Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Tượng kim loại màu vàng đào được gần núi Tàu ở Bình Thuận không phải đồ cổ

Tượng kim loại màu vàng đào được gần núi Tàu ở Bình Thuận không phải đồ cổ https://ift.tt/31YAUqq

Những tượng kim loại màu vàng được người dân phát hiện trong lúc đào ao gần núi Tàu không phải là đồ cổ. Thông tin lan truyền trên mạng xã hội mà không được giao nộp nên nhà chức trách đã chủ động đi xác minh.

Chiều 2/7, ông Huỳnh Văn Điển, Chủ tịch huyện Tuy Phong (Bình Thuận), cho biết Phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bình Thuận xác minh các tượng kim loại màu vàng mà người dân đào được gần núi Tàu. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định những tượng kim loại này không phải là đồ cổ, theo báo Zing.

Những tượng kim loại màu vàng được người dân phát hiện gần núi Tàu không phải là đồ cổ. (Ảnh: Người dân cung cấp)

Ông Điển cho hay khi đoàn công tác đến địa bàn xác minh "cổ vật" thì người phát hiện những đồ vật trên không cho tiếp xúc. Những người này cho biết họ chỉ đào được các “cổ vật” nhưng không rõ nguồn gốc. Đoàn công tác đã lập biên bản vụ việc.

“Hai người này nói tiếng Bắc và chỉ thừa nhận đào được tượng kim loại chứ không nói là đồ cổ. Bước đầu xác định đây là những đồ giả cổ bán đầy trên thị trường”, ông Điển khẳng định.

Bên dưới vật phẩm có khắc chữ Hán. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Trước đó như báo Dân Việt đưa tin, một số thông tin đã lan truyền về việc gia đình một người đang ông có tên là P., khi dùng xe máy xúc để đào ao trong vườn nhà tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận thì phát hiện nhiều cổ vật. Cụ thể, luồng thông tin cho biết, khi đào xuống khoảng 5m thì họ bất ngờ phát hiện nhiều tượng kim loại lấm lem bùn đất, nhưng khi chùi rửa đều sáng choang.

Luồng thông tin còn liệt kê rõ, số tượng này gồm: Một bình hồ lô, một tượng Phật Di Lặc cưỡi cá chép, hai con cóc ngậm tiền và nhiều vật phẩm khác. “Toàn bộ số tượng nói trên đều có hoa văn rất tinh xảo, phía dưới tượng có khắc chữ Hán. Các cổ vật này đều có trọng lượng hơn 1kg, riêng tượng Phật Di lặc cưỡi cá chép nặng khoảng 1,6kg”, trích thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội.

Dựa trên hình ảnh, nhiều người nhận định đây chỉ là đồ giả cổ. (Ảnh: Pháp luật TP.HCM)

Núi Tàu nổi tiếng với hành trình tìm kho báu 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật kéo dài hơn 20 năm của ông Trần Văn Tiệp (ngụ tại Phú Nhuận, TP. HCM). Ông Tiệp cho rằng mình có trong tay bản đồ nơi chôn giấu kho báu của quân đội Nhật chôn tại núi Tàu thời Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Năm 1993, UBND tỉnh Bình Thuận cấp phép cho ông Tiệp thăm dò để tìm kho báu. Sau nhiều lần gia hạn nhưng việc tìm kiếm không kết quả, UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản chấm dứt hành trình tìm kiếm kho báu 4.000 tấn vàng này. Đến nay kho báu 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật ở núi Tàu vẫn là một bí ẩn.

Hoàng Kỳ (Tổng hợp)

VIDEO ĐƯỢC XEM NHIỀU: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/than-phat-bao-ho-cho-nguoi-tin-than-phat-nhu-the-nao_4e9cbeafb.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét