Cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, người bị các nhà ủng hộ nhân quyền gọi là "Đồ tể Bắc Kinh” gần đây đã qua đời ở tuổi 90. Tuy nhiên, cái tên của ông sẽ mãi gắn liền với sự kiện thảm sát Thiên An Môn năm 1989 vì ông đã huy động quân đội đàn áp sinh viên bằng súng ống và xe tăng, gây ra cái chết của hàng ngàn người vô tội.
Tờ báo Independent của Anh Quốc ngày 11/8 đã công bố một bài viết ghi lại hồ sơ về Lý Bằng và diễn biến xoay quanh quyết định của ông về việc dùng vũ lực thảm sát sinh viên biểu tình vì dân chủ tại Quảng trường Thiên An môn.
Lý Bằng sinh ra ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên vào năm 1928. Cha của ông ta là Lý Thạc Huân, một nhà văn từng tham gia cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Quốc Dân Đảng vào năm 1927 và bị xử tử năm 1930. Lý Bằng sau đó được dẫn dắt bởi Chu Ân Lai, một người bạn của cha mình.
Mối quan hệ của Lý Bằng với Chu Ân Lai đã giúp ông trở thành một thành viên nổi bật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lý Bằng từng theo học ngành kỹ thuật thủy điện tại Viện Kỹ thuật điện Moscow. Khi còn ở Liên Xô, ông là chủ tịch Hiệp hội sinh viên Trung Quốc tại Liên Xô, điều này giúp ông củng cố mối liên hệ với nhiều người nắm giữ các vị trí quan trọng của chính phủ.
Lý Bằng trở lại Trung Quốc vào năm 1955 khi đất nước đang thực hiện bước nhảy vọt về công nghiệp hóa. Đầu tiên ông được cử đi điều hành các nhà máy điện ở phía đông bắc. Sau đó, vào giữa những năm 1960, ông được chỉ định điều hành công ty quản lý năng lượng điện Bắc Kinh.
Năm 1979, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng của ngành công nghiệp điện, tiếp theo là thành viên của Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị.
Vào mùa xuân năm 1989, ông đã phục vụ nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là thủ tướng Trung Quốc. Ông là Thủ tướng Quốc vụ viện thứ tư của CHND Trung Hoa, giữ chức từ 1987 tới 1998. Sau đó, Lý Bằng giữ chức chủ tịch cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Quốc gia cho đến năm 2003. Ông luôn đi đầu trong hàng ngũ chính trị Trung Quốc trong nhiều thập kỷ, nhưng tên của ông được mọi người nhớ đến nhiều hơn trong vai trò là người ra lệnh tấn công quân sự vào những người biểu tình không vũ trang tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 3 và 4/6/1989 hay còn gọi là phong trào Dân chủ Thiên An Môn.
[caption id="attachment_1209225" align="alignnone" width="700"] Bức ảnh được chụp ngày 2/6/1989, cho thấy cảnh hàng trăm trong số hàng ngàn người tụ tập quanh tượng Nữ thần Dân chủ, biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh: Wikipedia)[/caption]
Cùng với lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình lúc đó, ông Lý Bằng được coi là một nhân vật có lập trường cứng rắn trong chính quyền Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Do đó, ông coi phong trào dân chủ của sinh viên là mối đe dọa đối với sự cầm quyền của Đảng. Chính Lý Bằng đã tuyên bố thiết quân luật, mở đường cho quân đội vào thành phố Bắc Kinh cuối tháng 5 năm 1989. Ông ta cũng đóng vai trò quan trọng trong quyết định đưa quân đến dọn dẹp Quảng trường Thiên An Môn sau khi cho quân đội xả súng giết chết hàng ngàn người biểu tình lúc đó.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc-video_50949d31a.html"]
Cuối những năm 1980, các nhà lãnh đạo trong nội bộ Trung Quốc đã chia thành hai phe để quản lý đất nước. Với các nhà cải cách như Tổng thư ký Hồ Diệu Bang và người kế vị ông Triệu Tử Dương chọn hướng thúc đẩy tự do hóa kinh tế và chính trị, còn những người khác bao gồm Lý Bằng muốn lại thích dựa nhiều hơn vào kế hoạch hóa trung ương và quản lý từ bên trên.
[caption id="attachment_1209194" align="alignnone" width="700"] Cựu Thủ tướng Lý Bằng. (Ảnh: Independent)[/caption]
Năm 1989, sinh viên ở các thành phố trên khắp Trung Quốc đã biểu tình yêu cầu chính phủ kiểm tra tham nhũng, cải cách chính trị và đàm phán với các quan chức hàng đầu. Những người biểu tình đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, sau đó bắt đầu tuyệt thực.
Vào ngày 18/5, khi sự việc ngày càng trở nên bế tắc, Lý Bằng đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo sinh viên và có một cuộc đối thoại trên truyền hình toàn quốc.
Ngày hôm sau, Triệu Tử Dương và Lý Bằng đi gặp gỡ các sinh viên ở quảng trường. Triệu Tử Dương đã cố gắng giải quyết hòa bình bằng cách khen ngợi các sinh viên có ý định tốt, ông cũng kêu gọi sinh viên chấm dứt cuộc biểu tình và rời khỏi quảng trường.
Nhưng Lý Bằng đã tuyên bố thiết quân luật vào ngày 20/5, ra lệnh cho xe tăng và quân đội vào thủ đô. Người dân Bắc Kinh đã dựng rào chắn để chặn bước tiến của quân đội.
Trong những ngày sau đó, hơn 1 triệu người đã xuống đường và yêu cầu “Lý Bằng phải từ chức”.
Trong một cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu, có nguồn tin cho rằng Lý Bằng đã đưa ra một giải pháp để làm sạch quảng trường. Với vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát, Lý Bằng bị những người sống sót, các nhân chứng ở Trung Quốc thóa mạ, nhưng suốt hàng chục năm qua, ĐCSTQ vẫn không xem xét lại quyết định của ông ta về việc sử dụng quân đội để thảm sát thường dân.
Ngoài ra, Lý Bằng còn biết đến là người ủng hộ việc xây dựng đập Tam Hiệp, một dự án thủy điện khổng lồ kéo dài qua sông Dương Tử bị cáo buộc phá hủy môi trường và tham nhũng tràn lan.
[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cuoc-thinh-nguyen-gay-rung-dong-trung-hoa-ke-tu-sau-vu-tham-sat-thien-an-mon-video_f485ff934.html"]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét