Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2019

Thầy giáo cụt một tay dạy cầu lông: Học sinh trêu đùa, phụ huynh hoài nghi năng lực

Thầy giáo cụt một tay dạy cầu lông: Học sinh trêu đùa, phụ huynh hoài nghi năng lực https://ift.tt/2Zj1dJB

Được nhận về trường dạy bộ môn cầu lông, nhưng do ngoại hình bị cụt một tay nên thầy giáo Thuận bị các em học sinh cười nhạo, phụ huynh thì hoài nghi, có người bảo anh chỉ có một tay thì giảng dạy cho ai?

Người thanh niên khuyết tật Trần Minh Nhuận đã vượt qua những khó khăn và nỗi mặc cảm trong đời sống từ ngày bị mất cánh tay trái sau lần ngã từ mái nhà xuống đất lúc 5 tuổi để đến hôm nay trong mái ấm của gia đình anh có ánh lấp lánh của gần 100 tấm huy chương mà anh đã đạt được.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/giac-mo-the-thao--vdv-cau-long-tran-minh-nhuan-video_169adbd73.html"]

(Chương trình Giấc mơ thể thao được phát sóng trên kênh Bóng đá TV - Thể thao TV, Ban biên tập truyền hình Cáp, Đài Truyền Hình Việt Nam)

Cậu bé một tay tìm thấy niềm đam mê

Lúc lên 5 tuổi, trong lúc leo cây anh bị ngã rơi xuống đất, sau đó được đưa vào viện để điều trị. Do thiếu may mắn, anh bị nhiễm trùng nên phải tháo khớp vai. Chuỗi ngày ảm đạm cũng bắt đầu từ đó.

Chỉ còn tay phải từ năm 1987, học lớp 1 với mặc cảm bị bạn bè trêu chọc. Cũng thời gian đó, cậu bé Nhuận lang thang đến sân xem mọi người chơi cầu lông. Sau đó nhặt cầu giúp các anh em trên sân thi đấu. Khi có người vào nghỉ, anh mạnh dạn ra sân làm quen với quả cầu và cây vợt. Dần dần, anh nhận ra bản thân đam mê môn cầu lông.

[caption id="attachment_1216803" align="alignnone" width="933"] Cặp đôi VĐV Nguyễn Văn Thương và Trần Minh Nhuận (áo vàng, bên phải). (Ảnh: Tạp chí thể thao)[/caption]

Lúc ấy, gia đình có đến 9 anh em nên rất khó khăn, anh biết mình không có điều kiện để theo đuổi môn thể thao con nhà giàu nhưng gia đình vẫn rất ủng hộ khi thấy cậu bé kém may mắn có được niềm vui trong cuộc sống. Anh trai anh đã mua cho anh chiếc vợt trị giá 300 ngàn đồng, các giáo viên cũng nhận thấy năng khiếu của anh nên hỗ trợ tận tình.

Ông Hoàng Thanh Sự, Giám đốc Trung tâm Thể dục - thể thao thành phố Đông Hà, người mà Trần Minh Nhuận xem là huấn luyện viên đầu tiên của mình nói: “Có năng khiếu và đam mê với cầu lông đồng thời với quyết tâm vượt lên khó khăn và có tinh thần cầu tiến là những tố chất của một VĐV chuyên nghiệp luôn được bộc lộ rất rõ ở Trần Minh Nhuận.

Đồng thời Nhuận rất nhanh nhạy và chịu khó nên những đường cầu của Nhuận ngày càng sắc sảo, chính xác đến từng milimet... Đặc biệt là từ một người chuyên nhặt cầu, tranh thủ những lúc các thành viên của câu lạc bộ cầu lông nghỉ giải lao giữa giờ tập tại Trung tâm Thể dục-thể thao của thành phố là vào sân tập chơi cầu lông mà chỉ sau một thời gian ngắn Nhuận đã đánh thắng tất cả với những điểm số cách biệt”.

[caption id="attachment_1216800" align="alignnone" width="950"] Trong căn nhà anh Nhuận treo vô số bằng khen mà anh nhận được. (Ảnh: Vietnamnet)[/caption]

'Thầy được 1 tay thì dạy cầu lông cho ai?'

Trong căn nhà khang trang, anh Nhuận chia sẻ, suốt 32 năm qua bản thân anh là người may mắn khi được mọi người xung quanh giúp đỡ hết lòng. Từ ngày anh bắt đầu làm quen với môn cầu lông, anh được mọi người giúp đỡ từ những cây vợt, cái cầu.

Năm 2012, với nhiều chứng chỉ anh được tập huấn chuyên nghiệp ở Anh, Trung Quốc, Indonesia… anh được ban lãnh đạo trường Trưng Vương (thị xã Đông Hà) tín nhiệm giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn cầu lông ở trường.

Nhận tin, anh hài lòng khôn xiết, bởi vì trước đây là vận động viên nên xa nhà suốt, không chăm sóc cho gia đình nhỏ.

[caption id="attachment_1216799" align="alignnone" width="960"] Giáo viên Trần Minh Nhuận cùng các học trò tiểu học trường Trưng Vương. (Ảnh: Vietnamnet)[/caption]

Những ngày đầu đứng lớp, anh bị học sinh gọi bằng những danh từ khiếm nhã, bị phụ huynh nghi ngờ về năng lực, có người bảo anh chỉ có một tay thì giảng dạy cho ai?

Bằng những kiến thức, kinh nghiệm được tập luyện và học hỏi được, anh hăng say truyền dạy cho các em học sinh. Anh Nhuận vừa là người thầy vừa là người bạn, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và chuyện trò những thứ mà bản thân anh biết cho các bạn nhỏ.

Từ đó, các em hết dị nghị về thầy, học với thầy không chỉ học về bộ môn cầu lông mà còn học về sự kiên trì và nghị lực vươn lên trong cuộc sống… bằng sự ngưỡng mộ đặc biệt. Học trò của anh cũng giành được huy chương trong cách giải đấu.

[caption id="attachment_1216798" align="alignnone" width="988"] Thấy anh khuyết tật nhưng có nghị lực, chị đồng ý kết hôn để hỗ trợ anh trong cuộc sống. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)[/caption]

Năm 2008, anh Nhuận kết hôn với chị Thái Thị Kim Quyên. Đến nay, anh chị có 2 mặt con, bé Trần Cảnh Quang, đang học lớp 3 và Trần Bảo Hân đang học lớp 1.

Hai bé đều ngoan ngoãn và lanh lợi, đặc biệt nối tiếp đam mê từ bố, bé trai Cảnh Quang đánh cầu lông rất giỏi, lại có năng khiếu đá bóng.

[caption id="attachment_1216801" align="alignnone" width="1015"] Anh tự hào vì kì tích đánh cầu lông của anh được ghi lại trong đoạn phim “giấc mơ thể thao” mang tên Trần Minh Nhuận. (Ảnh: Vietnamnet)[/caption]

Mỗi khi gia đình nhỏ quây quần bên nhau, anh hay mở đoạn phim “giấc mơ thể thao” mang tên Trần Minh Nhuận. Anh thường nhắc nhở con cái luôn cố gắng vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống.

Video xem thêm: Ito Shibo - cô y tá cụt tay phải -  chơi đàn violin

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/ito-shibo-choi-dan-violin_e67ecabf2.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét