Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Hai điều khó khăn nhưng mỗi sinh viên đại học mới tốt nghiệp cần làm ngay

Hai điều khó khăn nhưng mỗi sinh viên đại học mới tốt nghiệp cần làm ngay https://ift.tt/2U6IGNu

Có thể nói rằng “Chăm chỉ” và “Tự lập” là 2 đức tính quan trọng của mỗi con người cho dù hoàn cảnh là đang đi học, hay đã đi làm. Cũng như vậy, triệu phú Marcus Lemonis khuyên sinh viên đại học mới tốt nghiệp hãy bắt tay vào công việc ngay và không "ở bám" bố mẹ nữa.

Nếu như trẻ em cần chăm chỉ và tự lập để tích lũy kiến thức, xây dựng trách nhiệm thì người lớn lại càng cần chăm chỉ và tự lập để có thể gánh vác được cuộc sống của bản thân và gia đình, dần dần tiến tới thành công.

Dù làm bất kỳ công việc nào, chỉ cần có thể chăm chỉ và tự lập thì người đó nhất định sẽ không hổ thẹn với lòng mình.

Xưa ông bà ta vẫn truyền nhau những câu ca dao tục ngữ để răn dạy con cháu về 2 đức tính quý báu này: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”; “Siêng làm thì có, siêng học thì hay”; “Có chí thì nên”.

Ngày nay khi nghe những triệu phú, những người thành danh kể về bí quyết thành công của họ ta lại có cơ hội thêm thấm thía lời dạy của cha ông về việc rèn giũa bản thân.

Sau đây là 2 lời khuyên tâm đắc mà triệu phú Marcus Lemonis cũng đồng thời là người dẫn chương trình “The profit” chia sẻ trên CNBC, đặc biệt dành cho sinh viên vừa tốt nghiệp:

Nhiều năm trước khi trở thành CEO của công ty Camping World trị giá hàng tỷ đô, triệu phú Marcus Lemonis không khác gì các sinh viên đại học khác, ngoại trừ 1 chi tiết nhỏ. Chi tiết đó là gì?

Tốt nghiệp Đại học Marquette, chàng thanh niên chỉ mới 22 tuổi này đã tham gia tranh cử nghị sĩ, tuy nhiên bị thất bại. Sau đó ông chuyển sang bán ô tô, tiếp theo là kinh doanh dịch vụ cắm trại và thiết bị giải trí.

Điểm khác biệt ở Lemonis là ông không nề hà làm bất kỳ công việc nào sau khi ra trường, chính điều đó đã giúp ông tìm thấy con đường sự nghiệp của mình và định hình đạo đức nghề nghiệp từ rất sớm.

Lemonis cho rằng có 2 điều khó khăn nhưng mỗi sinh viên tốt nghiệp đại học cần phải làm:

Điều 1: Nhận bất kỳ công việc nào có thể tìm thấy

“Hãy thực hiện bất kỳ công việc nào bạn có thể làm để có được một lịch trình” Lemonis nói “đó là một lịch trình thức dậy vào sáng thứ hai và kết thúc vào tối thứ sáu”.

Lemonis còn chia sẻ thêm rằng “Đầu tiên, không nên làm cho công ty gia đình, hãy làm việc cho người khác, bởi vì họ mới có thể sa thải bạn bất cứ lúc nào”.

Mặc dù kỳ nghỉ hè sau khi tốt nghiệp thật sự rất hấp dẫn, nhưng Lemonis nói rằng khoảng thời gian này lại quan trọng để bắt đầu sự nghiệp.

“Tôi biết sinh viên thường quen với nghỉ hè, nhưng kỳ nghỉ hè đã kết thúc rồi”, ông nói “Đã đến lúc đi tìm một công việc”.

Điều 2: Không sống cùng bố mẹ nữa

Trong khi nhiều bạn trẻ lựa chọn sống cùng bố mẹ để tiết kiệm tiền, quan điểm của Lemonis chính là bước ra thế giới thực sẽ tốt hơn.

[caption id="" align="aligncenter" width="706"] Tự mình dọn ra ở riêng, tự mình thu vén (ảnh: Pixabay).[/caption]

Lời khuyên mà ông đưa ra là đừng ở nhà cùng bố mẹ quá lâu, đã đến lúc bạn phải tự giặt đồ, tự nấu thức ăn và tự mình tìm việc, tự thanh toán hóa đơn cho mình.

Ông cho rằng nếu không thể tìm được một công việc thực tập hoặc công việc được trả lương trong lĩnh vực mà mình quan tâm, hãy nhận một công việc nào đó cũng được, ngay cả khi mức chi trả chỉ là 12 đô 1 giờ. Dù sao điều đó vẫn tốt hơn là ngồi ở nhà và chẳng kiếm được đồng nào.

Mặc dù "nhận bất kỳ công việc nào" có thể không liên quan tới chuyên ngành đại học hay ước mơ thực sự của bạn, nhưng quan trọng hơn nó giúp bạn rèn luyện đức tính "chăm chỉ", là yếu tố căn bản của mọi thành công. Trong khi đó, "không sống cùng bố mẹ" sẽ tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời, là động lực để bạn không thể dựa dẫm và bắt buộc phải "tự lập". 

Hãy nhớ chăm chỉ và tự lập, đừng ngại khó khăn gian khổ mới có thể liên tục bước đi cho tới ngày gặt hái thành công!

Video xem thêm: Dựa vào núi, núi lở, dựa vào người, người đi, chỉ có dựa vào mình mới là chỗ dựa vĩnh viễn

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dua-vao-nui-nui-lo-dua-vao-nguoi-nguoi-di-chi-co-dua-vao-minh-moi-la-cho-dua-vinh-vien_e8a7d175d.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét