Cô Đinh Thị Kim Thoa-giáo viên dạy môn tiếng Anh của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, chia sẻ trên báo Giáo Dục Việt Nam những suy nghĩ về học sinh, tình yêu với nghề và quan điểm dạy của mình khiến nhiều giáo viên suy ngẫm...
Cô Thoa cho hay, thời gian đầu mới vào trường cô dạy cả cấp 1 và 2, đó cũng là quãng thời gian trải nghiệm đáng nhớ của cô với các bạn học sinh. Có lẽ vì tình yêu thương nên cô quyết định chuyển hẳn sang dạy cấp 1, được đón tay và dạy trẻ từ những ngày đầu đến trường.
Dạy trẻ nhỏ, kiến thức tuy không nhiều nhưng cực lắm. Nếu không có đủ tình yêu thương, tính nhẫn nại thì sẽ sớm phải bỏ cuộc, bởi các em còn quá nhỏ để hiểu về đúng sai trong cuộc sống.
Ví dụ như, học sinh bậc tiểu học thường hay bắt chước câu nói, hành động của người khác hoặc trên phim ảnh, có một vài em còn nói bậy ở trong giờ học mặc dù các chính các bé còn chưa hiểu nghĩa của từ đó. Cô Thoa thường gặp riêng trò vào cuối buổi học để giải thích cho các em rằng, nói những câu như vậy là không đúng, không lịch sự và cô hy vọng lần sau sẽ không nói như vậy nữa.
Với những em học sinh "bướng bỉnh" hơn, cô còn phải gặp riêng phụ huynh trao để hiểu tình cảnh gia đình cũng như tính nết của bé rồi từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp.
[caption id="attachment_1264456" align="aligncenter" width="650"] Cô Đinh Thị Kim Thoa (ảnh: Giáo dục Việt Nam).[/caption]
Cô Thoa luôn cố gắng làm sao để truyền đạt cho học trò những bài học đạo đức, từ lời ăn tiếng nói, quan hệ với bạn bè, gia đình và các thầy cô. Cô cho biết, nhiều năm giảng dạy, cô nghiệm ra rằng, mình cần yêu thương học sinh hơn nữa, mềm mỏng nhưng vẫn phải đủ cứng rắn, phải dạy trò làm người trước rồi mới dạy kiến thức, và đó cũng là tiêu chí của cô Thoa trên con đường làm "người đưa đò".
Thấy mình phải thay đổi nhiều hơn
Cô Thoa kể, khi được tiếp xúc với các nền giáo dục tiến bộ thấy những người giáo viên họ yêu thương, tôn trọng học sinh của mình, cô cũng thay đổi trong nhận thức và cách giảng dạy. Những ngày đầu ra trường, vì còn trẻ, chưa có kinh nghiệm và với tâm nôn nóng muốn các con ngoan giỏi, cô hay áp đặt và thường “đẩy” học sinh lên một chút. Giờ đây, thay vì áp đặt cô chuyển sang cùng đồng hành với học sinh. Và việc “đẩy” học sinh cũng nhẹ nhàng hơn, điều đó giúp cho cả cô, trò thấy thoải mái, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt.
Bây giờ cô đã "nới lỏng" việc làm bài tập về nhà của trẻ, so với thời gian đầu khắt khe. Đối với những trẻ chậm hơn các bạn, cô luôn kiên trì giải đáp thắc mắc rồi mới yêu cầu các em hoàn thành bài tập. Ví như, khi trẻ phát âm không chuẩn, cô thường gặp riêng và phát âm thật chậm, đồng thời để trẻ nhìn khẩu hình miệng của mình mà phát âm theo.
Quan điểm của cô Thoa là không có học sinh kém, chỉ là chưa giỏi môn của cô và ở các môn khác trẻ vẫn giỏi. Vì vậy, cô thường quan tâm những trẻ đó nhiều hơn một chút. Đặc biệt, đối với những trẻ có tính bướng không chịu ngồi yên trong giờ học, cô thường gọi riêng ra ngoài rồi thì thầm: "Cô với con sẽ cùng thi đua nhé. Nếu con chịu khó ngồi ngoan không nói chuyện trong giờ học, thì cuối mỗi tuần cô lại có một phần thưởng dành cho con".
Phần thưởng có khi là cái bút, quyển truyện tranh... dù nhỏ nhưng các bé rất thích. Đó là cách cô Thoa động viên những học học trò thân yêu.
[caption id="attachment_1264455" align="aligncenter" width="650"] Giờ học tập theo nhóm, sôi nổi bàn luận khiến cho các em học sinh rất thích (ảnh: Giáo dục Việt Nam).[/caption]
Là giáo viên dạy tiếng Anh có lợi thế về ngoại ngữ, cô Thoa luôn cập nhật thông tin, xu hướng mới của thế giới về Giáo dục, áp dụng vào giảng dạy khiến học sinh rất thích thú.
Cô Thoa chia sẻ, trong những tiết học cô thường lồng ghép nhiều chương trình như vẽ tranh, chơi trò chơi..cho trẻ làm điều mình thích rồi sau đó đứng lên thuyết trình về sản phẩm của mình. Đó cũng là cách để học sinh luyện kỹ năng nghe nói và tìm những từ mới, thay vì những tiết học khô cứng, buồn ngủ. Sau đó thì có trao giải để động viên khuyến khích các con học tập.
Chính tình yêu và cách dạy của mình mà cô Thoa được nhiều học sinh trong và ngoài lớp yêu quý. Nhìn thấy cô, học sinh đều chào từ xa. Các em thường làm những hình trái tim, viết thư hoặc làm những tấm thiệp nhỏ làm quà cho cô.
Với một nhà giáo, còn niềm hạnh phúc nào lớn hơn thế nữa?
Video xem thêm: “Thầy có thể giữ điểm 1 của thầy, còn em xin giữ ước mơ của mình”
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/thay-co-the-giu-diem-1-cua-thay-con-em-xin-giu-uoc-mo-cua-minh_39fff55c2.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét