lên núi, chủ yếu là một đường từ Bãi Bụt và hai nhánh lên từ đường Yết Kiêu. Mặc dù vậy, đi lên đường nào cũng phải qua nhiều đoạn có cua gấp, dốc cao. Rất nhiều đoạn có độ dốc 18%, có đoạn từ đồi Vọng Cảnh về sân bay trực thăng là 45%, đặc biệt dốc đi xuống điểm Hố Sâu lên đến 60%.

Video: Cảnh báo tai nạn chết người khi đi xe máy lên đỉnh Sơn Trà. (Nguồn: Tuổi Trẻ)

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/canh-bao-tai-nan-chet-nguoi-khi-di-xe-may-len-dinh-son-tra--tuoi-tre-online-video_71495d33d.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét