Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn tranh đấu, miệng không nói lời tổn thương

Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn tranh đấu, miệng không nói lời tổn thương https://ift.tt/2AbIpkD

Người xưa có đức hạnh, đạo đức và nền văn hóa phong phú, cùng đó là những câu nói được truyền từ đời này qua đời khác, đến nay vẫn còn tính đúng đắn trong cuộc sống hiện đại. 

Xã hội hiện đại bận rộn, và các mối quan hệ giữa các cá nhân dần xa cách, nhiều người khôn vặt, thích tìm cách kiếm những nguồn lợi bất chính, nhưng kết cục lại chẳng tốt đẹp gì. Nếu ghi nhớ những điều răn dạy của người xưa, vậy thì con đường phía trước cũng sẽ rộng mở. 

“Không nghe lời người già, chịu thiệt ngay trước mắt”, chúng ta cùng xem 10 câu nói chứa đựng trí tuệ uyên bác của người xưa. 

Muốn người khác không biết trừ phi mình đừng làm

Muốn người không biết trừ phi mình đừng làm. Làm chuyện xấu, cuối cùng thì sẽ bại lộ.

Rất nhiều người trước khi phạm sai lầm, luôn cảm thấy may mắn vì có thể thoát khỏi tội lỗi. Nhưng một sai lầm sẽ khiến bạn luôn phải động não, tổn tâm, tổn sức nghĩ trăm phương ngàn kế mà che giấu. Càng phải thi triển nhiều mưu kế thì lại càng có nhiều cơ hội để lộ sơ hở, thế nên nguy cơ bị phát hiện càng ngày càng gia tăng. Nếu không muốn chịu tội thì đừng làm những chuyện trái với đạo đức và pháp luật. Nguyên nhân nào sẽ luôn cho ra kết quả đó, người đời nói báo ứng không sai chạy, nhưng chẳng phải đó cũng là quy luật đã được chứng thực qua hàng ngàn năm tồn tại của con người hay sao?

Người không lo xa, tất phải lo gần

Nếu không đúc kết những sự việc đã qua đi, và lập một kế hoạch dài hạn và đúng đắn trong tương lai, vậy thì rất dễ phát sinh sai lầm. Những tình huống trước mắt rất tốt, không có nghĩa là về sau cũng tốt, nguyên nhân là bởi vì không nhìn xa. 

Nói thị phi thì là người thị phi

Câu nói này xuất phát từ Tăng Quảng Hiền Văn. Ý trong mặt chữ rất dễ giải thích, đại ý là chỉ những người không có chuyện gì làm đến nói xấu người khác với bạn thì chính là kẻ tiểu nhân. 

Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn thấy tranh đấu, tâm không có sự phân biệt, miệng không nói lời tổn thương người khác, sau lưng không bàn luận thị phi, đời người mới càng ngày càng thanh thuần. 

Nhịn một lúc gió yên sóng lặng, lùi một bước biển rộng trời cao

Người với người tương tác với nhau, chịu thiệt, xung đột là không thể tránh khỏi, do đó khi gặp chuyện, học cách bình tĩnh, nhẫn nhịn một chút cũng chẳng sao cả. Lùi một bước, tất cả giống như chưa từng xảy ra.

Trong cuộc sống hiện thực ngày nay, một chút kích động nhất thời cũng có thể khiến chúng ta hối hận cả đời. Nhịn một lúc, mới có thể thấy được trời cao biển rộng. 

Ảnh: Shutterstock.

Thời trẻ không nỗ lực, già rồi mới bi thương

Nhiều người nổi tiếng thành công trên thế giới đều nhận thức được giá trị của thời gian. Như nhà văn Balzac làm việc chăm chỉ trong những năm cuối đời và chỉ ngủ 4 tiếng mỗi ngày, chuyên gia phát minh Edison cũng luôn làm việc hơn 16 ngày giờ mỗi ngày...

Chỉ khi trân trong những năm tháng thanh xuân mà nỗ lực cố gắng thì lúc về già mới không hối tiếc. 

Gần chu thì đỏ, gần mực thì đen

Chu sa là loại khoáng vật có khả năng nhuộm mầu đỏ son, câu này minh họa mối quan hệ giữa con người và môi trường. Thật vậy, nếu một miếng vải trắng được đặt gần bể nhuộm, nó sẽ đổi màu ngay cả khi nó không tiếp xúc trực tiếp với dung dịch nhuộm.

Tất nhiên, trong môi trường như thế, cũng có người vẫn có thể toàn thân thanh bạch, giống như hoa sen, gần bùn mà không hôi tanh mùi bùn. Đây cũng là nói cho chúng ta: “Gần “chu”, gần “mực” không phải là mấu chốt quan trọng mà mấu chốt quan trọng là ở bản chất của sự vật và con người. Tất nhiên là nếu có thể thì hãy tránh xa những người xấu, môi trường xấu, vật xấu càng xa càng tốt. 

Tiền tài như rác rưởi, nhân nghĩa đáng nghìn vàng

Tiền tài chẳng có gì là quan trọng cả, thứ đáng giá nghìn vàng là nhân nghĩa và đạo đức của con người. Bởi cuối cùng, ta chẳng mang tiền theo được khi chết, cũng chẳng mang theo nó tới khi sinh, còn nhân nghĩa để lại quả thơm trái ngọt cho đời đời, vun trồng đạo đức nhân loại, lưu lại cho hậu thế cách làm người tử tế.

Hạ cờ không nói, gục ngã không hối

Trên đời này không có thuốc hối hận, do đó khi làm chuyện gì đó nhất định phải suy nghĩ cẩn thận rồi mới làm. Đã gây ra sai lầm rồi thì phải sẵn sàng chấp nhận hậu quả và chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi về mình và đàng hoàng sửa sai, không đổ lỗi, thanh minh. Cũng giống như ván cờ tàn, thua rồi thì đừng tranh biện, giải thích này nọ, chỉ càng khiến bạn trở nên đáng thương hơn mà thôi.

Biết đủ thường vui vẻ

Cho dù là thuận lợi hay khó khăn, đều có thể lúc nào cũng nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Trong cuộc sống, lúc nào cũng có thể gặp phải những điều không vừa ý, cũng vì những điều không vừa ý này, làm mờ mắt chúng ta, khiến chúng ta không nhìn thấy được những điều tốt đẹp bên cạnh mình. Một người có thể dễ dàng hài lòng với những thứ xung quanh, bởi vì họ biết tìm kiếm vẻ đẹp từ tất cả những thứ thiếu sót, từ đó nhìn mọi chuyện ở một góc độ tốt hơn. 

Chịu được khổ mới có thể có tầm nhìn hơn người

Trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc, hay trên hành trình của đời người, những người có được thành công luôn phải có những quãng thời gian chịu khổ, sau đó mới được nếm trải thành quả của sự thành công. Khi đã chịu được cực khổ thì vạn sự đều không khó. 

Theo Secretchina
Ngọc Linh biên dịch

Video: Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/co-nhan-thuong-noi-tich-duc-that-duc-duc-ay-la-gi_3e7c4ea50.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét