Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

Công trình cung đình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng của Việt Nam

Công trình cung đình triều Nguyễn được chọn in trên tờ tiền 50.000 đồng của Việt Nam https://ift.tt/31dsoCI

Nghinh Lương Đình là 1 trong 2 di tích trở thành hình ảnh đại diện cho kiến trúc di sản Huế khi được lựa chọn sử dụng trên đồng tiền mệnh giá 50.000 đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Báo VnExpress cho biết, nằm bên dòng sông Hương, Nghênh Lương Đình là công trình nằm trên trục dọc từ Kỳ đài Huế ra đến Phu Văn Lâu, được xây dựng dưới thời vua Tự Đức thứ 5 (1852) và dùng làm nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.

[caption id="attachment_1200199" align="alignnone" width="1360"] Nghênh Lương Đình là một bộ phận không thể tách rời trong cụm kiến trúc: Kỳ Đài - Phu Văn Lâu. (Ảnh: VnExpress)[/caption]

Năm Thành Thái thứ 15 (1903), công trình được trùng tu cẩn thận, đến năm Khải Định thứ ba (1918) tôn tạo thêm một lần nữa để vua thường xuyên đến nghỉ mát.

[caption id="attachment_1200202" align="alignnone" width="2000"] Thời kỳ đầu Nghinh Lương Đình được sử dụng làm nơi hóng mát, nghỉ ngơi cho nhà vua trước khi xuống thuyền. (Ảnh: Tổ Quốc)[/caption]

Vào năm 2016, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án tu bổ, phục hồi di tích Nghênh Lương Đình với tổng kinh phí 12 tỷ đồng. Khởi công trùng tu từ tháng 4/2017, đến nay công trình cơ bản đã hoàn thành.

[caption id="attachment_1200206" align="alignnone" width="1362"] Đơn vị thi công đã giữ nguyên kết cấu kiến trúc kiểu phương đình một gian bốn chái. (Ảnh: VnExpress)[/caption]

Theo báo Tổ Quốc, khi mới được khởi dựng, Nghinh Lương Đình được gọi là Lương Tạ, là một phần của hành cung Hương Giang, dùng làm nơi hóng mát hoặc nghỉ chân của nhà vua trước khi lên thuyền rồng du ngoạn.

[caption id="attachment_1200200" align="alignnone" width="2000"] Nhìn từ bên ngoài, kiến trúc Nghinh Lương Đình duyên dáng, mềm mại với nhiều họa tiết rồng, phượng... (Ảnh: Tổ Quốc)[/caption]

Nhìn từ bên ngoài, Nghinh Lương Đình mềm mại với nhiều họa tiết rồng, phượng,.. được khảm sành sứ. Xét về tổng thể, Nghinh Lương Đình có kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái. Phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài.

[caption id="attachment_1200207" align="alignnone" width="1358"] Hình ảnh Nghinh Lương Đình được lựa chọn sử dụng trên đồng tiền mệnh giá 50.000 đồng. (Ảnh: VnExpress)[/caption]

Tuy không đồ sộ song Nghênh Lương Đình là di tích có ý nghĩa lớn với người dân Huế. Cùng với Phu Văn Lâu, Nghênh Lương Đình được chọn in trên tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng.

Video xem thêm: Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi ‘hành động khẩn cấp’ để giải cứu một học viên Pháp Luân Công

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/to-chuc-an-xa-quoc-te-keu-goi-hanh-dong-khan-cap-de-giai-cuu-mot-hoc-vien-phap-luan-cong_4d1c57fa6.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét