Đại dịch bắt đầu có từ bao giờ? Câu hỏi này dường như chưa có đáp án cụ thể nhưng có một điều chắc chắn rằng, số lượng người chết trong mỗi lần xảy ra đại dịch là con số đáng sợ.
1. Lần đại ôn dịch giết chết hơn 100 triệu người
Trong thời kỳ Trung Cổ (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 15), thế giới đã có 2 lần bùng phát ôn dịch. Trong thời kỳ đế chế La Mã vào thế kỷ thứ 6 đã xảy ra ôn dịch kéo dài hơn 200 năm và giết chết hơn 100 triệu người.
Mặc dù khu vực ảnh hưởng chính là Địa Trung Hải nhưng theo những ghi chép để lại thì ôn dịch còn lan rộng tới vương quốc Anh.
2. Lần đại ôn dịch khiến người dân châu Âu rơi vào hoảng loạn (Cái chết đen)
Lần đại ôn dịch thứ 2 xảy ra vào thế kỷ 14, được gọi là Cái chết đen (Black Death). Mặc dù thời điểm bùng phát ghê gớm nhất của đại dịch là vào thế kỷ 14, nhưng đến thế kỷ 17 đại dịch lại bùng phát một lần nữa. Do đó, những diễn biến của đại dịch không ngừng biến đổi, cho đến thế kỷ 18, đại dịch vẫn còn tồn tại.
Khi một người bị nhiễm bệnh Cái chết đen, trên da sẽ xuất hiện những đốm đen rồi dần lan rộng và tử vong sau đó.
Trong khoảng thời gian này, Cái chết đen đã lấy đi ít nhất là 1/3 - 2/3 dân số châu Âu, tổng cộng có 25-50 triệu người mất mạng.
3. Đại ôn dịch bùng phát ở Hồng Kông
Bệnh dịch đã tuyệt chủng gần 100 năm đột nhiên bùng phát ở miền nam Hồng Kông vào năm 1894. Không lâu sau, cả Hồng Kông rơi vào đại dịch. Bởi vì Hồng Kông là cảng khẩu buôn bán, thông qua những con tàu buôn bán đến đi hàng ngày, những con chuột đã mang ôn dịch đi khắp nơi trên thế giới.
Số người tử vong do đại ôn dịch lần thứ ba nhỏ hơn nhiều so với hai lần trước, nhờ một nhà vi khuẩn học Nhật Bản tên là Kitasato Shibasaburo. Năm 1894, khi đại dịch bùng phát, chính quyền Minh Trị đã phái ông lãnh đạo một đội ngũ y tế đến Hồng Kông. Lúc đó, ông chia sẻ: "Phải toàn tâm toàn lực ngăn chặn dịch bệnh, nếu không sẽ tạo thành thảm họa".
Vì những nỗ lực của Kitasato Shibasaburo phát hiện ra vi rút gây bệnh nên mới có bệnh pháp ngăn ngừa và khử trùng hiệu quả. Ngoài ra, người ta cũng sử dụng vi khuẩn học để nghiên cứu và phát triển các phương pháp chữa bệnh.
Lần đại ôn dịch thứ 3 này không biến mất hoàn toàn như 2 lần trước mà vẫn tồn tại ở Châu Phi, Châu Á và Hoa Kỳ, chỉ là không bùng phát cùng một thời gian. Nhưng dựa và những phương pháp điều trị có hiệu quả, bệnh dịch không dẫn đến những cái chết hàng loạt như trước đây.
Theo Secret China
Ngọc Linh biên dịch
Video xem thêm: Thiên tai, Nhân họa hay khủng hoảng niềm tin?
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thien-tai-nhan-hoa-hay-khung-hoang-niem-tin_089697873.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét