Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Dấu ấn tuần qua: Xuống đường để bảo vệ Hồng Kông khỏi mối đe dọa từ Bắc Kinh

Dấu ấn tuần qua: Xuống đường để bảo vệ Hồng Kông khỏi mối đe dọa từ Bắc Kinh https://ift.tt/2zmm7bW

Hôm thứ Bảy (15/6), Trưởng Đặc khu Hồng Kông, Carrie Lam, đã tuyên bố đình chỉ vô thời hạn việc thảo luận về dự luật dẫn độ. Việc nhượng bộ của bà Lam được giới truyền thông đánh giá là một chiến thắng của người dân Hồng Kông, những người luôn lo sợ tự do của mình bị bóp nghẹt bởi Bắc Kinh, thế lực được cho là đứng sau giật dây chính quyền đặc khu.

Lấy lý do "vá lỗ hổng” pháp lý, chính quyền đặc khu Hồng Kông, đứng đầu là bà Carrie Lam, đã đề xuất dự luật dẫn độ, theo đó người dân đảo hoặc người du lịch nước ngoài phản đối Bắc Kinh tới xứ Cảng Thơm có thể bị dẫn độ sang Trung Quốc để xét xử. Nghi ngờ dự luật có yếu tố chính trị, và lo sợ nền tư pháp của hòn đảo vốn mong manh trước sức ép từ Bắc Kinh sẽ bị sụp đổ, sau nhiều cuộc tuần hành phản đối ở quy mô nhỏ, vào ngày 9/6, hơn một triệu người, trên tổng số 7 triệu người dân Hồng Kông, đã xuống đường biểu tình, bày tỏ sự bất bình với dự luật dẫn độ. Những ngày tiếp theo, các cuộc biểu tình vấn tiếp tục được duy trì với sự tham gia của hàng nghìn người.

Để giải tán các cuộc biểu tình, hôm thứ Tư, cảnh sát Hồng Kông đã không ngần ngại xịt hơi cay, bắn đạn cao su về phía người biểu tình, theo Nikkei, có 72 người đã bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng sau khi bị cảnh sát tấn công. Không những không tỏ ra thương xót những người dân của mình, bà Lam còn có nhiều phát biểu chỉ trích họ và thể hiện rõ quyết tâm thông qua bằng được dự luật dẫn độ.

Nữ đặc khu trưởng, bị người biểu tình cho là “tay sai” của Bắc Kinh, theo BBC, đã gọi những cuộc biểu tình chống dự luật dẫn độ là “các cuộc nổi loạn có tổ chức”, và người biểu tình đã thực hiện "Những hành động nổi loạn phá hoại sự yên bình của xã hội, phớt lờ luật pháp và kỷ cương là không thể chấp nhận được trong bất kỳ xã hội văn minh nào".

“Tôi không nghĩ rằng việc rút lại dự luật là hợp lý đối với chúng ta lúc này, vì có những mục tiêu rất quan trọng mà dự luật này dự định đạt được”, bà Lam nói với các phóng viên trong vòng bảo vệ của các nhân viên an ninh hôm thứ Ba.

“Trong khi đó chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận và giải thích, có rất ít cơ hội để đạt được sự trì hoãn việc thông qua dự luật này”, bà Lam nói.

[caption id="attachment_1163403" align="aligncenter" width="700"] Người biểu tình Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ. (Ảnh: H. Ruckermann)[/caption]

Dự luật gây sợ hãi

Bernard Chan, một thành viên chủ chốt của chính quyền đặc khu Hồng Kông, khi được phóng viên của Nikkei hỏi quan điểm về việc có nên dừng thảo luận dự luật dẫn độ hay không, đã nói rằng, “Ý kiến cá nhân của tôi là không thể tiếp tục thảo luận về dự luật khi phe đối lập quá quyết liệt”. Lý do mà người Hồng Kông “quyết liệt” phản đối tới cùng dự luật dẫn độ được Michael C. Davis, một chuyên gia thuộc Trung tâm Wilson chuyên về các vấn đề quốc tế và nghiên cứu châu Á lý giải một phần.

Ông Davis cho rằng nếu dự luật dẫn độ được thông qua, thì nó “Không chỉ tác động tới người dân Hồng Kông địa phương, [mà] dự luật thậm chí [còn] đe dọa cả người nước ngoài, vì Hồng Kông là một trung tâm và thành phố quốc tế, và tất cả những người nước ngoài nói bất cứ điều gì không tốt về chính phủ Trung Quốc cũng có thể bị đẫn độ”.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc-video_50949d31a.html"]

Nikkei cho hay, nhiều người Hồng Kông tin rằng: “luật này vô cùng nguy hiểm”, vì nó sẽ phá vỡ ranh giới cuối cùng ngăn cách Hồng Kông và Trung Quốc đại lục theo khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ” đảm bảo “quyền tự chủ cao”, theo Hiệp ước Trung – Anh.

Còn Chow, một nữ sáng lập viên của nhóm chính trị Demosisto ở Hồng Kông, nói rằng “Hồng Kông sẽ chấm hết nếu dự luật thực sự được thông qua”. Chow cũng cho biết, chính quyền đặc khu đã lên kế hoạch thúc đẩy việc thông qua dự luật trước khi Hội đồng lập pháp của đặc khu có kỳ nghỉ hè vào giữa tháng Bảy. Điều đáng lo sợ nằm ở chỗ, theo Chow, phần lớn nghị viên Hồng Kông hiện tại đều là những người thân Bắc Kinh, vì hầu hết trong số họ không phải trải qua lựa chọn theo hệ thống bầu cử của hòn đảo.

“Nếu [dự luật dẫn độ] bỏ phiếu ngày hôm nay, nó sẽ được thông qua”, cô Chow quả quyết.

Chow nói rằng nếu Hồng Kông áp dụng luật dẫn độ, khi đó hòn đảo sẽ chắc chắn phải sống trong “một quốc gia, một chế độ” vì “nó sẽ cho phép luật pháp Trung Quốc được thi hành ở Hồng Kông”.

Tờ USA Today hôm thứ Tư có bài phân tích về những ‘hiểm họa’ sẽ tới nếu như dự luật dẫn độ được áp dụng, theo đó, tờ báo Mỹ chỉ ra rằng dự luật này đe dọa mối quan hệ Hoa Kỳ – Hồng Kông vì nó làm Hồng Kông dễ bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc, trong khi đó Mỹ luôn lo ngại cách thức vận hành nền tư pháp của Bắc Kinh sẽ tạo ra rủi ro nghiêm trọng cho lợi ích an ninh và kinh tế của Hoa Kỳ ở Hồng Kông. Ngoài ra, dự luật cũng sẽ khiến Hồng Kông bớt hấp dẫn trong mắt du khách và các doanh nghiệp quốc tế khi hòn đảo không còn là chính mình vì đã bị “Trung Quốc hóa”.

[caption id="attachment_1163405" align="aligncenter" width="549"] Người biểu tình Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ hôm 9/6. (Ảnh: The New York Times)[/caption]

Cuộc chiến vẫn tiếp tục

Việc chính quyền Hồng Kông tuyên bố đình chỉ dự luật dẫn độ không làm yên lòng người dân vì họ cho rằng giới cầm quyền của hòn đảo chỉ trì hoãn việc thông qua dự luật để xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận trong thời điểm này, nên họ quyết định sẽ tiếp tục đấu tranh tới khi nào dự luật gây bất bình này được rút lại.

Tờ Time hôm Chủ nhật đưa tin, một thanh niên Hồng Kông đã quyết định quyên sinh để thể hiện sự phản đối tới cùng dự luật dẫn độ. Tờ Apple Daily của Hồng Kông mô tả người thanh niên này chừng 30 tuổi, đã trèo lên mái của một trung tâm thương mại đang xây dựng vào chiều tối thứ Bảy để treo một biểu ngữ bằng tiếng Hoa và tiếng Anh, bày tỏ sự phản đối dự luật dẫn độ và yêu cầu chính quyền phải rút lại dự luật, đồng thời nói rằng người biểu tình không gây bạo loạn như cách nói của giới cầm quyền, đề nghị thả người biểu tình và yêu cầu bà Lam từ chức vì cho rằng nữ đặc khu trưởng là kẻ “giết chết Hồng Kông”.

Sau khi thực hiện xong những điều cần làm, mặc dù lực lượng cứu hộ và người dân khuyên can, người thanh niên chưa rõ danh tính vẫn quyết định tự vẫn để gửi đi thông điệp can dán mạnh mẽ tới chính quyền Hồng Kông.

[caption id="attachment_1163013" align="aligncenter" width="657"] Trung tâm thương mại nơi người thanh niên 30 tuổi tự vẫn để phản đối tới cùng dự luật dẫn độ gây phẫn nộ trong công chúng Hồng Kông. (Ảnh: Apple Daily)[/caption]

Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, đúng như tuyên bố, biển người biểu tình với hàng chục ngàn người tham gia đã xuống đường hôm Chủ nhật để tiếp tục phản đối dự luật dẫn độ, cuộc biểu tình diễn ra bắt đầu từ 2 giờ 30 chiều, giờ địa phương. Trong số những người tuần hành phản đối dự luật dẫn độ có một số người là bạn học của bà Lam. Những cựu sinh viên học cùng nữ trưởng đặc khu ở trường Đại học Thánh Francis' Canossian hô lớn: "Carrie Lam, thật đáng xấu hổ. Bà làm xấu mặt niên khoá của chúng tôi. Hãy từ chức đi".

Một số người biểu tình đã mang theo hoa trắng để tưởng niệm người thanh niên tự vẫn chiều hôm thứ Bảy để phản đối dự luật. Những người biểu tình mặc áo đen đồng thanh hô lớn những câu như: “sinh viên vô tội”, “Carrie Lam, hãy từ chức” và yêu cầu rút lại toàn bộ dự luật dẫn độ.

[caption id="attachment_1163407" align="aligncenter" width="489"] Người biểu tình Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ hôm 16/6. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)[/caption]

Hòa trong dòng người biểu tình có nhiều người trẻ, có cả những người mang theo con nhỏ. Một bà mẹ trẻ tên Wong đã mang theo con gái mới 7 tháng tuổi tham gia đoàn biểu tình, cô nói rằng việc làm của mình là vì tương lai của con gái. “Con gái là động lực để tôi tham gia biểu tình. Tôi muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho con gái tôi, để nó có thể tận hưởng tự do và không phải sống trong sợ hãi. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra với xã hội này nếu dự luật này được thông qua”, cô Wong nói.

SCMP cho hay, trong cuộc họp báo kéo dài 75 phút, hôm thứ Bảy, để thông báo về quyết định đình chỉ thảo luận về luật dẫn độ, bà Lam đã bảo vệ việc sử dụng vũ lực đối với người biểu tình hôm thứ Tư, nói rằng các hành động như xịt hơi cay, bắn đạn cao su vào những người phản đối là “hợp lý và tự nhiên”. Điều này cho thấy một phần sự lạnh lùng của người đứng đầu chính quyền đặc khu. Nhưng việc bà Lam phải nhượng bộ người biểu tình chứng tỏ một điều: khát vọng tự do cùng với sự kiên trì và quyết liệt trong đấu tranh đòi dân chủ thực sự dù sớm hay muộn cũng sẽ đem lại kết quả.

Đặng Trần

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/su-xam-nhap-am-tham-cua-dang-cong-san-trung-quoc-duoi-danh-nghia-khong-tu-video_39f412743.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét