Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập có nguy cơ đổ bể vì dịch virus corona Vũ Hán

Chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập có nguy cơ đổ bể vì dịch virus corona Vũ Hán https://ift.tt/2RBjAon

Vào thứ Bảy, ngày mùng Một năm Canh Tý, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã triệu tập 6 nhà lãnh đạo cấp cao để họp khẩn cấp về chủng virus corona mới. Không kiểm soát được dịch bệnh có thể khiến chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tới Nhật Bản có nguy cơ đổ bể, theo bài viết của Katsuji Nakazawa đăng tải trên tờ Nikkei (30/1).

Vào ngày đầu năm, Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 thành viên đã thảo luận về các biện pháp để ngăn chặn virus corona không chỉ tàn phá thành phố miền trung Vũ Hán là nơi bắt nguồn dịch bệnh, mà còn trên khắp đất nước và ở nhiều thành phố khác nhau trên thế giới.

Các cuộc họp của Bộ Chính trị thường được Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, thường thì trên dòng tin tức chính thống nhưng không có bất kỳ cảnh quay video nào. Tuy nhiên, cuộc họp mùng 1 Tết được đài truyền hình CCTV phát sóng một cảnh ngắn về các nhà lãnh đạo hàng đầu lắng nghe thận trọng báo cáo của cuộc khủng hoảng. Thậm chí còn cho thấy ông Tập đang ghi chép.

Nikkei cho rằng, video này là một nỗ lực truyền tải tới công chúng rằng những người ra quyết định hàng đầu của đất nước đang làm việc cùng nhau, chân thành, để đánh bại căn bệnh chết người.

Nhưng điều quan trọng nhất trong cuộc họp, một điều có thể ảnh hưởng tới chính trị và ngoại giao của Trung Quốc trong năm nay là đội hình của một "nhóm nhỏ hàng đầu" mới được ĐCSTQ thành lập để đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

Nhưng thay vì ông Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường được giao phó phụ trách nhóm.

Hai ngày sau, thế giới đã chứng kiến điều này có ý nghĩa gì về mặt chính trị. Vào thứ Hai, vẫn trong kỳ nghỉ Tết, ông Lý xuất hiện ở Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch.

Kênh thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã đã bắt đầu báo cáo về cuộc thanh tra của ông Lý với những từ như sau: "Được Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ông Tập Cận Bình giao phó, Thủ tướng Lý Khắc Cường hôm thứ Hai đã kiểm tra các nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát dịch virus corona mới ở Vũ Hán".

Từ ngữ cho thấy rằng ông Lý được phái đến Vũ Hán theo lệnh của ông Tập - vị lãnh đạo chủ chốt của đảng. Trong khi ông Lý được giao nhiệm vụ dẫn đầu thử thách cực kỳ khó khăn khống chế virus corona, thì chỉ huy tối cao của cuộc chiến là ông Tập.

Vị thế của thủ tướng Trung Quốc đã giảm đi rõ rệt kể từ khi ông Tập bước vào nhiệm kỳ thứ hai vào tháng 10/2017. Hệ thống lãnh đạo tập thể lâu đời của đảng vẫn chỉ là trên danh nghĩa còn quyền lực tập trung trong tay ông Tập.

Thời đại của bảy ủy viên Bộ Chính trị ngang quyền trong thời kỳ nắm quyền và sát cánh bên nhau đã qua. Ông Lý đứng thứ hai sau ông Tập trong hệ thống phân cấp của đảng, nhưng có thể nói rằng ông Lý hiện dưới sự kiểm soát của ông Tập.

Chủng virus corona mới và nhóm nhỏ lãnh đạo hàng đầu sẽ giải quyết nó, sẽ ảnh hưởng tới ngoại giao tương lai của Trung Quốc. Nhật Bản đã nhất trí với Trung Quốc là ông Tập sẽ tới thăm Nhật vào mùa xuân này vào khoảng thời gian hoa anh đào nở rộ. Còn khoảng 2 tháng nữa là tới mùa hoa.

Chính quyền Trung Quốc hy vọng mạnh mẽ rằng nước này và phần còn lại của thế giới hợp tác để đánh bại với virus corona và có thể sẽ tuyên bố chấm dứt khủng hoảng trong vòng hai tháng tới. Nhưng với những tiến triển trong nhiều ngày qua ở Trung Quốc, sự tình này dường như còn kéo dài.

17 năm trước, Hội chứng hô hấp cấp tính nặng còn gọi là dịch SARS đã lan như cháy rừng, chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, từ tháng 11/2002 đến tháng 7/2003, lây nhiễm hơn 8.000 người và cướp đi gần 800 mạng sống. Phải mất hơn 8 tháng mới hoàn toàn kiểm soát được dịch.

Vào thời điểm đó, lãnh đạo chính quyền Trung Quốc là Hồ Cẩm Đào, người trở thành tổng bí thư của đảng vào mùa thu năm 2002 và chủ tịch nước này vào mùa xuân năm sau. Chính quyền của ông đã bị ảnh hưởng bởi sự lây lan của đại sịch SARS tại nước nhà, tước đi "lạc thú" hướng tới ngoại giao của ông.

Ông Hồ rời Bắc Kinh cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên là vào cuối tháng 5/2003, khi dịch SARS tồi tệ nhất đã qua. Ông tới thăm Nga, Kazakhstan và Mông Cổ, trước khi tới Pháp dự hội nghị G8 với tư cách khách mời.

Giới lãnh đạo Trung Quốc đã lo lắng trước khi ông khởi hành, muốn tránh xa một kịch bản ác mộng về việc nhà lãnh đạo của họ mang virus tới một hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Ông Hồ và vợ là Lưu Vĩnh Thanh (Liu Yongqing) cùng đoàn tháp tùng đã trải qua các xét nghiệm X-quang ngực và máu, 9 ngày trước chuyến đi.

Các quan chức Trung Quốc cũng phải trải qua kiểm tra nghiêm ngặt về lịch trình hai tuần trước đó, nhằm kiểm tra xem ông Hồ và bất kỳ ai trong đoàn của ông đã tiếp xúc với những người đã bị nhiễm SARS hoặc với bất kỳ ai bị nghi ngờ nhiễm virus. Những biện pháp này được Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ vào thời điểm đó.

Với tình hình hiện tại, thì trên danh nghĩa, ông Tập có thể thoải mái ra nước ngoài. Với sự giới thiệu trước công chúng về nhóm nhỏ các lãnh đạo hàng đầu, ông có thể giao phó cuộc chiến chống lại virus corona cho Thủ tướng Lý. Nhưng thực tế, bộ máy quan liêu của Trung Quốc rơi vào tình trạng lấp lửng nếu ông Tập không lĩnh trọng trách.

Tại Vũ Hán, các biện pháp quy mô lớn như đóng cửa các tuyến giao thông chỉ có hiệu lực sau khi ông Tập ra lệnh.

Không có đèn xanh của ông Tập, các quan chức Trung Quốc không dám đưa ra quyết định vì lo sợ đổ lỗi nên mọi thứ trở nên trầm trọng hơn. Đó là một lý do khiến Trung Quốc chậm hành động sau khi virus bắt đầu lây lan. 

Nhiều quan chức Trung Quốc đã bắt đầu băn khoăn về việc liệu ông Tập có thể rời khỏi đất nước trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tiếp diễn. Điều đầu tiên và quan trọng nhất trong tâm trí của họ là kế hoạch của ông Tập tới Nhật.

Chuyến thăm rất quan trọng đối với Trung Quốc, do mối quan hệ rất tốt của Nhật đối với Hoa Kỳ. Điều này giải thích tại sao Bắc Kinh bắt đầu chuẩn bị cho chuyến đi những 6 tháng trước thời gian dự kiến - một sự chuẩn bị dài bất thường.

Với các bánh xe đã chuyển động, chuyến đi không thể dễ dàng bị trì hoãn.

Theo truyền thông Trung Quốc, khoảng 10.000 đến 20.000 người Trung Quốc đã đến Nhật Bản trên các chuyến bay từ Vũ Hán trong tháng cho đến khi thành phố này bị phong tỏa.

Trái ngược với dịch SARS, chủ yếu chỉ là vấn đề trong nước, nhưng đợt bùng phát virus corona mới đây đã trở thành một thách thức toàn cầu khi hàng triệu người Trung Quốc hiện đang đi khắp thế giới.

Chính phủ Nhật Bản tuần này đã thuê một máy bay phản lực để sơ tán những người quốc tịch Nhật Bản rời khỏi Vũ Hán, nơi vẫn bị phong tỏa. Nhưng với những virus corona ở xa, vẫn còn phải xem liệu người Nhật có sẵn sàng chào đón ông Tập vào tháng Tư hay không.

Nếu ông Tập đến Nhật Bản vào mùa xuân này với tư cách là vị khách nhà nước như kế hoạch, đoàn tùy tùng của ông sẽ lên đến hàng trăm người, bao gồm nhân sự an ninh và chuẩn bị trước. Ông Tập sẽ tới thăm Cung điện Hoàng gia và gặp Nhật hoàng Naruhito cùng tham dự một bữa tiệc và thăm Nhà khách của Nhà nước, cả hai nơi này đều ở Tokyo. Cũng có khả năng ông Tập cùng đoàn đại biểu đông đảo của ông đến các thành phố khác.

Đoàn ngoại giao của ông Tập và vợ ông sẽ đến Nhật Bản sau khi trải qua kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt. Nếu chuyến thăm diễn ra trước khi dịch bệnh được kiểm soát tại Bắc Kinh, quản lý khủng hoảng sẽ là một thách thức lớn đối với Nhật Bản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét