Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Thế nào là một người thầy lý tưởng? Cùng lắng nghe ao ước của các em học sinh

Thế nào là một người thầy lý tưởng? Cùng lắng nghe ao ước của các em học sinh https://ift.tt/2DdWbBt

Trong nhà trường, thầy cô đôi khi chỉ quan tâm học sinh học giỏi ra sao, điểm số bao nhiêu, xếp hạng thứ mấy trong lớp mà quên mất tâm tư, nguyện vọng của các em. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ chân thành của các em học sinh về một người thầy lý tưởng là như thế nào nhé!

Những thầy cô trong ao ước của các em học sinh (Nguồn video: Vietnamnet)

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/nhung-thay-co-trong-ao-uoc-cua-cac-em-hoc-sinh_90158e5f7.html"]

Qua những chia sẻ trong video, có thể đúc kết lại những điều các em học sinh mong muốn về người thầy cô của mình:

Thầy cô là người vui tính

Sự vui vẻ, hài hước là một liều thuốc bổ cho giáo dục. Ông cha ta vẫn thường nói “Của cho không bằng cách cho”, điều này thật đúng khi so sánh với việc dạy và học. Dù giáo viên có giỏi đến đâu nhưng cách truyền đạt kiến thức hạn chế thì vẫn xem như thất bại trong nghề nghiệp. Vì vậy, cách thầy cô giao tiếp và truyền kiến thức cho các em học sinh rất quan trọng.

Bạn học sinh đầu video đã nói luôn đến mong ước của mình về thầy cô vui tính hơn, không quá nghiêm khắc khiến các em áp lực, mang đến bài học vui vẻ không chỉ về những kiến thức trong sách vở mà còn về con người, đạo đức, xã hội, lối sống... cho các em.

[caption id="attachment_1285075" align="alignnone" width="1274"] Ảnh cắt từ video.[/caption]

Có thể nói, tính cách của thầy cô là nguồn cảm hứng, tác động lớn nhất đến việc học của các em. Thầy cô phải là người hiểu tâm lý học sinh, có cách giảng bài ngắn gọn, súc tích để bài học dễ đi sâu vào trí nhớ. Giáo viên càng hài hước, dí dỏm, học sinh càng thích học môn đó.

Thầy cô hoà đồng, tham gia ngoại khoá với học sinh

Thầy cô hoà đồng, tham gia ngoại khoá là mong ước của những bạn học sinh tiếp theo. Đứng ở góc độ của học sinh, thầy cô sẽ hiểu rằng các em luôn mong được gần gũi, chia sẻ với thầy cô những tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mình. Thầy cô dạy có tâm, trò cũng cảm nhận được sự thu hẹp dần khoảng cách thầy-trò, thay vào đó là tình cảm và sự gắn kết.

[caption id="attachment_1285168" align="alignnone" width="1216"] Ảnh cắt từ video.[/caption]

Nam học sinh chia sẻ: 'Em mong muốn thầy cô dạy những bài học hay, ít mắng học sinh. Em mong muốn thầy cô tham gia các hoạt động ở trên trường như nhảy, văn nghệ... Có thầy cô giáo tham gia, học sinh hứng khởi hơn, thể hiện được sự hoà đồng giữa thầy cô và học sinh'.

Thầy cô chia sẻ để hiểu học sinh

Sau những giờ học căng thẳng, học sinh mong muốn thầy cô có sự chia sẻ, giao lưu để cô trò thêm thấu hiểu nhau và tình cảm với nhau hơn. 

Một bạn nữ chia sẻ, đối với học sinh cuối cấp sắp thi đại học, em mong các thầy cô không tạo áp lực căng thẳng để chúng em tự tin hơn.

[caption id="attachment_1285174" align="alignnone" width="1258"] Ảnh cắt từ video.[/caption]

Khi nghe học trò nói lên nguyện vọng của mình, có thể nhận thấy rằng các em rất mong thầy cô hiểu tâm lý, biết cảm thông cho những lỗi lầm mà các trò gây ra. Các em cũng hạnh phúc hơn khi thầy cô đặt mình vào vị trí học sinh để lý giải và kết luận vấn đề, cư xử thật có lý và có tình.

Học sinh dẫu cá biệt đến đâu cũng vẫn là những đứa trẻ, chúng rất dễ bị tổn thương. Cá biệt hay cá tính cũng đều có thuốc chữa, chữa sao cho trò phải tâm phục khẩu phục, tự giác nhận ra khuyết điểm của mình để tốt lên mà mối quan hệ thầy trò vẫn không bị ảnh hưởng. Biện pháp tuy khác nhau nhưng điểm chung là mỗi người giáo viên đều cần tâm huyết và sự tài tình.

Video xem thêm: “Thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin giữ ước mơ của mình”

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thay-co-the-giu-diem-1-cua-thay-con-em-xin-giu-uoc-mo-cua-minh_39fff55c2.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét