Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Sinh viên Đại học Georgia và Đại học New York tìm hiểu môn tu luyện Pháp Luân Công để giảm áp lực, nâng cao kết quả học tập

Sinh viên Đại học Georgia và Đại học New York tìm hiểu môn tu luyện Pháp Luân Công để giảm áp lực, nâng cao kết quả học tập https://ift.tt/2PwU4yY

Sinh viên Đại học Georgia (UGA), Đại học New York (NYU), Hoa Kỳ đã có dịp tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) trong một sự kiện ở trường. Rất nhiều sinh viên tỏ ra thích thú và đăng ký tham gia để tìm hiểu rõ hơn về môn tu luyện cổ xưa này.

Sinh viên là đối tượng không còn nhỏ để dựa vào cha mẹ, cũng chưa hẳn đã đủ trưởng thành biết tự cân bằng cuộc sống. Đồng thời với hoài bão của bản thân, gia đình và xã hội, họ luôn phải đối mặt với áp lực học hành nặng nề. Có lẽ, họ rất cần một liệu pháp cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần, một điều gì đó mang đến năng lượng và sự hiệu quả. 

Đại học Georgia

Ngày 23 tháng 1 vừa qua, tại một sự kiện tuyển dụng của câu lạc bộ sinh viên, sinh viên Đại học Georgia (UGA) đã có dịp tìm hiểu về Pháp Luân Công, một môn tu luyện tự thân, cải thiện cả tâm lẫn thân bắt nguồn từ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Nhiều sinh viên trong số đó hy vọng môn tu luyện sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, nâng cao hiệu quả học tập và làm việc của họ.

Anh Trương, chủ tịch câu lạc bộ Pháp Luân Công tại Đại học Georgia, cho biết trên trang Minh Huệ Net, nhiều sinh viên đã dừng chân tại quầy thông tin của họ và để lại thông tin liên hệ đăng ký tham gia một buổi hội thảo sắp tới.

Anh Trương nói: “Sinh viên ở đây phải chịu áp lực rất lớn. Họ vô cùng bận rộn, và nhiều người trong số họ luôn cảm thấy mệt mỏi. Pháp Luân Công giúp cải thiện cả tâm lẫn thân và giúp người học luôn tràn đầy năng lượng. Đồng thời, pháp môn cũng giúp người học giữ được tâm thái tích cực, nhờ đó thành tích học tập được nâng cao. Cho dù các bạn thông minh đến đâu, khi các bạn không thể tập trung thì các bạn làm việc sẽ không hiệu quả. Tu luyện Pháp Luân Công giúp người học giữ tập trung nên có thể giải quyết được vấn đề này”.

Anh Vivek Ramchandani đang học năm thứ hai chuyên ngành quản trị. Anh kể với các học viên rằng mẹ anh luôn quan tâm đến các hoạt động tâm linh và điều đó đã tác động tới anh. Anh Vivek nói việc cân bằng giữa học hành, công việc và các sự kiện xã hội ở trường đại học khiến anh căng thẳng, và anh hy vọng có được tâm trí bình yên thông qua tu luyện Pháp Luân Công.

[caption id="" align="aligncenter" width="500"] Anh Vivek tại quầy thông tin Pháp Luân Công.[/caption]

Cô Chloe, một học viên Pháp Luân Công đang học năm thứ hai tại trường, nói với du khách về câu lạc bộ Pháp Luân Công và việc môn tu luyện có thể tăng cường năng lượng cho người học ra sao.

Cô Chloe bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 11 năm 2017. Cô kể: “Môn tu luyện này giúp tôi khỏe mạnh cả về tinh thần lẫn thể chất, do vậy tôi cảm thấy mình thật may mắn. Khi cảm thấy áp lực, tôi hay tự nhủ với bản thân mình rằng hãy thuận theo tự nhiên. Tu luyện Pháp Luân Công giúp tôi tự tin hơn, bởi tôi biết rằng mình cần chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi tôi hành xử theo nguyên lý này trong cuộc sống thường ngày, việc giao tiếp với mọi người khiến tôi cảm thấy hạnh phúc và tôi không còn cảm thấy e ngại nữa”.

Cô Tulsi Patel đang học năm thứ ba chuyên ngành kế toán. Cô cho biết cả gia đình cô đều yêu thích thiền định và cô mới bắt đầu thử những phương pháp thiền khác nhau để mang lại sự bình an. Cô rất muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công.

[caption id="" align="aligncenter" width="500"] Cô Tulsi, học chuyên ngành kế toán, tại quầy thông tin Pháp Luân Công.[/caption]

Đại học New York

Cũng như Đại học Georgia, Đại học New York tổ chức lễ hội chào đón sinh viên NYU trở lại với học kỳ mới và cho họ cơ hội tìm hiểu về tất cả các câu lạc bộ đang hoạt động ở trường, tại Trung tâm Kimmel - trung tâm thành phố Manhattan (29/1/2020).

Các thành viên của Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp tại NYU đã tham gia Lễ hội Câu lạc bộ để giới thiệu pháp môn, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều sinh viên bày tỏ sự hứng thú với Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp. Hơn 50 sinh viên đã đăng ký để tìm hiểu thêm.

[caption id="" align="aligncenter" width="500"] Sinh viên đại học New York.[/caption]

Câu lạc bộ Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên của học kỳ mùa xuân 2020 (30/1). Sau khi trình bày về môn tu luyện an hòa này, các sinh viên mới và các thành viên câu lạc bộ đã cùng nhau học và luyện năm bài công pháp.

Ngoài ra, nhiều trường học ở Nam Mỹ, Ấn Độ và trên khắp thế giới đã đang giới thiệu cho học sinh của mình thực hành môn thiền định này nhằm củng cố văn hóa học đường và môi trường học tập tích cực.

Một trường công lập ở Montevideo, Uruguay cũng đã hướng dẫn học sinh thực hành môn tu luyện này nhằm nâng cao sức khỏe và đạo đức. Kết quả vượt ngoài mong đợi của nhà trường.

Hiệu trưởng của trường cũng nhận thấy sự cải thiện của học sinh. Cô chia sẻ trên trang Minh Huệ Net: “Các học sinh được hưởng lợi không chỉ về thể chất, mà cả về tinh thần. Chúng thoải mái, thư giãn hơn, đến lớp với một thái độ tốt hơn và tập trung hơn”.

Ban giám hiệu của trường cho biết: “Những đứa trẻ có vấn đề về khả năng tập trung và thích dùng bạo lực trong lớp học đã thay đổi về tâm tính”.

Cô Yennyfer Quartino (giáo viên trường công lập ở Montevideo) dạy học sinh của mình các bài tập của Pháp Luân Đại Pháp. Cô hướng dẫn học sinh ngồi thiền hàng ngày trong sân trường sau bữa ăn trưa và trước giờ vào lớp buổi chiều.

Vài tuần sau, nhiều học sinh các lớp khác cũng tham gia thực hành cùng học sinh của cô Quartino. Cuối cùng, gần như toàn bộ trường học đang luyện tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp mỗi ngày.

Sau một thời gian, các học sinh đã hiểu được nhiều hơn về các giá trị phổ quát của Chân-Thiện-Nhẫn – nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Đại Pháp giúp nâng cao đạo đức và cải thiện hành vi của học sinh. Nhờ vậy, không khí trong các lớp học đã thay đổi đáng kể.

[caption id="attachment_1401069" align="aligncenter" width="651"] Các em học sinh đang học bài công pháp số 5 – bài thiền định của Pháp Luân Công.[/caption]

Josefina, một học sinh lớp Sáu, chia sẻ: “Cháu rất thích môn này vì sau khi tập cháu cảm thấy thư giãn. Mỗi khi đến lớp, tất cả những căng thẳng mà cháu gặp phải trước khi tập Pháp Luân Đại Pháp đã biến mất”. Một cậu bé lớp Bốn cũng hào hứng: “Cháu cảm thấy có rất nhiều năng lượng”.

Bên cạnh đó, các học sinh tại trường Guasave Montessori ở Mexico cũng đang tập luyện Pháp Luân Đại Pháp. 

Pháp Luân Đại Pháp lấy giá trị Chân - Thiện - Nhẫn làm căn bản, cho đến nay đã được phổ biến rộng rãi hơn 114 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới với trên 100 triệu người thực hành.

Ảnh: Minh Huệ Net

Video xem thêm: Đoàn diễu hành gần 10.000 học viên Pháp Luân Công làm xúc động người dân New York

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/doan-dieu-hanh-gan-10000-hoc-vien-phap-luan-cong-lam-xuc-dong-nguoi-dan-new-york_fb2a5bc21.html"]

Người thầy truyền cảm hứng (P.7): Sự nhẫn nại và nỗ lực không ngừng sẽ khiến thế giới tốt đẹp hơn

Người thầy truyền cảm hứng (P.7): Sự nhẫn nại và nỗ lực không ngừng sẽ khiến thế giới tốt đẹp hơn https://ift.tt/37hj0BP

Cô Melissa Salguero mong muốn giúp học sinh mình hiểu được sự nhẫn nại và nỗ lực không ngừng sẽ khiến thế giới tốt đẹp hơn. Cô mong muốn được nhìn thấy học sinh của mình trưởng thành và yêu thích những đôi mắt sáng bừng khi các em làm được những điều tưởng chừng không thể.

Cô Melissa có ý định trở thành giáo viên âm nhạc khi còn học lớp năm. Thời còn đi học, cô đã rất vất vả với chứng khó đọc và hoàn toàn thiếu tự tin. May mắn thay, người thầy của cô đã giúp đỡ cô rất nhiều, kèm cặp và dạy dỗ cô, giúp cô đạt kết quả học tập tốt hơn và đề nghị cô làm đội trưởng "Đội Sao đỏ An toàn". Ngoài ra, những bài học cuộc sống từ âm nhạc cũng giúp định hướng con đường sự nghiệp của cô Melissa.

[caption id="" align="aligncenter" width="930"]Image result for Melissa Salguero Chân dung cô Melissa Salguero (ảnh: Grammy in the schools).[/caption]

Khi còn là học sinh trung học, cô thấy thật khó khăn và muốn bỏ tham gia ban nhạc diễu hành của nhà trường. Nhưng sau khi quyết định tiếp tục cố gắng, cô học được rằng kiên trì và nhẫn nại sẽ giúp chúng ta tốt hơn - và cuối cùng, cô Melissa đã trở thành đội trưởng ban nhạc ấy. Những kinh nghiệm này đã dạy cô không bao giờ được bỏ cuộc, sự nỗ lực, nhẫn nại và giúp đỡ người khác khiến thế giới tốt đẹp hơn. Vì vậy, khi trở thành giáo viên, cô mong muốn giúp đỡ học sinh của mình theo cách tương tự.

[caption id="" align="aligncenter" width="4734"]Image result for Melissa Salguero Cô Melissa và các học sinh (ảnh: Hunts Point Express).[/caption]

Ngày đầu tiên đi dạy, cô Melissa nhận thấy rằng Trường Công lập 48, Trường tiểu học Joseph R. Drake không hề có lớp học âm nhạc nào trong hơn ba mươi năm. Trường không có dụng cụ và nguồn tài nguyên cần thiết. Trường 48 nằm trong khu phố Hunts Point, South Bronx, nơi nhiều nguy cơ nhất đối với trẻ em ở thành phố New York: hơn 59% trẻ em sống trong nghèo đói và 29% gia đình có mức thu nhập dưới 15.000 đô la một năm. Tuy nhiên, cô Melissa đã tham gia các cuộc thi, viết đơn xin tài trợ, và cuối cùng đã huy động đủ tiền và dụng cụ để thành lập chương trình thanh nhạc đầu tiên tại Trường Công lập 48 và đạt được thành công vang dội.

Khi đến trường, cô nhìn thấy bảy mươi lăm khuôn mặt tươi cười háo hức chờ đợi lớp học nhạc. Các học sinh học nhạc đã có biểu hiện tốt hơn về hành vi, kỷ luật và đi học đều. Theo đó, năm 2013, cô Melissa được vinh danh cùng Giải thưởng Big Apple Awards & Lincoln Center Arts Teacher của thành phố New York vì những đóng góp trong giảng dạy âm nhạc.

Có thời điểm, khi còn đang giữa kỳ nghỉ xuân thì lớp học nhạc bị trộm cướp và phá hỏng rất nhiều thiết bị, thiệt hại 30.000 đô la. Cô Melissa thấy mình cần phải giúp học sinh kiên trì, nhẫn nại bất chấp thất bại trước mặt. Cô và trò đã cùng nhau sáng tác một bài hát giúp mọi người thấy gần nhau hơn và mạnh mẽ hơn, sau đó làm một video âm nhạc để chia sẻ câu chuyện của mình. Bài hát trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý của người dẫn chương trình tiếng tăm Ellen DeGeneres, người đã mời họ đến chương trình của mình và tặng cho trường bộ nhạc cụ mới toanh cùng 50.000 đô-la! Nhờ đó, bốn năm sau, cô Melissa đạt giải thưởng Grammy cho Nhà giáo dục âm nhạc năm 2018, vượt qua 3000 đề cử trên toàn quốc cho những đóng góp trong lĩnh vực giáo dục âm nhạc.

[caption id="" align="aligncenter" width="824"]Related image Cô Melissa đạt giải thưởng Grammy cho Nhà giáo dục âm nhạc năm 2018 (ảnh: Twitter @ETMonline).[/caption]

Nếu có nguồn tài chính thuận lợi, cô Melissa sẽ dùng tiền thưởng để xây dựng nền tảng mà học sinh của cô cần cho tương lai và dành một phần tiền thành lập một nhóm biểu diễn gồm các thanh thiếu niên thuộc cộng đồng Hunts Point để mở ra thêm nhiều cơ hội nữa cho các em học sinh.

“Điều tôi thích nhất về nghề giáo là được nhìn thấy học sinh của mình trưởng thành. Tôi yêu thích những đôi mắt sáng bừng khi các em làm được những điều tưởng chừng không thể. Giáo dục âm nhạc không chỉ có việc dạy và học nhạc, đó còn là dạy các em sáng tạo, truyền đạt và kết nối với người khác”.

 

Video xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đến chỗ tôn nghiêm

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dao-duc-nghe-nghiep-dua-con-nguoi-den-cho-ton-nghiem_2902105be.html"]

Điều gì làm nên người thầy chân chính?

Điều gì làm nên người thầy chân chính? https://ift.tt/341oHlC

Một bộ phim cảm động và giàu tính nhân văn đã nói lên tất cả. Cần lắm những người thầy như thế...

Tại sao không hiểu? Có vấn đề gì vậy? Tại sao bạn lại ngốc nghếch như thế? Tại sao bạn không chịu cố gắng?

Đồ kém cỏi. Kẻ thua cuộc. Lười biếng. Điên rồ. Ngớ ngẩn...

....

Bạn biết không, ở một nơi nào đó trên trái đất của chúng ta, có một đứa trẻ đang phải thường xuyên chịu đựng những lời miệt thị đó từ chính bố mẹ, thầy cô, bạn bè của mình. Thật khó tưởng tượng nổi, một đứa trẻ non nớt làm sao có thể lớn lên với "những mảnh kim châm vào tâm hồn" như vậy. Khi chúng dồn lại, tích tụ lại thì sẽ tạo ra sự phá hủy đáng thương đến thế nào?

Phải đến khi nào chúng ta mới thực sự thấu cảm rằng, mỗi đứa trẻ đều có một khả năng riêng của nó? Không thể nào bắt 5 ngón tay trên 1 bàn tay bằng nhau chằn chặn.

[caption id="" align="aligncenter" width="683"] Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng khác biệt (ảnh: Bestoftheyear).[/caption]

Cậu bé khốn khổ ấy là Ishaan - nhân vật chính trong một bộ phim Ấn Độ mang tên "Cậu bé đặc biệt". Ishaan bị "cả thế giới quay lưng lại" bởi vì không ai hiểu được tại sao cậu toàn bị điểm 0 môn toán, ngữ pháp thật đáng thương, đánh vần thì sai hết, luôn sai sót. Tôi đã khóc rất nhiều lần khi xem phim, bởi tình yêu thương con người cứ không ngừng dâng lên, lấp đầy trong tim.

Tôi thương cậu bé chìm trong nỗi sợ hãi và buồn bã còn lớn hơn cả tấm thân gầy gò của cậu.

Tôi thương bố mẹ cậu bị điều khiển bởi mong muốn con trai giỏi giang nhưng lại không một lần đặt niềm tin đúng chỗ.

Tôi thương vị giám khảo đã sáng suốt khi lựa chọn tôn vinh học sinh thay vì giáo viên.

Và tôi thương biết bao người thầy ấy – người đã đến để bật lên ngọn đèn sáng trong thế giới tối tăm của một con người. Nếu mà không có thầy, có lẽ cuộc đời của cậu bé đã đi vào vô vọng.

Người thầy ấy tên là Nikumbh, chỉ là một giáo viên dạy vẽ bình dị và vui vẻ. Nhưng điểm khác biệt nằm ở chỗ tấm lòng của thầy chứa đựng niềm tin lớn lao về học trò của mình không bỏ sót một ai, dù đó là người kém nhất như Ishaan. Nó khiến thầy luôn nhức nhối về cậu học trò 9 tuổi trầm cảm với đôi mắt như đang cầu xin sự giúp đỡ.

[caption id="" align="aligncenter" width="720"] Mối liên kết chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh sẽ giúp ích rất nhiều cho bọn trẻ (ảnh: Truechristianity).[/caption]

Người thầy ấy đã đỏ hoe mắt khi cố thuyết phục cha mẹ Ishaan về những khó khăn đặc biệt ở cậu. 

Người thầy ấy đã “cố ý” kể cho cả lớp nghe về những người nổi tiếng mang cùng một sự “cá biệt” giống như Ishaan: Albert Eistein đã bất lực với những con chữ ra sao. Leonardo Da Vinci gặp khó khăn với việc viết và đọc lúc còn nhỏ như thế nào, và cả Edison, Picaso, Walt Disney...

Trong tiếng cười giòn tan của cả lớp là ánh mắt sáng bừng lên niềm hy vọng của Ishaan. Từng lời của thầy len lỏi vào trái tim bé nhỏ lạnh lẽo, khiến nó ấm lên, ấm dần lên. Ánh mắt thầy không ngừng nhìn Ishaan như muốn khích lệ cậu rằng “Có những viên ngọc quý như vậy trong số chúng ta”.

Người thầy ấy đã dùng những tấm gương người thật việc thật để lặng lẽ bày tỏ sự đồng cảm với đứa trẻ, và khích lệ học trò của mình dám tạo ra sự khác biệt.

Người thầy ấy đã không ngừng cố gắng để truyền niềm tin và hy vọng, thứ mà có thể dẫn lối chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào.

Người thầy ấy đã tỉ mỉ tận tụy dạy lại Ishaan về những chữ cái, những con số trên mọi chất liệu sáng tạo như cát, màu sơn, tưởng tượng…

[caption id="" align="aligncenter" width="692"] Hạnh phúc cuối cùng đã đến trong nụ cười của em (ảnh: Guilty Bytes).[/caption]

Cao trào của câu chuyện là khi diễn ra cuộc thi vẽ để chọn ra bức tranh đẹp nhất làm trang bìa cho cuốn kỷ yếu của trường. Kết quả cuộc thi có 2 bức tranh đẹp ngang nhau. Thật khó quyết định bức nào được chọn, chỉ biết rằng có 1 bức của trò và 1 bức của thầy. Cuối cùng, vị giám khảo đáng kính đã quyết định bỏ qua giáo viên để chọn học sinh. Và không ai khác, người thắng cuộc chính là cậu bé Ishaan.

Khi vị hiệu trưởng xướng tên Ishaan cũng là lúc cả trường như vỡ òa. Niềm hạnh phúc không thể che giấu trên gương mặt của thầy Nikumbh. Còn Ishaan không thể nào tin được. Đó không chỉ là một chiến thắng đơn thuần mà là thời điểm xóa đi bốn bức tường lạnh lẽo hằn sâu những lời chê bai vẫn bủa vây tâm hồn cậu bấy lâu.

Cậu chẳng thể đợi lâu hơn để ôm lấy người thầy đáng kính của mình.

[caption id="" align="aligncenter" width="689"] Hình ảnh người thầy chân chính (ảnh: Tornado Movies).[/caption]

Hình ảnh thầy Nikumbh bế Ishaan đang dang đôi tay như muốn bay lên bầu trời khép lại bộ phim, đó cũng là hình ảnh về một người thầy chân chính. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai đều rung động trước điều giản dị và sâu sắc ấy...

Bạo lực không làm nên người thầy.

Tiền bạc không làm nên người thầy.

Giả dối không làm nên người thầy.

Tấm lòng son sắt với học trò mới làm nên một người thầy thật sự.

Xin được kết lại bằng giai điệu bài hát cuối phim. Mong cho những ca từ ấy mãi ngân lên trong lòng mỗi người thầy, để những đứa trẻ được học tập trong đủ đầy niềm tin và tình thương:

Bạn là mặt trời, tỏa ra ánh sáng

Bạn là dòng sông, bạn có biết không?

Hãy chảy đi, hãy bay cao,

Bạn sẽ tìm được mục đích ở nơi bạn thấy hạnh phúc.

Video xem thêm: Nghệ sĩ múa Lê Vi: Tôi may mắn khi tìm thấy ánh sáng chân lý của cuộc đời

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nghe-si-mua-le-vi-toi-may-man-khi-tim-thay-anh-sang-chan-ly-cua-cuoc-doi_b5876266c.html"]

Cô giáo dạy học sinh làm người rồi mới truyền kiến thức

Cô giáo dạy học sinh làm người rồi mới truyền kiến thức https://ift.tt/345HUlV

Cô Đinh Thị Kim Thoa-giáo viên dạy môn tiếng Anh của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, chia sẻ trên báo Giáo Dục Việt Nam những suy nghĩ về học sinh, tình yêu với nghề và quan điểm dạy của mình khiến nhiều giáo viên suy ngẫm...

Cô Thoa cho hay, thời gian đầu mới vào trường cô dạy cả cấp 1 và 2, đó cũng là quãng thời gian trải nghiệm đáng nhớ của cô với các bạn học sinh. Có lẽ vì tình yêu thương nên cô quyết định chuyển hẳn sang dạy cấp 1, được đón tay và dạy trẻ từ những ngày đầu đến trường.

Dạy trẻ nhỏ, kiến thức tuy không nhiều nhưng cực lắm. Nếu không có đủ tình yêu thương, tính nhẫn nại thì sẽ sớm phải bỏ cuộc, bởi các em còn quá nhỏ để hiểu về đúng sai trong cuộc sống.

Ví dụ như, học sinh bậc tiểu học thường hay bắt chước câu nói, hành động của người khác hoặc trên phim ảnh, có một vài em còn nói bậy ở trong giờ học mặc dù các chính các bé còn chưa hiểu nghĩa của từ đó. Cô Thoa thường gặp riêng trò vào cuối buổi học để giải thích cho các em rằng, nói những câu như vậy là không đúng, không lịch sự và cô hy vọng lần sau sẽ không nói như vậy nữa.

Với những em học sinh "bướng bỉnh" hơn, cô còn phải gặp riêng phụ huynh trao để hiểu tình cảnh gia đình cũng như tính nết của bé rồi từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.

[caption id="attachment_1264456" align="aligncenter" width="650"] Cô Đinh Thị Kim Thoa (ảnh: Giáo dục Việt Nam).[/caption]

Cô Thoa luôn cố gắng làm sao để truyền đạt cho học trò những bài học đạo đức, từ lời ăn tiếng nói, quan hệ với bạn bè, gia đình và các thầy cô. Cô cho biết, nhiều năm giảng dạy, cô nghiệm ra rằng, mình cần yêu thương học sinh hơn nữa, mềm mỏng nhưng vẫn phải đủ cứng rắn, phải dạy trò làm người trước rồi mới dạy kiến thức, và đó cũng là tiêu chí của cô Thoa trên con đường làm "người đưa đò".

Thấy mình phải thay đổi nhiều hơn

Cô Thoa kể, khi được tiếp xúc với các nền giáo dục tiến bộ thấy những người giáo viên họ yêu thương, tôn trọng học sinh của mình, cô cũng thay đổi trong nhận thức và cách giảng dạy. Những ngày đầu ra trường, vì còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và với tâm nôn nóng muốn các con ngoan giỏi, cô hay áp đặt và thường “đẩy” học sinh lên một chút. Giờ đây, thay vì áp đặt cô chuyển sang cùng đồng hành với học sinh. Và việc “đẩy” học sinh cũng nhẹ nhàng hơn, điều đó giúp cho cả cô, trò thấy thoải mái, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt.

Bây giờ cô đã "nới lỏng" việc làm bài tập về nhà của trẻ, so với thời gian đầu khắt khe. Đối với những trẻ chậm hơn các bạn, cô luôn kiên trì giải đáp thắc mắc rồi mới yêu cầu các em hoàn thành bài tập. Ví như, khi trẻ phát âm không chuẩn, cô thường gặp riêng và phát âm thật chậm, đồng thời để trẻ nhìn khẩu hình miệng của mình mà phát âm theo.

Quan điểm của cô Thoa là không có học sinh kém, chỉ là chưa giỏi môn của cô và ở các môn khác trẻ vẫn giỏi. Vì vậy, cô thường quan tâm những trẻ đó nhiều hơn một chút. Đặc biệt, đối với những trẻ có tính bướng không chịu ngồi yên trong giờ học, cô thường gọi riêng ra ngoài rồi thì thầm: "Cô với con sẽ cùng thi đua nhé. Nếu con chịu khó ngồi ngoan không nói chuyện trong giờ học, thì cuối mỗi tuần cô lại có một phần thưởng dành cho con".

Phần thưởng có khi là cái bút, quyển truyện tranh... dù nhỏ nhưng các bé rất thích. Đó là cách cô Thoa động viên những học học trò thân yêu. 

[caption id="attachment_1264455" align="aligncenter" width="650"] Giờ học tập theo nhóm, sôi nổi bàn luận khiến cho các em học sinh rất thích (ảnh: Giáo dục Việt Nam).[/caption]

Là giáo viên dạy tiếng Anh có lợi thế về ngoại ngữ, cô Thoa luôn cập nhật thông tin, xu hướng mới của thế giới về Giáo dục, áp dụng vào giảng dạy khiến học sinh rất thích thú.

Cô Thoa chia sẻ, trong những tiết học cô thường lồng ghép nhiều chương trình như vẽ tranh, chơi trò chơi..cho trẻ làm điều mình thích rồi sau đó đứng lên thuyết trình về sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để học sinh luyện kỹ năng nghe nói và tìm những từ mới, thay vì những tiết học khô cứng, buồn ngủ. Sau đó thì có trao giải để động viên khuyến khích các con học tập.

Chính tình yêu và cách dạy của mình mà cô Thoa được nhiều học sinh trong và ngoài lớp yêu quý. Nhìn thấy cô, học sinh đều chào từ xa. Các em thường làm những hình trái tim, viết thư hoặc làm những tấm thiệp nhỏ làm quà cho cô.

Với một nhà giáo, còn niềm hạnh phúc nào lớn hơn thế nữa?

Video xem thêm: “Thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin giữ ước mơ của mình”

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thay-co-the-giu-diem-1-cua-thay-con-em-xin-giu-uoc-mo-cua-minh_39fff55c2.html"]

Nể phục những người thầy vượt lên số phận với ý chí mạnh mẽ và tâm huyết với nghề

Nể phục những người thầy vượt lên số phận với ý chí mạnh mẽ và tâm huyết với nghề https://ift.tt/2OqCjjL

Không chỉ truyền kiến thức, đam mê cho trò mà trên hết, cô Tâm và thầy Diễn cho thấy ý chí, nghị lực, tình yêu nghề của mình với học sinh. Mất đi đôi chân nhưng họ vẫn đứng vẫn trên bục giảng.

Nữ giáo viên và vết chân tròn trên bục giảng

Tròn 10 năm sau vụ tai nạn giao thông, cô Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1986, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) không đầu hàng số phận, vẫn bền bỉ với những bước chân tròn trên nạng gỗ đến trường dạy học.

Một ngày cuối tháng 8/2009, Minh Tâm khi ấy mới 23 tuổi, đang trên đường đi vận động học sinh đến trường THPT Tân Thành (xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng), nơi thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh, thì bất ngờ gặp tai nạn. Ôtô chở vật liệu xây dựng lên được nửa cầu, bị tuột dốc, lao thẳng vào cô, bánh sau xe tải cán lên chân. Cô gái tỉnh dậy tại Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) với cơ thể không còn lành lặn.

[caption id="attachment_1280156" align="alignnone" width="1920"] Thỉnh thoảng lật giở những bức hình cũ từ nhiều năm trước, một cô gái tròn 20 tuổi với đôi chân thon dài, Minh Tâm vẫn mỉm cười nhưng không còn quá nuối tiếc về một hình ảnh đẹp của bản thân ngày xưa (ảnh: Zing).[/caption]

Cú sốc lớn ở độ tuổi đang tràn đầy nhiệt huyết khiến cô suy sụp hoàn toàn. Nhưng bằng tình yêu thương của má Bảy, chị Hai và đám học trò nhỏ, Tâm dần lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Nữ giáo viên nói trên Zing: "Nghĩ lại cũng thấy may mắn, dù có chán nản đến đâu, mình cũng chưa bao giờ sống tiêu cực".

Ra viện, vì vấn đề sức khỏe, cô được chuyển đến làm công việc văn phòng tại trường THPT Thiên Hộ Dương (TP Cao Lãnh). Mỗi ngày nhìn đồng nghiệp đứng trên bục giảng, đám học sinh nô đùa vui vẻ, ước mơ của cô sinh viên sư phạm Toán thuở nào đã thôi thúc khiến cô mạnh dạn xin được đứng lớp.

Những e ngại, dè dặt ban đầu của nhiều người dần bị giáo viên trẻ chinh phục. Cô tập đi bằng chân giả, nạng gỗ. Chiếc chân giả nặng 2kg trở thành người bạn đồng hành của cô 10 năm nay. Nó giúp cô có thể đi lại không cần sự trợ giúp của nạng gỗ và hơn cả là mang đến cho người phụ nữ vẻ bề ngoài như chưa từng xảy ra vụ tai nạn thương tâm ngày ấy.

[caption id="attachment_1280242" align="alignnone" width="1768"] Những học trò đáng yêu là động lực để cô Tâm ngày ngày đến trường (ảnh: Zing).[/caption]

Hàng ngày, cô Tâm đi qua cây cầu đó trên chiếc xe 3 bánh tự chế để đến trường. Cô vẫn nói đùa mình như "anh thương binh" nhưng thay vì ôm đàn, nữ giáo viên "ôm chữ" đến lớp học để mang cho tụi nhỏ kiến thức.

[caption id="attachment_1280166" align="alignnone" width="1448"] Chiếc xe ba bánh tự chế giúp cô đi lại dễ dàng hơn (ảnh: Zing).[/caption]

Những bài giảng luôn hấp dẫn, cuốn hút học sinh, những tiết học luôn rộn vang tiếng cười.

[caption id="attachment_1280245" align="alignnone" width="2384"] Những học sinh vui vẻ, say mê với những bài giảng của cô (ảnh: Zing).[/caption] [caption id="attachment_1280247" align="alignnone" width="1774"] Cô luôn nở nụ cười trên môi (ảnh: Zing).[/caption]

Nỗ lực không ngừng nghỉ

4h30' sáng, tiếng chuông đồng hồ báo thức vang lên, cô Tâm thức giấc. Nhẹ nhàng đánh răng, rửa mặt xong cô di chuyển đến phòng tập gym cách nhà 2km. Với ý trí bền bỉ, cô đã luyện tập được hơn 2 năm.

[caption id="attachment_1280256" align="alignnone" width="1696"] Những bài tập đổ mồ hôi, cơn đau kéo đến nhưng cô vẫn kiên trì mỗi ngày, bởi có sức khỏe tốt mới đứng vững trên bục giảng (ảnh: Zing).[/caption]

Sau màn khởi động, cô tập đi trên máy chạy bộ. Nữ giáo viên nói: "Ngày đầu, mình chỉ đi được vài bước chân là mệt xỉu nhưng động viên bản thân cố thêm chút nữa, mỗi ngày từng chút một. Đến giờ, mình đi liên tục được 10 phút".

[caption id="attachment_1280258" align="alignnone" width="1130"] Tranh thủ lúc tập luyện, cô Tâm nghe thêm tiếng Anh và đọc sách (ảnh: Zing).[/caption]

Cô chia sẻ có lần đi Nhật Bản thăm người thân, trước lúc đi cũng lo về chuyện đi lại, vì bên đó mọi người chủ yếu đi bộ và tàu điện ngầm. Lúc ấy, cô chỉ đi được tối đa 500m mỗi ngày. Cô giáo nhớ lại: "Nhưng không ngờ mình đã đi được 7km, thực sự bất ngờ về chính bản thân".

[caption id="attachment_1280278" align="alignnone" width="2072"] Cô Tâm tự tin khi bây giờ có thể chơi được nhiều môn thể thao như cầu lông, nhảy dây (ảnh: Zing).[/caption]

Truyền năng lượng tích cực đến mọi người

Anh Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1989) gặp tai nạn từ 9 năm trước, phải nằm một chỗ tại Bệnh viện Phục hồi chức năng (Đồng Tháp). Đến bây giờ, anh còn nhớ mãi hình ảnh cô gái dong dỏng cao, chân đi hơi khập khiễng nhưng lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói. Khi biết được câu chuyện của cô, anh thực sự kinh ngạc: "Người ta là phụ nữ còn mạnh mẽ như vậy, trong khi mình còn cả cơ thể lành lặn, không thể phó mặc cho số phận được". Từ đó, chàng trai quyết tâm tập luyện để một ngày nào đó có thể đi lại bình thường. 

Anh Toàn là một trong nhiều người thuộc nhóm mà cô Minh Tâm hướng đến. Cô thành lập câu lạc bộ thiện nguyện, giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh như mình với mong muốn phần nào có thể lan tỏa những điều tích cực đến với họ.

[caption id="attachment_1280282" align="alignnone" width="2250"] Không chỉ thăm hỏi, động viên những người có hoàn cảnh giống mình, cô giáo trẻ còn tổ chức những buổi phát cháo từ thiện hay chương trình văn nghệ để kết nối mọi người gần nhau hơn (ảnh: Zing).[/caption]

Bên cạnh việc tham gia câu lạc bộ thiện nguyện, nữ giáo viên còn kèm thêm cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chiếc bảng trắng treo ngay ngắn trên tường ngả màu theo thời gian, có mảng vỡ toạc phải dùng giấy che lại, nhưng đây là nơi ghi dấu biết bao bài giảng miễn phí của cô Tâm dành cho những học trò có hoàn cảnh đặc biệt.

Nữ giáo viên tâm sự: "Giúp được tụi nhỏ chút nào hay chút đó. Bản thân mình cũng thấy vui hơn".

[caption id="attachment_1280286" align="alignnone" width="1774"] Cô Tâm dạy miễn phí những học sinh có hoàn cảnh khó khăn (ảnh: Zing).[/caption]

Ngoài ra, cứ thứ Năm hàng tuần, cô vận động học sinh tham gia làm sạch cảnh quan trường học. Ban đầu chỉ một vài em tham gia. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, số lượng học sinh tăng lên đáng kể. Cô Tâm cho hay: "Thay đổi ý thức tụi nhỏ từ những điều nhỏ mới hy vọng có thể khiến các em suy nghĩ về những thứ lớn lao hơn".

[caption id="attachment_1280291" align="alignnone" width="2538"] Các em học sinh cùng cô Tâm vệ sinh trường lớp (ảnh: Zing).[/caption]

Thức dậy từ 4h30' sáng tập gym, sau đó đến trường, dạy miễn phí cho học sinh, đi làm từ thiện..., công việc cuốn cô miệt mài hết ngày này qua ngày khác. Cô bảo công việc dồn dập nhiều khi khiến mình quên đi bản thân là người khuyết tật, chỉ khi tối về tháo chiếc chân giả ra, cô mới cảm thấy đau nhức. Nhưng những mệt mỏi đó theo cô chỉ là chút thử thách mà ông trời mang đến.

"Nghịch cảnh không phải bất hạnh mà là món quà cuộc sống ban tặng", đây là câu khuyết danh mà cô Tâm nhớ mãi. Với người giáo viên ấy, có gặp khó khăn mới biết bản thân mình có thể chống chọi đến mức nào, có thể mạnh mẽ đến mức nào, cô vẫn tự nhủ với bản thân như vậy.

Người thầy liệt 2 chân với ý chí, nghị lực làm nên điều kỳ diệu

Cũng giống cô Minh Tâm, thầy Phạm Đức Diễn (sinh năm 1976, quê An Vũ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) bị tai nạn mùa hè năm 17 tuổi khiến liệt đôi chân nhưng không từ bỏ ước mơ của mình.

Những tháng đầu tiên sau tai nạn, Diễn bó bột kín thân người và chỉ có thể nằm bất động trên chiếc giường bệnh viện. Từ 52kg, chàng thanh niên 17 tuổi gầy sọp, chỉ còn vẻn vẹn 42kg. Mọi sinh hoạt cá nhân, thậm chí ngay cả việc trở mình, cậu cũng phải nhờ cậy bố mẹ. Bố cậu xin nghỉ hưu sớm để hàng ngày túc trực bên Diễn. Khi tắm cho con, ông phải chuẩn bị một tấm gỗ dài, kê trên 3 chiếc ghế nhựa để đặt cậu nằm lên.

[caption id="attachment_1280313" align="alignnone" width="1180"] Chân dung anh Phạm Đức Diễn (ảnh: Nhân vật cung cấp/Vietnamnet).[/caption]

Anh Diễn xúc động nhớ lại: “Nhìn bố mẹ vất vả, tôi thấy bản thân thật vô dụng. Cảm giác giống như mình lại là trẻ con lần nữa, bố mẹ phải chăm từng chút một. Rất nhiều đêm, tôi bật khóc nhưng không để ai biết, tới sáng lại tỏ ra vui vẻ cho người thân không buồn”.

Đau đớn, mệt nhoài cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng Diễn chưa bao giờ nghĩ đến chuyện buông xuôi, hoặc những điều tệ hơn thế.

Ra viện, Diễn lao vào luyện tập. Bố làm cho anh hai thanh gióng tre, gác lên tường nhà để tập đi. Bám vào hai thanh tre, Diễn cố nhấc từng bước. Hai chân không còn cảm giác, ngón chân liên tiếp bị quệt xuống sàn nhà. Diễn không bỏ cuộc, lại cố hết sức nhấc chân cao hơn. Mỗi ngày, anh đều tập nhiều tiếng như vậy. Tập hăng say đến nỗi phải mặc áo ngắn tay, bật quạt dù là mùa đông lạnh ngắt.

[caption id="attachment_1280307" align="alignnone" width="778"] Anh Diễn chụp cùng các bạn năm 1994, một năm sau tai nạn  (ảnh: Nhân vật cung cấp/Vietnamnet).[/caption]

4 tháng sau luyện tập, như một phép màu, Diễn có thể đi lại được nhờ chống nạng hai bên cánh tay. Dần dần, nạng từ cánh tay chuyển xuống khuỷu tay, từ 2 chiếc chỉ còn 1 chiếc, những bước đi của anh ngày một nhanh nhẹn hơn. Anh tự tập xe đạp bằng cách gác chiếc nạng lên ghi đông xe, quàng chân lên để đi. Rồi anh cũng tự đi được xe máy trong sự ngạc nhiên của nhiều người. Đến giờ, anh Diễn thậm chí có thể bám vào đồ vật để di chuyển khi không có nạng.

Trong suốt những năm sau tai nạn, Diễn chưa bao giờ từ bỏ việc học. Sau mỗi giờ tan lớp, anh lại nhờ các bạn mang sách vở về và giảng lại bài học hôm đó. Những quyển sách các bạn không còn dùng, anh xin về để tự ôn. Diễn thích nhất là học tiếng Anh. Ngoài học trong sách, anh học cả trên vô tuyến và đài phát thanh. Ngày bắt đầu đi được xe đạp, anh xin vào một xưởng làm kim hoàn, ban ngày làm việc, tối lại dành thời gian đi học thêm.

Sau khi thi tốt nghiệp cấp 3, năm 21 tuổi, Phạm Đức Diễn thi đỗ vào Khoa Tiếng Anh, Đại học Mở Hà Nội. Với thành tích học tập xuất sắc và công tác Đoàn sôi nổi, Diễn được trao tặng giải thưởng Sao tháng giêng của BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và rất nhiều học bổng khác.

[caption id="attachment_1280316" align="alignnone" width="1296"] Thầy Diễn cùng học trò của mình (ảnh: Vietnamnet).[/caption]

Ra trường, anh trở thành một giảng viên tiếng Anh được nhiều học trò yêu mến. Anh Diễn hiện là Phó chủ nhiệm Khoa Tiếng Anh, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Anh cũng tham gia công tác giảng dạy tại một số trường đại học lớn khác như Đại học Ngoại thương, Đại học Mở, Học viện Ngân hàng,…

Trong những câu chuyện ngoài giờ với sinh viên hay mỗi khi có một học trò rơi vào khủng hoảng, anh Diễn vẫn hay kể về cuộc hành trình đầy thử thách của mình. Từ câu chuyện thầy kể, rất nhiều cô cậu học trò đã có thêm ý chí, niềm tin để tiếp tục vươn lên.

“Chặng đường nào cũng có khúc trơn trượt và nguy hiểm. Để đến được nơi cần đến, dù bạn là ai thì điều quan trọng vẫn là những người đồng hành sẻ chia, động viên để bạn vượt qua. Và điều nữa, bạn phải vượt qua chính mình”.

Anh mỉm cười tâm sự với Vietnamnet: “Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cơ quan đã giúp đỡ để tôi có ngày hôm nay. Tôi có lẽ cũng phải cảm ơn chính tôi nữa, vì ngày ấy tôi đã không bỏ cuộc”.

Video xem thêm: Nghị lực của cậu bé bị trêu 'tay đùi gà' ở Nha Trang - VnExpress

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nghi-luc-cua-cau-be-bi-treu-tay-dui-ga-o-nha-trang-vnexpress_cd704fcca.html"]

Trang phục in hình môn học – sự sáng tạo khơi gợi cảm hứng học tập

Trang phục in hình môn học – sự sáng tạo khơi gợi cảm hứng học tập https://ift.tt/2QyEJiT

Cùng với sự phát triển xã hội, trang phục của giáo viên khi lên lớp ngày càng phong phú. Đặc biệt khi trang phục truyền tải những nội dung quen thuộc một cách sáng tạo, sẽ khơi gợi cảm hứng học tập, khiến môn học gần gũi, việc đến trường từ đó cũng sẽ trở nên thú vị hơn đối với học sinh.

Với nội dung quen thuộc, gần gũi từ những môn học, nhưng được vận dụng một cách sáng tạo, trang phục của cô giáo trở nên đặc biệt. Những hình ảnh thú vị này được chia sẻ trên trang Kiến Thức khiến học sinh và cộng đồng mạng thích thú.

Hình ảnh một cô giáo mặc chiếc áo dài tím thướt tha được in một cách nghệ thuật những tác phẩm văn học kinh điển như Lão Hạc, Số Đỏ, Truyện Kiều, Chí Phèo... đứng trên bục giảng khiến nhiều người cảm thấy ấn tượng. Chủ nhân của tấm ảnh còn hài hước bình luận: "Khi cô giáo chủ nghiệm của bạn dạy môn văn".
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop
Trước đó, một nhóm cô giáo dạy văn tại trường THPT Lê Thánh Tôn (quận 7, Tp.HCM) cũng đã từng mặc những áo dài in tác phẩm văn học này.

Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Những chiếc áo dài độc đáo thậm chí khiến giáo viên dạy Hoá và Toán cũng "xiêu lòng", hỏi bằng được địa chỉ để tìm mua.

Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop
Bảng tuần hoàn cũng được cô giáo in lên tà áo dài có thể giúp học sinh ghi nhớ dễ hơn và khiến môn học trở nên gần gũi.
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Những công thức toán khô khan, cứng nhắc trở nên đầy chất thơ trên chiếc áo dài tím.  
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Là một môn khó nhằn và lắm công thức, cô giáo dạy Toán in luôn đề bài và bài giải lên áo.
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Vừa yêu nghề lại yêu học sinh, các cô giáo quyết định in bài giảng lên luôn áo dài. Những chiếc áo dài đặc biệt này thu hút rất đông sự quan tâm của cộng đồng mạng. Đa số ý kiến cho rằng ý tưởng đưa kiến thức lên trang phục rất độc đáo, khiến học sinh hứng thú hơn.
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Một người dùng mạng xã hội bình luận: "Rất hay mà đẹp nữa. Cứ nhìn thấy cô là thấy văn học thế này thì chẳng sợ trò nào quên bài nữa. Hơn nữa trông là biết cô dạy môn gì rồi, rất đặc biệt".
Hoc sinh �Sdung hinh� khi co giao mac trang phuc nay dung lop

Những chiếc áo dài này mà được mặc trong giờ kiểm tra thì lại càng thú vị nữa phải không các bạn?

Thiết nghĩ, việc nâng cao chất lượng giáo dục không đơn thuần chỉ tập trung vào cải thiện chuyên môn, kỹ năng hay chương trình... mà rất cần những sáng tạo thú vị để đưa nội dung môn học trở nên gần gũi, thiết thực từ đó học sinh cũng hứng thú hơn trong học tập.  

Việc mặc những trang phục in hình nội dung môn học tưởng như bình thường nhưng ý nghĩa, vì đằng sau những điều giản dị đó là tấm lòng của thầy cô dành cho học sinh, dành cho sự nghiệp giáo dục.

(Nguồn ảnh: Kiến Thức).

Video xem thêm: Tik Tok là ứng dụng giải trí hay phần mềm gián điệp của Trung Quốc?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/tik-tok-la-ung-dung-giai-tri-hay-phan-mem-gian-diep-cua-trung-quoc_d98d4b082.html"]

Đà Nẵng cách ly 12 công an phường

Đà Nẵng cách ly 12 công an phường https://ift.tt/2I4rsZR

12 cán bộ công an một phường ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng hiện đang nằm viện cách ly sau khi một người trong số này tiếp xúc với hai người Hàn Quốc trên địa bàn sáng 27/2.

Ngày 28/2, nguồn tin của Pháp Luật TP.HCM cho biết, có 12 cán bộ công an phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) đang được cách ly tại BV 199 (Bộ Công an). Họ vào viện lúc tối 27/2.

Trước đó, một cán bộ công an phường này đến làm việc tại một spa trên đường Lê Châm và tiếp xúc với hai người Hàn Quốc, trong đó có người đến từ Daegu. Người Hàn Quốc này nằm trong diện cách ly và đã đi cách ly tại bệnh viện Phổi.

Cán bộ công an sau đó về ăn cơm chung với những đồng nghiệp khác trong đơn vị, nên những người tiếp xúc cũng phải cách ly, trong đó có cả trưởng công an phường. Những người này khỏe mạnh, không có biểu hiện ho, sốt và chỉ đi cách ly theo quy trình.

[caption id="attachment_1401312" align="alignnone" width="541"] (Ảnh chụp màn hình báo Dân Sinh).[/caption]

Theo VOV cập nhật, Hai người Hàn Quốc này đã có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid 19.

Trước đó, trưa 24/2, Sở Y tế Đà Nẵng tiếp nhận, kiểm tra sức khỏe và cách ly đoàn khách 80 người về từ Hàn Quốc vào trưa cùng ngày.

Theo bản tin trên báo Tuổi Trẻ đăng tải hôm qua 28/2, thành phố Đà Nẵng cho học sinh từ mầm non đến lớp 11 nghỉ đến hết 8/3, học sinh lớp 12 và sinh viên nghỉ đến hết 1/3.

Cách ông bố Singapore dạy con về sự tử tế, tôn trọng người lao động

Cách ông bố Singapore dạy con về sự tử tế, tôn trọng người lao động https://ift.tt/2O77K3G

Trên tàu, cậu con trai phàn nàn về người lao động nhập cư có mùi cơ thể khó chịu. Ông bố đã dùng những bức vẽ để dạy cậu biết tôn trọng và thấu hiểu người khác.

Calvin Soh, một ông bố ở Singapore có con trai Dylan Soh (16 tuổi) và con gái Alena Tan (13 tuổi). Ông sở hữu trang Facebook "Father and Son" (Cha và con trai), nơi chia sẻ cuộc sống hàng ngày và kinh nghiệm làm cha, theo VnExpress.

Calvin bắt đầu đăng tải những câu chuyện thường ngày và tranh do mình tự vẽ lên trang Facebook khi Dylan lên 6 tuổi. Calvin nói: "Mong rằng thông qua những gì tôi viết và chia sẻ, các con sau này sẽ đọc lại và nhớ đến bố".

Ngày 2/11, ông chia sẻ câu chuyện ngắn, thể hiện bằng 6 bức tranh, nội dung về những người nhập cư. Bắt đầu từ việc người con chê mùi hôi của người lao động, ông bố giải thích cho con về giá trị công việc của họ, về nỗi lòng xa xứ, nhớ thương gia đình. 

[caption id="attachment_1280451" align="alignnone" width="1318"] Calvin truyền tải thông điệp về sự đồng cảm qua những bức vẽ của mình (Nguồn: Calvin Soh/Zing).[/caption]

Zing cho hay, câu chuyện kết thúc bằng bức tranh không có lời bình, vẽ cậu bé đã đến ngồi cạnh người đàn ông nhập cư. Bộ tranh của Calvin nhận được 4.000 chia sẻ trên Facebook với rất nhiều bình luận hưởng ứng.

“Con biết ông ấy có mùi gì không? Chính là mùi của những người phải làm việc 14 tiếng một ngày”, Calvin ân cần giải thích cho con trai hiểu. Những người lao động xa quê không có cơ hội ở cạnh gia đình, họ chỉ được gặp con cái hai năm một lần.

Cuối cùng, Calvin nói với con trai rằng ông cố nội của cậu bé cũng có mùi giống người đàn ông kia. Khi mới đến Singapore, ông cố của cậu bé cũng phải đổ mồ hôi, công sức để con cháu có được cuộc sống tốt đẹp như hiện tại. Sau khi nghe những lời chia sẻ của bố, cậu bé hiểu ra và quyết định ngồi cạnh người đàn ông nghèo.

[caption id="attachment_1280486" align="alignnone" width="992"] Calvin Soh chụp cùng con trai (ảnh: Asia One/VnExpress).[/caption]

Nhiều người xúc động khi nghe câu chuyện của Calvin Soh. “Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông điệp ý nghĩa. Thông điệp này có thể thay đổi thế giới đấy”, một cư dân mạng khen ngợi.

"Cảm ơn anh vì bài học này không chỉ dành cho trẻ em mà còn dạy người lớn về cách đối xử với những người lao động", một người bình luận. Một người khác nhận xét: "Quả là một người cha đáng yêu. Chúng ta cần dạy lũ trẻ về sự thấu cảm, lòng trắc ẩn và biết ơn những thế hệ đi trước".

"Mùi của sự làm việc chăm chỉ, mùi của máu và nước mắt... Tất cả tạo nên sự phát triển của đất nước chúng ta", một người khác bày tỏ.

Vietnamnet cho biết, Singapore hiện có 5,6 triệu dân với khoảng 1 triệu lao động nhập cư từ Bangladesh, Indonesia, Trung Quốc và Myanmar. Họ thường làm những công việc nặng, thu nhập thấp và không thật sự được chào đón. Những người này thường làm việc 12 giờ một ngày với mức thù lao 15 USD/giờ.

Chính vì ý nghĩa to lớn này mà bộ tranh của Calvin đã “gây bão”. “Một bài học tuyệt vời. Cảm ơn anh vì bài học này không chỉ dạy cho trẻ em mà dạy cả những người lớn về cách đối xử với những người lao động”, một người bình luận.

Video xem thêm: Lắng đọng đêm về số 553: Cách giáo dục tại bàn ăn của người mẹ Mỹ đã cứu sống một đứa trẻ

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lang-dong-dem-ve-so-553-cach-giao-duc-tai-ban-an-cua-nguoi-me-my-da-cuu-song-mot-dua-tre_5c2cef33f.html"]

Người thầy sáng tạo giáo án điện tử là ai?

Người thầy sáng tạo giáo án điện tử là ai? https://ift.tt/2KGrPLR

Thầy Trần Mậu Minh là nhà giáo có nhiều đổi mới, những sáng tạo cách đây 30 năm của thầy đến nay vẫn còn nguyên giá trị và đang được ứng dụng rộng rãi trong dạy học.

Những năm 1990, công nghệ thông tin ở nước ta chưa phát triển, sau chuyến tham quan học tập ở Singapore, Sở Giáo dục - Đào tạo Tp.HCM đã quyết định mở lớp tin học cho cán bộ của các phòng giáo dục. Là một trong những người được học công nghệ thông tin cũng đồng thời là Giám đốc phòng thí nghiệm thực hành Quận 1 kiêm Hiệu trưởng Trường Bồi dưỡng giáo dục, thầy Trần Mậu Minh đã mở Trung tâm tin học Quận 1. Ban đầu, thầy Minh đi xin từng cái máy tính cũ về trang bị cơ sở vật chất cho trung tâm. Sau này, nơi đây chính là cơ sở xử lý các số liệu thi cử của sở giáo dục.

Thầy Minh cũng chính là người khai sinh ra giáo án điện tử, một công cụ dạy học được sử dụng rộng rãi ngày nay. Trường THCS Chu Văn An, nơi thầy Minh làm hiệu trưởng, là trường đầu tiên mở ra chương trình làm giáo án điện tử. Thầy đã mở lớp dạy giáo viên từ cách thiết kế tới soạn bài rồi vận động mua cơ sở vật chất. Việc làm được lan rộng, Phòng giáo dục Quận 1 yêu cầu thầy Minh mở lớp cho giáo viên của quận, còn Trường THCS Chu Văn An trở thành trường có nhiều giáo án xuất sắc nhất thành phố.

Rời Trường THCS Chu Văn An tới Trường THCS Trần Văn Ơn công tác những năm trước lúc nghỉ hưu, thầy Minh lại mang phương pháp dạy học trực tuyến E- Learning và phương pháp học qua dự án đến.

Bên cạnh đó, thầy Minh không đánh giá hạnh kiểm học sinh theo Thông tư 08 của Bộ GD-ĐT mà làm theo cách riêng. Lúc thầy làm quản lý các trường, học sinh nào cũng mặc nhiên có hạnh kiểm tốt nhưng các em phải biết cách để bảo vệ điều này. Đầu học kỳ, các em sẽ được tặng 30 điểm tương đương hạnh kiểm tốt nhưng nếu vi phạm thì bị trừ và làm tốt sẽ được cộng.

Với cách đánh giá này, sau một học kỳ em nào được 27 điểm trở lên là hạnh kiểm tốt, 21-27 là khá, 15-21 là trung bình khá, dưới 15 là trung bình. Đầu học kỳ sau, học sinh lại có 30 điểm nên không bị mặc cảm, tự ti.

[caption id="attachment_1281110" align="alignnone" width="1192"] Chân dung người thầy luôn nghĩ cho học sinh của mình (ảnh: Vietnamnet).[/caption]

Có một câu chuyện hài hước thầy kể lại khi áp dụng cách đánh giá này, học trò có nhiều mẹo để kiếm điểm cộng. Có những em do vi phạm khiến bị trừ nhiều điểm và sẽ bị hạnh kiểm thấp nên tìm cách để nâng lên, bằng cách nhờ bạn đánh rơi tiền rồi nhặt trả lại. Các em báo với giám thị là cộng điểm với lý do người tốt việc tốt.

Thầy cười nói với PV Vietnamnet: "Lúc giám thị phát hiện báo cho tôi nhưng tôi bảo vẫn cộng cho chúng vì dù sao cũng đã biết việc nào nên việc nào không nên để sửa đổi. Thường thì tôi cho học sinh thời gian cố gắng sửa chữa, cuối học kỳ hủy quyết định kỷ luật cho học sinh để không ghi vào học bạ".

Nghỉ hưu đã 7 năm nay, nhìn lại những việc đã làm, người thầy giáo già cảm thấy hạnh phúc, thấy sống xứng đáng với cuộc đời. Còn với nhiều thế hệ học sinh Sài Gòn, hình ảnh thầy giáo Trần Mậu Minh nhân hậu, thân thiện là cả một miền ký ức đẹp.

Video xem thêm: Vinh danh một nửa thế giới: Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Vệ, người lo trước cái lo của người khác

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/vinh-danh-mot-nua-the-gioi-thay-thuoc-uu-tu-nguyen-thi-ve-nguoi-lo-truoc-cai-lo-cua-nguoi-khac_c5f6397e2.html"]

Cách công nương Kate hoá giải tình huống con ăn vạ nơi công cộng, cha mẹ nên tham khảo

Cách công nương Kate hoá giải tình huống con ăn vạ nơi công cộng, cha mẹ nên tham khảo https://ift.tt/2D6Dvn5

Công nương Kate Middleton là một trong những nhân vật hoàng gia được chú ý và ngưỡng mộ trên thế giới, đặc biệt là với cách xử lý dịu dàng thông minh của cô khi hoàng tử bé và công chúa Charlotte ăn vạ trước công chúng.

Các ông bố bà mẹ hẳn đã không ít lần gặp phải trường hợp con khóc lóc, ăn vạ, nhõng nhẽo. Trong những tình huống như thế mẹ thường xử lý như thế nào? Hãy cùng xem Công nương Kate Middleton xử lý thế nào mà con tươi tỉnh trở lại ngay tức khắc nhé!

Gia đình hoàng tử William và Công nương Kate Middleton luôn được công chúng chú ý không kém gì những ngôi sao nổi tiếng thế giới. Giới truyền thông luôn dõi theo mọi cử chỉ, hành động của họ khi họ xuất hiện trước công chúng. Vì vậy, Hoàng tử và Công nương luôn phải chú ý giữ hình tượng lịch sự, đẹp đẽ mắt trước mặt mọi người.

Tuy nhiên, những đứa trẻ hoàng gia nhà William vẫn còn quá bé để hiểu hết điều này, Hoàng tử George và Công chúa Charlotte đôi khi vẫn ăn vạ, mè nheo bố mẹ không khác gì những em bé bình thường khác. Đối phó với cơn ăn vạ của các con, Công nương Kate không hề quát mắng, dọa nạt con mà thay vào đó vô cùng bình tĩnh và khéo léo xử lý để khiến con ngoan ngoãn trở lại.

Trong chuyến công du tới Đức và Ba Lan của hoàng gia Anh, ngày trở về khi lên chuyến bay từ một cơ sở đào tạo phi công tại Đức, công chúa nhỏ Charlotte đã tỏ ra giận hờn và ngồi bệt xuống đường băng khóc lóc khi không vừa lòng điều gì đó với mẹ Kate.

[caption id="attachment_1282142" align="alignnone" width="620"] Công chúa nhỏ Charlotte đã tỏ ra giận hờn và ngồi bệt xuống đường băng (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Công nương Kate đã rất nhanh trí ngồi xuống cạnh con và bế con lên. Sau đó Công nương dỗ dành con bình tĩnh, không hề quát mắng, hay to tiếng. Chính nhờ vậy Công chúa Charlotte đã vui vẻ và bình thường trở lại nhanh chóng.

Kate liên tục mỉm cười với con, cố gắng làm cô bé bình tĩnh và chỉ sau một lúc Charlotte đã bình thường trở lại. Sau đó, bé Charlotte được Hoàng tử William đưa lên trực thăng để cả gia đình tiếp tục hành trình.

[caption id="attachment_1282149" align="alignnone" width="650"] Công chúa Charlotte vui vẻ trở lại (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Trước đó, Công nương Kate cũng đã từng áp dụng cách dỗ con tương tự với cậu con trai và đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

[caption id="attachment_1282155" align="alignnone" width="650"] Công nương Kate nhấc bổng con trai lên trước khi bé kịp lăn ra ăn vạ (ảnh: Lily).[/caption]

Kate nhấc bổng con trai George đang gắt gỏng lên thay vì đợi đứa trẻ ăn vạ nằm lăn ra đất. Đó cũng là một trong những bí quyết xử lý với cơn ăn vạ của con, ngăn chặn nó ngay từ khi có dấu hiệu bùng phát.

Ở một tình huống khác, Kate rất nhanh nhạy khi bế con gái lên trước khi cô bé cáu gắt.

[caption id="attachment_1282160" align="alignnone" width="650"] Kate bế con gái lên và nói chuyện với con trai (ảnh: Lily).[/caption]

Trong lễ sinh nhật 92 tuổi của Nữ hoàng Anh, cả gia đình hoàng gia đã cùng đứng trên ban công để xem màn trình diễn ấn tượng của lực lượng không quân hoàng gia. Ban đầu, công chúa nhỏ rất thích thú, hào hứng với màn trình diễn máy bay. Sau đó, bé lại trở nên sợ hãi, mếu máo, như muốn khóc òa. Công nương Kate đã nhận ngay ra sự khác thường của con gái và nhanh chóng xử lý để buổi lễ không bị gián đoạn.

[caption id="attachment_1282177" align="alignnone" width="768"] Công nương Kate tinh tế nhận ra sự thay đổi của cô con gái (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Đầu tiên, khi thấy con không thoải mái, Công nương Kate đã dùng phương pháp “hạ thấp tầm mắt” bằng cách cúi người xuống ngang bằng với con để trấn an bằng tay, vỗ về cảm xúc của con.

[caption id="attachment_1282178" align="alignnone" width="650"] Công nương Kate cúi xuống để dỗ dành con (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Sau khi an ủi con, Công nương Kate đã bế Charlotte lên, ôm ấp và tiếp tục dỗ dành con bằng tuyệt chiêu “phân tâm”. Kate bế con trên tay, thì thầm vào tai con và chỉ tay về phía trước để đánh lạc hướng, giúp con quên đi cơn hờn dỗi của mình. Nhờ vậy mà công chúa nhỏ đã không còn mếu máo và buổi lễ có thể tiếp tục diễn ra tốt đẹp.

[caption id="attachment_1282180" align="alignnone" width="500"] Công nương Kate làm con gái "phân tâm" giúp con hết hờn dỗi (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Phương pháp dỗ dành con tuy đơn giản mà hiệu quả của Công nương Kate đã chứng minh cho công chúng thấy rằng cô là một bà mẹ vô cùng tâm lý, tinh tế, luôn biết cách xử lý mọi tình huống khó xử ở chốn đông người.

Bên cạnh những cách làm cho trẻ "phân tâm", “hạ thấp tầm mắt” (giao tiếp bằng mắt)..., công nương Kate còn thường xuyên áp dụng những cái ôm ấm áp cùng những lời thủ thỉ vỗ về, an ủi. Bởi những cái ôm sẽ khiến trẻ cảm thấy được yêu thương, bao bọc và chúng sẽ nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

Thực tế, "tuyệt chiêu" dạy con được Công nương Anh áp dụng đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh hiệu quả. Theo Tiến sĩ Veritas thuộc Đại học Nhi khoa Hoa Kỳ, những cái ôm có thể giúp trẻ em bằng nhiều cách, nhưng chủ yếu nó giúp bảo vệ chống lại sự căng thẳng. "Nghiên cứu cho thấy những cái ôm thường xuyên hơn thực sự có thể giúp giảm căng thẳng. Những cái ôm làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol, có thể giúp ai đó bình tĩnh khi họ cảm thấy căng thẳng.

Điều này có thể giúp cải thiện sức khỏe thể chất vì quá căng thẳng có thể gây khó khăn cho hệ thống miễn dịch và sức khỏe nói chung. Những cái ôm cũng làm tăng nồng độ oxytocin, thường được gọi là "hormone âu yếm'" , vị Tiến sĩ cho biết trên trang Khám Phá.

[caption id="attachment_1282240" align="alignnone" width="1314"] Rất nhiều bức ảnh được chụp cho thấy vị Công nương thường dỗ dành con bằng cách ôm ấp (ảnh: Khám Phá).[/caption]

Bên cạnh đó, Hoàng tử William cũng hỗ trợ và dạy con theo cách của vợ, đã đạt hiệu quả tức thì.

[caption id="attachment_1282200" align="alignnone" width="768"] Hoàng tử William cũng áp dụng tuyệt chiêu của vợ (ảnh: Cosmopolitan).[/caption]

Ngoài những cách trên, công nương Kate còn có một hình thức dỗ con khác cũng vô cùng hiệu quả, đó là đề ra một phần thưởng ngọt ngào. Công nương Kate chia sẻ, cô luôn có một thanh socola bên người mỗi khi cùng các con xuất hiện ở nơi công cộng.

Những thanh kẹo này sẽ được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp khi các Hoàng tử và Công chúa mất bình tĩnh, quấy khóc. Công nương treo phần thưởng, hứa sẽ cho các con một thanh kẹo socola ngon lành nếu các con nín khóc và bình tĩnh trở lại. Theo tiết lộ của Công nương với Popsugar, chiêu "hối lộ" ngọt ngào này thực sự hiệu quả.

Video em thêm: Donald Trump đã dạy con như thế nào để chúng không hư hỏng dù sống trong nhung lụa?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/donald-trump-da-day-con-nhu-the-nao-de-chung-khong-hu-hong-du-song-trong-nhung-lua_ecf6f5476.html"]