Đài NTD ngày 27/5 đưa tin, trong thời gian Bắc Kinh diễn ra “Lưỡng hội”, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra bản báo cáo “Chiến lược ứng phó với Trung Quốc” dài 16 trang, đưa ra điều chỉnh chiến lược trong ứng phó với đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ tầng diện quốc gia.
Có chuyên gia nhận định báo cáo này cho thấy Hoa Kỳ chính thức xác nhận ĐCSTQ là đối tượng thù địch số một, hơn nữa bản báo cáo còn vạch trần mánh khóe chính trị của Tổng Bí thư Tập Cận Bình kể từ sau khi nhậm chức, báo cáo cũng lên tiếng nói thay cho phe đối lập trong ĐCSTQ, đưa ra tín hiệu to lớn là chính phủ Tổng thống Trump không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Ngày 22/5, chính phủ Tổng thống Trump đã đưa ra một bản báo cáo mới về chiến lược đối với Trung Quốc, thừa nhận rằng chính sách bang giao của Mỹ với Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã thất bại. Báo cáo nói rằng Hoa Kỳ quyết định thay đổi chiến lược với Trung Quốc và gây áp lực công khai để kiềm chế sự bành trướng của ĐCSTQ trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, quân sự và chính trị.
Tài liệu dài 16 trang có tiêu đề "Tiếp cận Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (United States Strategic Approach to The People’s Republic of China). Tổng thống Trump đã ký vào ngày 19/5 và Nhà Trắng đã đệ trình lên Nghị viện vào ngày hôm sau.
Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), chuyên gia về các vấn đề thời sự chính trị của ĐCSTQ, đã đăng tải một bình luận trên tờ tạp chí Á Châu Tự do vào ngày 26/5. Nếu như trong "Báo cáo Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ" được Chính phủ Tổng thống Trump công bố vào tháng 12/2017, ĐCSTQ chỉ là một phần trong đó (là "đối thủ cạnh tranh chiến lược "), thì nay trong bản báo cáo chiến lược đối phó với Trung Quốc mới nhất sau hai năm rưỡi này, chỉ nhắm riêng vào ĐCSTQ.
Điều này cho thấy chính phủ Hoa Kỳ đã chính thức xác nhận chính quyền ĐCSTQ là thù địch số một của Mỹ.
Về khía cạnh kinh tế. Vài ngày trước Tổng thống Trump đề cập rằng có thể hoàn toàn cắt đứt với ĐCSTQ, ông nói: Chi phí giao thiệp với ĐCSTQ quá đắt, Hoa Kỳ phải hứng chịu khoản lỗ 500 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Nói cách khác, trong mối quan hệ này, ĐCSTQ đã được hưởng lợi rất nhiều trong khi Mỹ phải trả một cái giá quá đắt. Thay vì như vậy, chi bằng không qua lại vẫn hơn.
Báo cáo chiến lược này đưa ra một trong những tổn thất mà ĐCSTQ đã gây ra cho Hoa Kỳ: hơn 63% hàng giả trên thế giới đến từ Trung Quốc, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô-la cho các doanh nghiệp chính hãng ở các nước trên thế giới. Từ năm 2017 đến 2018, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã thu giữ hơn 59.000 lô hàng giả do Trung Quốc sản xuất, trị giá hơn 2,1 tỷ USD.
Con số này tương đương với 5 lần tổng số lượng hàng hóa và tổng giá trị thu giữ từ các quốc gia khác.
Bài viết nhìn nhận rằng, trên thực tế, chỉ riêng đại dịch do ĐCSTQ phát tán năm nay đã triệt tiêu toàn bộ lợi ích phía Hoa Kỳ nhận được thông qua giao thiệp và đầu tư vào ĐCSTQ trong hơn 40 năm qua. Ông Trump đã nói: Những thiệt hại to lớn mà Hoa Kỳ phải chịu trong dịch bệnh lần này, dù có "Một trăm thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung cũng không thể bù đắp được".
Điều này đúng với Hoa Kỳ, và nó cũng đúng với tất cả các nước khác.
Về khía cạnh chính trị. Báo cáo này trước hết có sự tách biệt rõ ràng giữa người dân Trung Quốc với ĐCSTQ. Báo cáo nêu rõ: "Hoa Kỳ có sự tôn trọng sâu sắc và lâu dài đối với người dân Trung Quốc và có mối quan hệ lâu dài với người dân Trung Quốc. Chúng tôi không tìm cách ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, chúng tôi cũng không muốn tách biệt mình với người dân Trung Quốc”.
Báo cáo chỉ ra rằng cuộc chiến chống lại ĐCSTQ của Hoa Kỳ không phải là "ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc" như ĐCSTQ tuyên truyền; Hoa Kỳ tuyệt giao với ĐCSTQ chứ không phải tuyệt giao với người dân Trung Quốc.
Xuyên suốt cả bài báo cáo cho thấy Hoa Kỳ đã gọi Tập Cận Bình là Tổng Bí thư, chứ không phải Chủ tịch nước (ĐCSTQ cố tình phiên dịch Chủ tịch nước là “President”, hòng lẫn lộn với cách gọi Tổng thống; Tổng thống là được người dân bầu chọn, trong khi địa vị lãnh đạo của Tập Cận Bình là tự phong, hoàn toàn không chút liên quan gì với bầu cử dân chủ cả).
Báo cáo cho thấy, Hoa Kỳ đã so sánh Tập Cận Bình với cựu Tổng Bí thư Liên Xô, một lần nữa khẳng định: Hoa Kỳ đã bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh với ĐCSTQ, một cuộc chiến tranh lạnh mới trong thế kỷ 21.
Báo cáo tuyên bố một cách rõ ràng rằng sự cải cách kinh tế của ĐCSTQ đã đến hồi kết, vì nó đi kèm với sự thụt lùi chính trị. "Những cải cách chính trị bị thu hẹp và thụt lùi như vậy, làm sự phân biệt giữa chính phủ và đảng bị xói mòn. Tổng Bí thư Tập quyết định bãi bỏ quy định nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, trên thực tế chính là kéo dài nhiệm kỳ của Chủ tịch nước vô thời hạn, đây chính là điểm phản ánh rõ xu thế này”.
Tập Cận Bình là nguyên nhân chính khiến chính trị của ĐCSTQ thụt lùi, việc bãi bỏ nhiệm kỳ của người lãnh đạo đất nước là một quyết định tồi tệ nhất.
Trong bài viết có trích dẫn lời phát biểu trước đảng của Tập Cận Bình, tuyên bố rằng "chủ nghĩa tư bản sẽ bị tiêu vong và chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng". Điều đó chứng tỏ Tập Cận Bình ôm giữ ý định đối địch với Hoa Kỳ và lấy việc đánh bại Hoa Kỳ làm mục tiêu chiến lược của mình.
Bài viết liệt kê ra sáu lạm dụng chính trị lớn kể từ khi Tập Cận Bình nhậm chức:
- Thanh trừng phe chống đối chính trị (trong đảng) bằng phong trào chống tham nhũng.
- Tiến hành khởi tố không công bằng đối với các blogger, nhà hoạt động dân chủ và luật sư chính nghĩa.
- Bắt giữ và đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo thiểu số.
- Tiến hành kiểm soát nghiêm ngặt và rà soát chặt chẽ đối với thông tin, truyền thông, trường đại học, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ.
- Giám sát và xếp hạng tín dụng xã hội của công dân, doanh nghiệp và tổ chức.
- Giam giữ tùy tiện, tra tấn và ngược đãi những nhân sĩ được coi là bất đồng chính kiến.
Điều đáng chú ý là trước đây mỗi khi Hoa Kỳ cáo buộc ĐCSTQ đàn áp nhân quyền, họ thường chỉ đề cập đến năm trường hợp sau, nhưng lần này lại gộp cả việc thanh trừng phe đối lập trong đảng vào trong đó, hơn nữa lại xếp nó vào vị trí đầu tiên trong những sai lầm chính trị của Tập Cận Bình, điều đó nói rõ Hoa Kỳ nhìn thấy cái gọi là phong trào chống tham nhũng, thực chất chỉ là mượn danh chống tham nhũng để thanh trừng kẻ thù chính trị, cũng giống như đại thanh trừng dưới thời Stalin và Mao Trạch Đông.
Báo viết lên tiếng thay cho phe đối lập chính trị trong ĐCSTQ, điều đó có nghĩa là chính phủ của Tổng thống Trump đã gửi một tín hiệu lớn ở đây: không thừa nhận vị trí lãnh đạo của Tập Cận Bình, công khai ủng hộ những người trong ĐCSTQ dám đứng lên chống lại Tập. Nó ngụ ý một cách mạnh mẽ rằng Tập Cận Bình là thủ phạm lớn nhất khiến mối quan hệ Mỹ-Trung đi sang phía đối địch toàn diện.
Báo cáo cho rằng, chỉ sau khi chế độ của Tập Cận Bình kết thúc, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc mới có thể có được sự hòa hoãn. Nếu không, mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ đi đến tuyệt giao, chiến tranh Lạnh hoặc chiến tranh một cách toàn diện.
Trước cuộc tấn công, khiêu khích, gây hấn và bành trướng toàn diện của chính quyền Tập Cận Bình nhằm vào biển Đông, Eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và biên giới Trung Quốc-Ấn Độ, báo cáo nói rõ chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện một chiến lược không khoan nhượng.
Báo cáo viết: "Hoa Kỳ giúp xây dựng năng lực phòng thủ của các đối tác, tăng cường hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau để phát triển lực lượng tác chiến tiền tuyến mạnh mẽ, phối hợp đầy đủ với các đồng minh và đối tác để ngăn chặn và chống lại sự xâm lược của ĐCSTQ".
Theo De Ming, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét