Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc họp ASEAN – Mỹ diễn ra tại Bangkok (Thái Lan)

Việt Nam nêu vấn đề Biển Đông trong cuộc họp ASEAN – Mỹ diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) https://ift.tt/2SXFl0L

Tiếp theo các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan, chiều 1/8, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã cùng ngoại trưởng các nước ASEAN cùng Ngoại trưởng Mỹ Pompeo dự Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN - Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ đưa tin, tại sự kiện này, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ lo ngại về diễn biến phức tạp trên thực địa ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường lòng tin, kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, xâm phạm chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển.

Đồng thời, ông cũng khẳng định cần thiết phải đảm bảo không quân sự hóa, kiềm chế, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ nghiêm túc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

[caption id="attachment_1199470" align="alignnone" width="586"] Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng nước chủ nhà Thái Lan Don Pramudwinai tại Bangkok ngày 1/8. (Ảnh: REUTERS)[/caption]

Trước đó, hôm 31/7, TS Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) cho BBC hay: "Việt Nam chắc chắn sẽ đưa vấn đề Biển Đông ra tại các cuộc họp tại hội nghị thượng đỉnh này. Trong đó Việt Nam nhiều khả năng muốn dùng các ngôn từ mạnh mẽ để nêu đích danh hành vi Trung Quốc và kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các luật pháp quốc tế liên quan. Nhưng tôi cho rằng các quốc gia ASEAN sẽ không thống nhất được việc đó".

"Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam khi Việt Nam sẽ là chủ tịch ASEAN vào năm tới, là cơ hội để Việt Nam thể hiện mình. Nhưng tôi nghi ngờ vào kết quả của hội nghị này", ông Trung nói.

Cùng quan điểm này, ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP. HCM, chuyên gia nghiên cứu luật quốc tế, nói với BBC rằng, quan điểm của Việt Nam về vấn đề Bãi Tư Chính nói riêng và Biển Đông nói chung là 'mạnh mẽ và xuyên suốt' "kiên quyết trong việc bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình". Nhưng "muốn là một chuyện, làm được hay không còn phụ thuộc vào các nước ASEAN khác, trong đó có nước điều phối hội nghị lần này là Thái Lan".

[caption id="attachment_1199471" align="alignnone" width="320"] Đại diện Hải quân Trung Quốc và ASEAN tham dự lễ khai mạc cuộc tập trận hàng hải ASEAN-Trung Quốc tại một cảng quân sự ở Quảng Đông, Trung Quốc hôm 22/10/2018. (Ảnh: BBC)[/caption]

Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và sự sụp đổ từ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc phủ bóng lên các cuộc đàm phán giữa các nhà ngoại giao hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN đang diễn ra tại Bangkok, theo Bloomberg.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo sẽ tham dự tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trước cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thượng Hải vào thứ Ba.

Năm nay, Thái Lan chủ trì hội nghị thượng đỉnh ASEAN, các quan chức cho biết sẽ có 27 cuộc họp trong một tuần hội nghị, và 31 quốc gia và liên minh sẽ tham gia.

Video xem thêm: Từ Thảm sát Thiên An Môn đến Pháp Luân Công, Bắc Kinh giấu tội như thế nào?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc-video_50949d31a.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét