Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

‘Kỳ án’ đưa bò đi giám định ADN, án phí bằng tài sản tranh chấp

‘Kỳ án’ đưa bò đi giám định ADN, án phí bằng tài sản tranh chấp https://ift.tt/32Rb6Nr

Hai gia đình đều khẳng định chắc chắn đây là bò của nhà mình nên đã đưa nhau ra toà tố tụng. Vụ án chỉ được kết thúc khi con bò được mang đi giám định ADN với chi phi gần bằng giá trị con bò.

Với tập quán chăn nuôi trâu bò thả rông trong rừng, 2 hộ dân đều nhận con bò có tên “chị đẹp” là của mình. Để rồi từ đó, “chị đẹp” phải đi giám định ADN và đưa 2 gia đình vào vòng tố tụng, trở thành “kỳ án” ở xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh), theo báo Hà Tĩnh.

"Kỳ án" đưa bò đi giám định... ADN 

“Gia sản” của gia đình ông Nguyễn Thái B. (SN 1948, ở thôn Ấp Tiến, xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê) gồm một đàn bò 6 con, trong đó có con bò cái gần 3 tuổi được ông yêu quý đặt tên là “chị đẹp”. Hằng ngày, đàn bò của ông B. được thả vào rừng cùng với đàn bò của các hộ dân trên địa bàn, thỉnh thoảng gia đình mới vào kiểm tra và lùa bò về nhà nhốt chuồng.

Ngày 7/8/2018, ông B. lùa đàn bò vào rừng thả như thường lệ. Đến sáng ngày 19/8/2018, bà T. (SN 1960, vợ ông B.) ra đồng sớm đi “trâu phiên” thì thấy đàn bò nhà đã về ăn ở cánh đồng làng nhưng không có hình bóng “chị đẹp”. Mãi đến trưa, bà T. mới tìm thấy nó khi anh Hồ Đức L. (SN 1983, trú cùng thôn) đang dắt giữ ở bờ sông gần nhà.

[caption id="attachment_1193952" align="alignnone" width="615"] Con bò cái gần 3 tuổi được ông B. yêu quý đặt tên là “chị đẹp”. (Ảnh: báo Hà Tĩnh)[/caption]

Gia đình ông B. yêu cầu anh L. trả lại “chị đẹp” nhưng anh L. không đồng ý. Mọi cuộc “thương thuyết” giành lại “chị đẹp” bất thành, gia đình ông B. buộc phải làm đơn khởi kiện lên TAND huyện Hương Khê để đòi công lý.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, cả nguyên đơn và bị đơn đều thống nhất đưa “chị đẹp” đi… giám định ADN. Đây có thể được coi là 1 trong những cuộc giám định ADN hy hữu khi mà chi phí giám định lên tới 11 triệu đồng trong khi con bò đang tranh chấp có trị giá là 12 triệu đồng.

Và, kết quả xét nghiệm huyết thống từ mẫu ADN của “chị đẹp” và bò mẹ do ông B. đưa ra kết luận: “Dữ liệu ADN cho thấy, 28/28 market được xét nghiệm có sự cho nhận. Xác suất có mối quan hệ mẹ con là 99,99%”.

Tại phiên tòa, ông B. trình bày cụ thể đặc điểm về nhân dạng, tháng tuổi của “chị đẹp”, hoàn toàn khớp với bản ảnh và video của “con bò đang tranh chấp” được Hội đồng xét xử đưa ra. Những người làm chứng đều khẳng định đó là bò của gia đình ông Nguyễn Thái B.

Trong khi đó, anh Hồ Đức L. chỉ đưa ra được vài chi tiết là “con bò của anh màu vàng, có xoáy ở lưng”. Đặc biệt, theo anh L. thì con bò này được anh mua vào tháng 11/2017, khi mới 6 tháng tuổi. Có nghĩa là tại thời điểm tranh chấp, con bò (giả định) của anh L. chỉ mới hơn 1 tuổi, chưa bằng 1/2 tuổi của “chị đẹp”.

Đó là chưa nói, thời điểm mất bò của anh L. và thời điểm tìm thấy cách nhau hơn 6 tháng, quãng thời gian quá dài để anh có thể “nhìn ra” con bò của mình. Trong khi đó, thời điểm thất lạc và tìm thấy con bò của gia đình ông B. chỉ hơn 10 ngày. Đặc biệt, trong quá trình xảy ra tranh chấp, “con bò đang tranh chấp” (được địa phương giao cho anh L. tạm quản lý) đã 2 lần tách đàn, “rẽ” vão chuồng bò nhà ông B.

Trên cơ sở những căn cứ nói trên, Hội đồng xét xử TAND huyện Hương Khê đã tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Thái B.; công nhận con bò tranh chấp thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn, buộc anh Hồ Đức L. trả bò lại cho ông B. và chi phí giám định là 11.000.000 đồng.

Tình làng nghĩa xóm không còn chỉ vì một con bò

Cuối cùng ông B. cũng giành lại được quyền chăm sóc “chị đẹp”. Điều đáng nói là, cái quyền lợi chính đáng đó có được sau gần 1 năm tố tụng với biết bao thiệt hại về vật chất, thời gian của các bên liên quan và cơ quan chức năng. Nếu ngay từ đầu, các bên đều xác định bằng kinh nghiệm từ thói quen “trâu bò nhà ai về chuồng nhà nấy” thì “chị đẹp” đã không phải tham gia vào cuộc giám định ADN hy hữu.

Thẩm phán Nguyễn Thanh Tùng - người trực tiếp giải quyết vụ án cho biết: Sau phiên tòa, các bên đương sự đều “tâm phục, khẩu phục”, chấm dứt tranh chấp. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở là chi phí tố tụng giám định lớn hơn cả giá trị tài sản tranh chấp và bên thua kiện phải chịu mọi chi phí tố tụng trong khi điều kiện kinh tế của họ đều khó khăn”.

Việc xét nghiệm ADN thường chỉ hay áp dụng để xác định huyết thống họ hàng của con người nhưng gần những vụ án tranh chấp tài sản về bò ngày càng nhiều và đỉnh điểm là phải đưa chúng đi xét nghiệm.

[caption id="attachment_1193956" align="alignnone" width="960"] Đoàn cơ quan chức năng đến lấy mẫu giám định ADN bò. (Ảnh: Cảnh Thắng)[/caption]

Thông tin trên báo Vietnamnet ngày 13/3/2019 đưa tin, cuối năm 2018, chị Lương Thị Thúy (SN 1971, trú tại bản Na Ngân, xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) gửi đơn kiện gia đình anh Kha Văn Tuấn (SN 1969, trú cùng bản) ra tòa vì tranh chấp một con bò (giá thời điểm đó là 13 triệu đồng). Sau khi xét xử, tòa phán quyết chị Thúy không phải chủ nhân của con bò nên chị phải chịu chi phí xét nghiệm ADN bò và tiền án phí với trị giá 10,3 triệu đồng.

Ông Moong Công Hải - Chánh án Tòa án nhân dân huyên Tương Dương - cho biết: “Những vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là trâu, bò những năm trước đây là hoàn toàn không có. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận được 8 đơn khởi kiện và thụ lý về vụ án tranh chấp quyền sở hữu tài sản là con bò. Tôi cảm nhận những vụ án này ảnh hưởng rất lớn đến tình làng nghĩa xóm nên đã yêu cầu các thẩm phán xác minh hồ sơ, xuống tận địa phương phối hợp với chính quyền thôn, bản, xã để hòa giải. Nếu nhiều lần hòa giải bất thành thì khi đó phải thụ lý và giải quyết bằng xét xử”.

VIDEO ĐƯỢC XEM NHIỀU: 

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lui-mot-buoc-bien-rong-troi-cao-biet-nhan-nhin-nguoi-can-qua-cung-bien-thanh-ngoc-lua_f7cfd2e68.html"]

Lùi một bước biển rộng trời cao, biết nhẫn nhịn người can qua cũng biến thành ngọc lụa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét