Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Xử vụ cựu trung tá công an lừa tiền tỷ chạy việc: Bị hại xót xa vì tiền bán nhà, vay muợn phải sung công quỹ

Xử vụ cựu trung tá công an lừa tiền tỷ chạy việc: Bị hại xót xa vì tiền bán nhà, vay muợn phải sung công quỹ https://ift.tt/3350lqU

Phiên tòa tuy xử tội lừa đảo nhưng cả bị cáo lẫn bị hại đều có tội, qua đó truyền đi thông điệp: Những ai dùng tiền “chạy” việc, nhất là “chạy” vào ngành công an thì sẽ “mất cả chì lẫn chài”, toàn bộ số tiền sẽ sung công quỹ.

Báo Tiền Phong thông tin, sáng 2/8, TAND thành phố Cần Thơ đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Huỳnh Thanh Hoàng (45 tuổi, ngụ phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, là cựu trung tá công an), 13 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngựa quen đường cũ

Theo cáo trạng, Huỳnh Thanh Hoàng nguyên là trung tá công an tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; có quyết định cho xuất ngũ kể từ ngày 13/11/2015 do vi phạm kỷ luật.

[caption id="attachment_1200288" align="alignnone" width="800"] Huỳnh Thanh Hoàng tại phiên tòa sáng ngày 2/8. (Ảnh: Tiền Phong)[/caption]

Cũng từ năm 2015, Hoàng giới thiệu bản thân có quen biết với nhiều người giữ chức vụ cao trong ngành công an, có thể xin việc làm cho người muốn vào biên chế ngành này và bảo đảm kết quả thi đầu vào của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân để đủ điểm đậu vào học. Hoàng còn hứa sẽ trả lại hết tiền nếu không thành công.

Từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2018, có 8 người tin tưởng lời của Hoàng nên đã đưa tiền cho y để người thân được vào biên chế hoặc thi đậu vào Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Theo đó, Hoàng đã chiếm đoạt số tiền hơn 1,6 tỷ đồng của những người này để tiêu xài cá nhân.

Sau khi vụ việc bị phát hiện, Hoàng đã bỏ trốn khỏi địa phương, đến tháng 8/2018 thì bị bắt giữ khi lẫn trốn tại Bình Phước.

Bị hại thắng kiện vẫn không lấy được tiền đền bù

Có một điểm khác biệt tại phiên tòa này so với nhiều phiên tòa xử án lừa đảo là VKS đề nghị tuyên tịch thu sung công quỹ số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại vì đây là giao dịch trái pháp luật, theo báo Pháp Luật Tp.HCM.

[caption id="attachment_1200286" align="alignnone" width="700"] Xin việc theo "cửa sau": Chỗ làm không có, tiền thì mất toi. (Ảnh: Pháp Luật VN)[/caption]

Bị hại TTS nói: “Nếu tòa tuyên tịch thu sung quỹ số tiền này thì oan ức cho chúng tôi lắm! Tiền đưa cho bị cáo là những gì chúng tôi gom góp từ vay mượn, thế chấp nhà cửa; giờ thì tiền mất, nhà cửa tiêu tan...”. Nói xong, bà S. ngồi vật xuống.

Có người bị hại đã đưa cho Hoàng số tiền hơn 400 triệu đồng. Sau khi nghe số tiền chạy việc cho con không thành mà còn bị tịch thu sung công thì chảy nước mắt.

Một bị hại phát biểu ý kiến rằng: “Mấy trăm triệu, cả đời chúng tôi không làm được. Các bị hại ở đây đều là dân lao động, thiếu hiểu biết, thấy Hoàng nói giờ xin việc ngành gì cũng phải mất tiền…”.

Đáp lại, kiểm sát viên cho rằng ngay từ đầu những người bị hại đã tìm đến bị cáo để thực hiện giao dịch mà pháp luật không thừa nhận. Giấy nhận tiền đều ghi là vay mượn. Những bị hại hoặc người thân bị hại vì yêu thích ngành công an nên sẵn sàng thực hiện giao dịch không đúng pháp luật.

Một trong những người bị hại vốn từng đi nghĩa vụ công an và được cho đi thi nhưng không đậu nên đã đưa tiền cho bị cáo để “chạy” vào ngành. Khi vị thẩm phán hỏi mục đích vào ngành làm gì, người này cho biết “muốn vô ngành phục vụ để có công việc và thu nhập ổn định”.

Trong các bị hại, có người mẹ mê ngành công an đến nỗi dù người con đã cảnh báo là phải thi tuyển mới vô được chứ tiền không “chạy” được nhưng bà vẫn lân la tìm hiểu và đưa tiền cho bị cáo để “chạy” cho con vào ngành.

[caption id="attachment_1200287" align="alignnone" width="1346"] Kết thúc phiên toà, cả bị hại và bị cáo đều nhận được kết cục không có hậu. (Ảnh: Người Đưa Tin)[/caption]

Sau đó, vị chủ tọa giải thích thêm: Ngành công an hay bất kỳ ngành nào khi tuyển sinh hay tuyển dụng đều kèm theo nhiều điều kiện. Nếu dùng tiền để được tuyển vào bất kỳ ngành nào sẽ tác động xấu đến công tác tuyển sinh, tuyển dụng của ngành đó.

Đồng thời, vị chủ tọa cũng nhắc rằng các bị hại sẵn sàng bằng nhiều cách để có nguồn tiền đưa cho bị cáo mà không trực tiếp đến nơi mình cần vào làm để tìm hiểu điều kiện để được tuyển vào như thế nào. Nếu bị cáo thực sự có tác động để các bị hại hoặc người thân bị hại được tuyển dụng vào ngành thì bị cáo là người môi giới hối lộ, người nhận tiền để “lo” việc là người nhận hối lộ, còn người bị hại là người đưa hối lộ. Nếu vậy, cả bị cáo và người bị hại cùng người nhận tiền (nếu có) cũng sẽ bị xử lý theo pháp luật về tội đưa, nhận và môi giới hối lộ…

Cuối cùng, sau khi nghe tòa tuyên án tịch thu 1,6 tỷ đồng từ bị cáo để sung công quỹ, có người dự tòa thốt lên “quá xót xa!” bởi tiền mất tật mang nhưng chẳng thể trách ai vì rốt cuộc vẫn chỉ vì một chữ tham.

Trước đó ngày 26/7, TAND TP.Cần Thơ đã đưa vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến cựu Trung tá Huỳnh Thanh Hoàng ra xét xử sơ thẩm, theo báo Người Đưa Tin.

Tuy nhiên, sau phần thẩm vấn công khai, một bị hại liên quan đến vụ án vắng mặt không lý do, dù đã được tòa triêu tập. Do vậy, HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa để tiếp tục triệu tập bị hại trên.

Video xem thêm:

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/chinh-quyen-trump-da-nhan-duoc-danh-sach-quan-chuc-dan-ap-phap-luan-cong_37bc5f450.html"]

Chính quyền Trump đã nhận được danh sách quan chức đàn áp Pháp Luân Công

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét