Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

Vết bớt phải chăng là ‘khế ước’ cho duyên nợ kiếp trước?

Vết bớt phải chăng là ‘khế ước’ cho duyên nợ kiếp trước? https://ift.tt/38VvZcZ

Phải chăng vết bớt có liên quan mật thiết tới số mệnh của con người? Nếu điều ấy là sự thực, thì sự hình thành và ý nghĩa của vết bớt là gì?

Theo trang Daily Mail, nhà nghiên cứu người Mỹ Ian Stevenson khi còn sống đã có nhiều công trình nghiên cứu về luân hồi. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra lý luận luân hồi hiện đại phương Tây. Trong hơn 40 năm nghiên cứu của mình, ông đã tiến hành thu thập và ghi chép các trường hợp tái sinh ở khắp nơi trên thế giới, ghi nhận gần 3.000 trường hợp.

Trong số mười chuyên tác của Tiến sĩ Stevenson, cuốn "Nguyên nhân tạo ra các vết bớt và dị tật bẩm sinh" đã trình bày những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề vết bớt. Các dị tật bẩm sinh cũng như các khuyết tật về thể chất khác đều có thể được coi là dấu hiệu của tiền kiếp. Ví dụ, nếu một người bị dao đâm, bị bắn, hoặc bị thiêu cho đến chết, thì vết thương và phần bị thương thường để lại dấu vết rõ ràng trong các kiếp sau, nghĩa là khi sinh ra sẽ có dấu vết trên người.

Đây là cách hiểu của phương Tây thể hiện trong các nghiên cứu. Trong khi đó ở phương Đông, người xưa lại có một cách giải thích khác về nguồn gốc của vết bớt.

Ký hiệu tái sinh tình mẫu tử

Trong bộ sách Duyệt Vi Thảo Đường Bút Ký, cuốn thứ 9 có ghi chép một trường hợp luân hồi rất kỳ thú. Tác giả Kỷ Hiểu Lam khi còn làm công việc ghi chép của Lễ bộ đã được người trong cuộc kể lại sự việc này, câu chuyện cũng được Binh bộ Thị Lang Thẩm Vân Tiêu viết lên mộ của mẹ ông là phu nhân Lục Thái. Kể rằng, khi bà Lục mới được gả vào nhà họ Thẩm khoảng một năm thì chồng bà qua đời, sau này đứa con trai 3 tuổi cũng đã rời bỏ bà mà đi.

Lục phu nhân đau đớn khóc lóc vật vã rằng: “Ta cố gắng để sống cũng là vì con, giờ đây con chết rồi, ta không đành lòng để miếu nhà họ Thẩm chúng ta tuyệt tự”. Khi chôn cất con trai, bà Lục chắp tay hướng lên trời cao, cầu xin ông Trời đừng để nhà họ Thẩm phải tuyệt đường con cháu. Bà Lục dùng chu sa làm dấu đỏ vào tay của con trai đã mất rồi khấn rằng: “Nếu con được đầu thai, thì hãy lấy vết đỏ này làm ký hiệu nhận biết”.

Sự việc này xảy ra vào tháng 12 năm Ung chính thứ 7 (năm 1729). Cũng vào tháng này, một gia đình trong dòng tộc ở gần nhà Lục phu nhân đã sinh hạ được một cậu con trai kháu khỉnh. Trên tay cậu bé có vết bớt màu đỏ rất rõ ràng, hình vết bớt giống như vết đỏ bằng chu sa mà bà Lục đã bôi lên tay con trai mình. Sau khi biết tin, bà Lục đã đón đứa bé về nhà họ Thẩm để nuôi dưỡng, trở thành con cháu hậu duệ của Thẩm gia. Cậu bé ấy chính là Binh bộ lang Thẩm Vân Tiêu.

Vết răng cắn minh chứng tái sinh

Cuốn thứ 9 của bộ sách Ngu Sơ Tân Chí có ghi chép về một câu chuyện luân hồi. Vào những năm Hoằng Trị dưới triều vua Minh Hiếu Tông, ở tỉnh Phúc Kiến có một nhà Nho trước khi chết từng để lại bài thơ nói về việc ông sẽ đầu thai trở lại. Vợ ông nghe nói chồng mình vẫn có thể đầu thai, liền cắn vào chân ông một cái để làm dấu, vết răng tứa máu hằn in rõ trên chân. 

Sau khi Minh Thế Tông Chu Hậu Thông đăng cơ, đổi thành Nguyên Gia Tịnh, giang sơn xuất hiện một thanh niên tuấn tú. Người này tố chất thông minh lanh lợi, 15 tuổi đỗ Giáp nguyên, 16 tuổi đỗ Gia tích trong kỳ thi của Lễ bộ, không đến 5 năm đã giữ một chức vụ quan trọng, phụ trách quản lý toàn bộ việc thi cử, chọn nhân tài cho đất nước.

Vào ngày sinh nhật thứ 20, cậu lang thang dọc bờ sông dưới ánh trăng bàng bạc. Cậu đã đi được một đoạn đường dài, càng đi lại càng thấy cảnh vật hai bên đường rất đỗi quen thuộc, khiến cậu có cảm giác như đang quay về cố hương của mình. Bản thân cậu cũng thấy rất kỳ lạ. Đúng lúc đó, cậu nghe thấy tiếng khóc từ đâu vọng tới. Đi theo hướng phát ra tiếng khóc, cậu nhìn thấy một bà lão đang đốt đèn giấy bên cạnh những đồ lễ cúng tế người chết.

Cậu cúi chào bà lão, và sau hồi lâu nói chuyện cậu được biết hôm nay là ngày giỗ của chồng bà, nhưng cũng chính là ngày sinh nhật của cậu. Bước vào căn nhà lá của bà lão, lật xem những tác phẩm cũ của nhà Nho quá cố, cậu kinh ngạc phát hiện tất cả những bài văn mà cậu từng gặp khi đi thi đều có ở đây. Cậu vô cùng ngạc nhiên vì cho rằng mình chính là tái sinh của nhà Nho quá cố.

Bà lão thấy vậy liền bảo cậu cởi giày ra cho xem, quả nhiên thấy ở chân cậu có vết răng cắn đỏ máu nhìn rất rõ ràng. Bà lão nhờ đó mà nhận ra chồng mình đã đầu thai lại. Sau đó, chàng trai vì để tỏ lòng trân quý mối nhân duyên trong tiền kiếp nên đã mua nhà cửa, thuê người hầu đến ở cùng và giúp đỡ bà lão.

Vết bớt vẹn tròn tình phụ tử

Vào đời nhà Thanh, một vị quan tên là Trần Quân Đường từng kể về nhân duyên giữa ông và cha mình là Trần Tụy. Cậu bé Trần Tụy từ nhỏ đã mồ côi cha, dù gia cảnh nghèo khó nhưng cậu lại đặc biệt ham học, hơn nữa còn hay giúp đỡ mọi người. Lớn lên Trần Tụy lấy vợ là Đỗ Thị, sinh hạ được một cậu con trai đặt tên là Thiện Tài.

Thiện Tài rất thông minh, nhưng tiếc rằng đoản mệnh, lên 7 tuổi đã mắc bệnh rồi qua đời. Trần Tụy mang nỗi đau tột cùng, trước khi chôn cất con trai ông liền làm dấu mực đen vào đùi bên trái của đứa trẻ. Ông khẩn cầu: “Mong rằng con sẽ đầu thai lại”. Từ đó, ngày nào ông cũng khóc thương khi nhớ về đứa con trai bé bỏng của mình. 

Vào một đêm nọ, Thiện Tài xuất hiện trong mơ nói với cha: “Con sắp được đầu thai rồi, ngày sinh cũng đã định, vậy nên bố đừng khóc thương con nữa nhé”. Sau đó vào đêm rằm tháng Chạp năm Tân Sửu, Thiện Tài lại về báo mộng và nói: “Con đã quay lại rồi”. Quả nhiên đêm hôm ấy nhà ông Trần sinh hạ một cậu con trai, đặt tên là Tụy Đường. 

Dấu mực đen do ông Trần ghi lại vẫn còn nguyên trên đùi trái của cậu con trai mới sinh, giống như một khế ước để cha con được đoàn viên. Trần Tụy Đường lớn lên đỗ đạt làm quan, ông thường nói: “Chúng ta là người có học, thường không tin vào luân hồi, từng nghe rất nhiều câu chuyện về luân hồi nhưng đều cho đó là giả. Kỳ thực, luân hồi nhân quả là hoàn toàn có thật”.

Theo Vương Du Duyệt, Epochtimes
Quỳnh Chi biên dịch

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/vi-bac-si-lac-duong-di-theo-phep-mau-ky-dieu-cua-chua_0ce0b7778.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét