Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Dấu ấn tuần qua: ‘Chế độ côn đồ’ – cơn ác mộng của người yêu mến tự do

Dấu ấn tuần qua: ‘Chế độ côn đồ’ – cơn ác mộng của người yêu mến tự do https://ift.tt/33rmEax

Hôm thứ Năm (9/8) phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Morgan Ortagus, đã dùng từ “chế độ côn đồ” để mô tả Bắc Kinh. Vô tình, cách nhìn của người Mỹ về chính quyền Trung Quốc đã lý giải phần nào nguyên nhân tại sao hàng triệu người Hồng Kông, Đài Loan và những người đào thoát lại sợ trở về “mái nhà” Đại lục đến như vậy.

Trung Quốc thời điểm hiện tại đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh luôn có những bài viết ca ngợi sức mạnh kinh tế, quân sự và sự phồn vinh của một ‘Trung Quốc mới’ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Nhưng qua nhiều cuộc thăm dò được thực hiện theo thời gian, đa số người Đài Loan, Hồng Kông không nhận họ là người Trung Quốc và cự tuyệt việc trở thành công dân của một “Trung Quốc vĩ đại” như hệ thống tuyên giáo kia tô vẽ, đơn giản vì họ không muốn là nạn nhân của một “chế độ côn đồ”. Những sự kiện nổi bật diễn ra tuần qua một lần nữa củng cố thêm cho cái lý của họ.

Đàn áp tôn giáo

Theo SBS, trên đường đào thoát khỏi Trung Quốc để tới Bosnia, người đàn ông Duy Ngô Nhĩ có tên Abulikemu Yusufu, 54 tuổi, đã bị giữ lại tại sân bay quốc tế Hamad ở Thủ đô Doha của Quatar vào thứ Bảy (3/8). Sau đó ông đã bị buộc phải quay trở lại Bắc Kinh vào ngày 4/8. Lo sợ “không còn đường sống” khi trở về Trung Quốc, ông đã đăng một video lên mạng xã hội để cầu xin sự giúp đỡ của thế giới tự do.

Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình từ những nhà hoạt động nhân quyền, ông Yusufu đã thoát được “sự tra tấn, cầm tù thậm chí là án tử”, theo đánh giá của tờ Uighurtimes, nếu phải quay trở lại Trung Quốc. Sáng sớm hôm thứ Tư (7/8), nhà hoạt động nhân quyền Hidayat, một trong những người đã giúp ông Yusufu, thông báo trên Twitter rằng người đàn ông Duy Ngô Nhĩ này đã tới Mỹ an toàn.

[caption id="attachment_1206852" align="aligncenter" width="642"] Nhà hoạt động Tahir Imin (bên phải) đón ông Abulikemu Yusufu tại sân bay quốc tế Dulles ở Washington, Mỹ. (Ảnh: Twitter)[/caption]

Ông Yusufu là một trong số rất ít người Duy Ngô Nhĩ may mắn chạy thoát khỏi Trung Quốc, trong khi, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hơn một triệu đồng bào của ông vẫn phải chịu cảnh tù tội trong các trại tập trung vì không chịu tin vào niềm tin của ĐCSTQ.

Không chỉ “côn đồ”, nhà cầm quyền Trung Quốc, như nhiều báo cáo đã cho thấy, còn “dối trá”. Theo tờ báo Nhật Nikkei, nhân dịp kỷ niệm 10 năm (2009-2019) cuộc nổi dậy của người Duy Ngô Nhĩ, chính quyền Trung Quốc đã cho phép truyền thông quốc tế tới thăm các trại cải tạo ở Tân Cương để chứng minh với thế giới rằng mọi chuyện trên thực tế không như những gì báo giới đưa tin.

Các quan chức Trung Quốc nói với các nhà báo rằng nơi mà họ tới thăm không phải là những “trại cải tạo” như báo chí phương Tây gọi mà đó là các các “Trung tâm giáo dục”, và ở đây không có các “tù nhân” chỉ có các “học viên”.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tai-sao-nguoi-dan-ong-duy-ngo-nhi-phai-dau-kho-thot-len-toi-tha-ban-me-va-vo-minh-con-hon_bf4d573f6.html"]

"Học viên đăng ký theo lời mời của chính quyền địa phương", Mamat Ali, giám đốc một trại cải tạo nói với các nhà báo. "Một số thậm chí tự nguyện tới", ông Ali nói và cho biết thêm các học viên được phép trở về nhà vào cuối tuần và "chúng tôi không bao giờ giới nghiêm nơi này".

Phóng viên Nikkei đã tiếp cận một thanh niên người Duy Ngô Nhĩ, 25 tuổi, anh này nói rằng mình từng xem các video hướng dẫn cách chế tạo bom và nói “tôi đã không phân biệt được đúng sai”. Anh ta chia sẻ, sau một khoảng thời gian học tập ở trung tâm giáo dục anh đã “tìm được một công việc ổn định và cuộc sống hạnh phúc”.

Một học viên nữ 26 tuổi khác nói rằng cô tự nguyện xin vào trại để học nghề may, thực hiện ước mơ mở tiệm may, sau khi hàng xóm của cô “tố” với cảnh sát rằng cô cấm con của mình chơi với trẻ em gốc Hán.

[caption id="attachment_1206856" align="aligncenter" width="603"] Quan chức Trung Quốc gọi những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ tại các trại cải tạo ở Tân Cương là "học viên". (Ảnh: Xinjiang Judicial Administration)[/caption]

Tờ báo Nhật cho hay, những tù nhân được phỏng vấn ở các trại cải tạo đều nói những ý giống nhau như họ cảm thấy ăn năn khi trước đây không thân thiện với người gốc Hán, sau khi tới học tập ở trung tâm giáo dục thì mới nhận ra rằng tất cả đều là người Trung Quốc và họ sẽ nguyện đi theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, Nikkei cho biết, các phóng viên chỉ được tới thăm và gặp những nơi, những người theo chỉ định của quan chức Trung Quốc, thậm chí họ không tìm được không gian riêng tại các bữa ăn khi nhà cầm quyền Tân Cương luôn cho người theo “tiếp” họ nhiệt tình.

Vì thế, Nikkei đánh giá, những gì mà các phóng viên thấy được trong chuyến thăm Tân Cương vừa qua hoàn toàn tương phản với những chia sẻ của những cựu tù nhân Duy Ngô Nhĩ đào thoát khi tất cả đều nói rằng họ đã bị cưỡng buộc vào các trại cải tạo, bị đánh đập, hành hạ và tẩy não để cuối cùng phải từ bỏ đạo Hồi, trở thành một người theo “lý tưởng” và phục tùng ĐCSTQ.

Chà đạp tự do

Các cuộc biểu tình yêu cầu dân chủ ở Hồng Kông đã kéo dài liên tục nhiều tuần qua và không cho thấy dấu hiệu suy giảm. Vào thứ Hai (5/8), người dân Hồng Kông đã tiến hành một cuộc tổng đình công quy mô lớn, làm tê liệt hệ thống giao thông, khiến hơn 200 chuyến bay bị hủy và hòn đảo lâm vào bế tắc chưa từng thấy.

Vào thứ Sáu (9/8), người Hồng Kông đã tập trung rất đông ở sân bay để phát tờ rơi và giương biểu ngữ bằng hàng chục ngôn ngữ khác nhau nhằm giúp du khách quốc tế hiểu và chia sẻ nhiều hơn với những việc làm của họ.

“Chúng tôi đã làm các tờ rơi, biểu ngữ bằng hơn 16 ngôn ngữ, từ tiếng Nhật đến tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi muốn gửi thông điệp của chúng tôi ra quốc tế. Chúng tôi không phải là những kẻ bạo loạn, chúng tôi là một nhóm người Hồng Kông đấu tranh cho quyền con người và tự do”, cô Lam, 16 tuổi, nói trước khi cuộc biểu tình diễn ra tại sân bay.

Sự quyết liệt của người Hồng Kông vẫn không hề làm cho chính quyền đặc khu nhượng bộ, không những thế bà Carrie Lam, đặc khu trưởng, còn chỉ trích các cuộc biểu tình đang đẩy thành phố đến tình huống ”cực kỳ nguy hiểm” và thách thức sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Bà Lam cũng bóng gió chuyện sử dụng vũ lực để trấn áp các cuộc biểu tình khí nói rằng “Không loại trừ việc tìm kiếm sự giúp đỡ của quân đội”.

Bà Lam đưa ra những phát biểu này sau khi lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú ở Hồng Kông (PLAHK), ngày 31/7, tung ra một video dài 3 phút với các hình ảnh có tính đe dọa như xe bọc thép, dùi cui, vòi rồng, trực thăng, đang thực hiện các bài tập chống khủng bố, biểu tình và bạo động.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/quan-doi-trung-quoc-dang-video-canh-bao-nguoi-bieu-tinh-hong-kong_d35b2356b.html"]

Video chiếu cảnh một người lính hét to bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ mà đa số người Hồng Kông sử dụng, chứ không phải tiếng Trung Quốc đại lục rằng “tất cả các hậu quả đều là do các bạn”. Cùng ngày, Tư lệnh của PLAHK, Thiếu tướng Trần Đạo Tường nói rằng Bắc Kinh “ủng hộ mạnh mẽ” trưởng đặc khu Carrie Lam, cũng như các hành động của cảnh sát và tòa án để thi hành luật pháp và trừng phạt “tội phạm bạo lực”.

[caption id="attachment_1206853" align="aligncenter" width="611"] Người lính trong video hét to “tất cả các hậu quả đều là do bạn”. (Ảnh: chụp màn hình)[/caption]

Ông Trần nhấn mạnh “gần đây [ở Hồng Kông đã xảy ra] một loạt các sự cố bạo lực, đe đọa sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông, thách thức luật pháp và trật tự xã hội. Những sự cố này đe dọa đời sống và an ninh của người Hồng Kông, vượt quá giới hạn của mô hình một nhà nước hai chế độ. Điều này là không thể dung thứ”.

Hôm thứ Ba, người phát ngôn của văn phòng chuyên trách các vấn đề Hồng Kông và Ma cao, ông Dương Quang, tuyên bố rằng việc những kẻ lãnh đạo các cuộc biểu tình ở đặc khu hành chính Hồng Kông bị bỏ tù chỉ là vấn đề thời gian. Ông Dương cũng từng nói rằng các cuộc biểu tình ở Hồng Kông là những "hành vi xấu xa và tội phạm được thực hiện bởi các phần tử cực đoan".

Người biểu tình Hồng Kông đã nhiều lần lên tiếng với truyền thông và trong các diễn đàn quốc tế rằng Bắc Kinh là thế lực đang hàng ngày can thiệp vào đời sống chính trị của hòn đảo, và là kẻ đứng sau giật dây chính quyền đặc khu đàn áp các phong trào dân chủ bằng tất cả các biện pháp có thể, kể cả việc sử dụng xã hội đen để thực hiện các hành vi côn đồ tấn công người biểu tình.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/giay-phut-kinh-hoang-khi-con-do-ao-trang-danh-nguoi-bieu-tinh-o-hk-nguon-zingvn_42460d340.html"]

Theo RFI, ông Chu Khải Di (Eddie Chu), một nghị sĩ ủng hộ dân chủ nói rằng: “Cuộc tấn công [của nhóm côn đồ mặc áo trắng, đeo khẩu trang] ngày 21/7 [vào người biểu tình ở ga tàu điện] là bước thứ hai trong chiến lược của Bắc Kinh nhắm chống lại phong trào dân chủ. Bước đầu tiên là dùng cảnh sát, bước thứ hai là sử dụng xã hội đen, mà không có phản ứng nào từ cảnh sát. Bước thứ ba sẽ là lệnh giới nghiêm do chính phủ Hồng Kông ban bố. Bước cuối cùng sẽ là triển khai Quân Đội Trung Quốc”.

‘Chơi xấu’

Trung Quốc đang mắc kẹt trong cuộc thương chiến với Hoa Kỳ, các báo cáo cho thấy họ dường như đang ngày càng không thể “nhúc nhích” dưới áp lực từ các chính sách của chính quyền Trump. Theo Vision Times, đứng đầu trong quyết sách của ông Trump khiến Bắc Kinh nóng mặt là các biện pháp trừng phạt thương mại và lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump trong những vấn đề nhạy cảm với ĐCSTQ, đặc biệt là liên quan đến tự do tín ngưỡng ở nước này.

Ông Quách Văn Quý, một tỷ phú gốc Hoa, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Washington Free Beacon tiết lộ rằng Bắc Kinh đang tìm mọi cách để ngăn ông Trump thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Vị tỷ phú 51 tuổi cho hay chiến dịch nhằm hạ bệ ông Trump của Trung Nam Hải đã đi vào hoạt động kể từ cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ 2018, với kết quả đảng Dân chủ nắm được Hạ viện Mỹ.

“Tổng thống Trump đã gây ra nhiều thiệt hại cho ĐCSTQ, vì vậy họ tuyên bố ông sẽ không được phép có thêm bốn năm cầm quyền nữa”, ông Quách nói.

[caption id="attachment_1206863" align="aligncenter" width="600"] Tỷ phú gốc Hoa Quách Văn Quý. (Ảnh: SupChina)[/caption]

Ông Quách cho biết, chiến dịch phá hỏng kế hoạch tái đắc cử của ông Trump của ĐCSTQ chủ yếu sử dụng “4 vũ khí”, thứ nhất, mua chuộc các nhà lãnh đạo tài chính ở phố Wall, thứ hai, vận động hành lang những nhân vật trong giới chính trị Hoa Kỳ, thứ ba, sử dụng truyền thông, và thứ tư sẽ lợi dụng tài chính của các tỷ phú gốc Hoa tấn công ông Trump.

Ông Thomas Christensen, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dương, từng nói rằng Trung Quốc đã thất bại thảm hại trong việc giành được trái tim và khối óc của người Đài Loan, mặc dù đã rất nỗ lực để thu hút các tài năng trẻ của hòn đảo này bằng nhiều cách, cũng như sử dụng tất cả các phương cách từ quân sự tới chính trị hòng làm người dân đảo phải quy phục.

Lời kêu cứu của ông Yusufu, những cuộc biểu tình sôi sục của người dân Hồng Kông thời gian qua hay những phản ứng quyết liệt của chính phủ và người dân Đài Loan trước những lời đe dọa thống nhất của Bắc Kinh cho thấy những người đã quen sống trong môi trường tự do, hay những người khao khát tự do, coi sự trở về với Đại lục là một cơn ác mộng. Thế mới biết, không thể đắc nhân tâm bằng "thói côn đô" hay "chơi xấu".

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc-video_50949d31a.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét