Năm nay sẽ đánh dấu 70 năm mảnh đất Trung Nguyên nằm dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc và được gọi tên là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bắc Kinh đang bận rộn chuẩn bị cho dịp trọng đại này. Thế nhưng ngay cả sự kiện lớn đó cũng không thể đánh lạc hướng người dân khỏi hàng loạt vấn đề mà đất nước có lịch sử hàng ngàn năm đang phải đối mặt, trong đó nổi cộm nhất là mối quan hệ với Hoa Kỳ, Đài Loan và Hồng Kông, theo nhận định của ông Chi Wang, chủ tịch Quỹ Chính sách Mỹ-Trung có trụ sở tại Washington, đăng trên tờ SCMP.
Trung Quốc đang phải vật lộn để gánh chịu nhiều thất bại về chính sách và chiến lược. Theo ông Chi Wang, có ba vấn đề lớn mà đất nước phải giải quyết thành công nếu muốn bảo tồn.
Đầu tiên là mối quan hệ với Đài Loan, hiện đang ở mức điểm thấp nhất trong nhiều năm. Tính đến năm 2016, ít nhất 64% người Đài Loan nhận thấy Trung Quốc đã sử dụng các mối quan hệ kinh tế để buộc hòn đảo phải nhượng bộ chính trị. Chiến lược của Trung Quốc nhằm thu hút Đài Loan thông qua các khuyến khích kinh tế rõ ràng đã không hiệu quả.
Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) đã gia tăng vị thế của mình bằng cách chống lại Bắc Kinh, và ngay cả Quốc dân đảng (KMT), đảng ủng hộ Bắc Kinh ở Đài Loan cũng không muốn liên quan nhiều đến Bắc Kinh trong nỗ lực giành lại quyền lực. Khoảng cách giữa Bắc Kinh và Đài Bắc ngày càng lớn hơn.
Giờ đây, Trung Quốc rơi vào bế tắc với Đài Loan, phần lớn là do Hoa Kỳ liên tục can thiệp. Do Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Đài Bắc không thể tuyên bố độc lập vì không chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng hỗ trợ quân sự nếu hòn đảo làm như vậy. Đồng thời, Bắc Kinh không thể hành động khiến Đài Loan đi ngược lại với ý chí của mình vì điều đó có nguy cơ động chạm đến quân đội Hoa Kỳ.
Theo ông Chi Wang, điều này đưa đến vấn đề thứ hai mà Trung Quốc phải đối mặt: mối quan hệ với Mỹ. Nó đã trở nên rất căng thẳng gần đây.
Đầu tiên, đó là cuộc chiến thương mại, vốn đang gây thiệt hại cho nông dân Mỹ và đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc đã có hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ và gián điệp ở Mỹ, tạo ra căng thẳng cho người Mỹ gốc Hoa ở đây. Thứ ba, Trung Quốc đã nhiều lần phàn nàn về sự can thiệp của Mỹ vào các vấn đề đối nội.
Một trong những vấn đề đó là Đài Loan. Hôm thứ Ba (20/8), Bộ ngoại giao Mỹ đã phê duyệt gói vũ khí trị giá 8 tỷ USD cho Đài Loan. Đây là vụ bán vũ khí lớn nhất của Mỹ cho Đài Loan trong nhiều năm qua.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dai-loan-khac-gi-trung-quoc_96ee2de6b.html"]
Một lĩnh vực khác mà Trung Quốc đã cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp là Hồng Kông, đây là vấn đề quan trọng thứ ba mà Trung Quốc phải giải quyết..
Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã diễn ra trong nhiều tuần, với hàng trăm người bị bắt và đụng độ với cảnh sát. Trung Quốc đã nhiều lần đổ lỗi cho các thế lực nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng Mỹ đã kích động những người biểu tình, gây ra sự bất ổn lớn hơn của đặc khu.
Chủ tịch Quỹ Chính sách Mỹ-Trung bình luận, ba vấn đề này - mối quan hệ với Đài Loan, Mỹ và Hồng Kông - đang đe dọa không chỉ sự ổn định của Trung Quốc, mà còn liên quan tới sự sống còn của chính quyền. Chủ tịch Tập Cận Bình dường như "không may mắn" khi ông phải thừa hưởng những vấn đề này.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/du-ngon-bi-an-con-chim-long-trang-bao-hieu-van-menh-trung-quoc-va-tap-can-binh_410003a16.html"]
Hạt giống của cuộc xung đột Đài Loan đã được gieo khi Mao Trạch Đông tiếp quản Trung Quốc. Quan hệ với Hoa Kỳ luôn bị đảo lộn, đặc biệt là từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn. Và trong những thập kỷ gần đây, chính phủ Hoa Kỳ, cho dù được lãnh đạo bởi một tổng thống Dân chủ hay Cộng hòa, đã trở nên cứng rắn với Trung Quốc. Hồng Kông đã được trao trả về cho Trung Quốc từ năm 1997 với nguyên tắc "Một quốc gia, Hai chế độ", hơn chục năm trước khi ông Tập lên nắm quyền.
Cho đến nay, ông Tập đã không thể khiến Trung Quốc giảm căng thẳng trong ba lĩnh vực quan trọng này. Chủ tịch Quỹ Chính sách Mỹ-Trung nhận định, mặc dù ông Tập có thể hành động cứng rắn với Đài Loan nhưng Trung Quốc đã thể hiện mình như một "con hổ giấy". Nó có thể gầm lên, tỏ ra nguy hiểm nhưng sẽ không bao giờ tấn công. Đài Bắc biết điều này, và thậm chí còn biết rằng hòn đảo sẽ tốt hơn khi có một nền dân chủ. Và vì có nền dân chủ, Đài Loan sẽ không bao giờ đầu hàng Bắc Kinh.
Ông Tập có thể sẽ bị thúc ép phải có hành động quyết liệt với Hồng Kông. Ông Chi Wang cho rằng, nếu ông Tập làm như vậy, mối quan hệ với Mỹ sẽ càng tồi tệ hơn, tình trạng bất ổn tiếp tục lan rộng và làm mờ danh tiếng của Hồng Kông. Nó cũng sẽ khiến cho Trung Quốc yếu thế với phần còn lại của thế giới.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trung-quoc-va-truyen-thong-noi-lao-nguoi-hong-kong-bieu-tinh-chong-my_12a233d52.html"]
Theo ông Chi Wang, vẫn chưa có hồi kết cho cuộc chiến thương mại với Mỹ trước mắt, cho dù ông Tập có cố gắng đàm phán như thế nào. Tổng thống Donald Trump là không thể đoán trước và đưa ra các thỏa thuận nhanh như cách ông thực hiện chúng. Việc chờ đợi một thỏa thuận để kết thúc tranh chấp này dường như là vô ích.
Ông Chi Wang cho biết, ông đã sắp 90 tuổi. Ông đã chứng kiến gần 100 năm lịch sử Trung Quốc, sống qua thời kỳ lãnh chúa và sự chiếm đóng của Nhật Bản tại Trung Quốc và Hồng Kông, cho đến sự cầm quyền của ĐCSTQ.
Ông nhận định, Trung Quốc đang cho thấy một thực trạng yếu kém. Chủ tịch Tập không thể giải quyết các vấn đề ngày càng tồi tệ hơn trong những năm qua. Đảng Cộng sản đã cai trị Trung Quốc trong 70 năm, lâu hơn rất nhiều triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Giống như tất cả người dân Trung Quốc, Chủ tịch Quỹ Chính sách Mỹ-Trung hy vọng rằng Trung Quốc có thể trở nên mạnh mẽ một lần nữa.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tong-thong-trump-chung-ta-phai-doi-dau-voi-trung-quoc_090a03ef5.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét