Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc

Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc https://ift.tt/30VzVY3

Bộ Ngoại giao Mỹ bổ nhiệm một đặc phái viên mới, nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, vốn bị chính quyền Trump phần lớn khinh rẻ hoặc phớt lờ cho đến nay, theo ‘Foreign Policy’.

Việc bổ nhiệm đặc phái viên mới Mark Lambert vẫn chưa được công bố công khai bởi vì cho mãi đến tận gần đây ông Mark vẫn phục vụ với tư cách là đặc phái viên tại Triều Tiên.

Quyết định bổ nhiệm ông Mark được đưa ra khi những nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, để dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, bị đình trệ, và khi ông Stephen Biegun, nhà đàm phán hàng đầu của ông Trump với Triều Tiên, đã chuyển sang vai trò mới, là thứ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ.

Các nguồn tin cho hay Mỹ ngày càng lo ngại về sự thành công của Trung Quốc trong việc tập hợp Liên Hợp Quốc (LHQ) ủng hộ các sáng kiến về chính sách đối ngoại quan trọng của Bắc Kinh - bao gồm Sáng kiến Vành đai và Con đường, và những nỗ lực do Nga đứng đầu và được Trung Quốc hậu thuẫn để thiết lập một hiệp ước an ninh mạng mới. Chính quyền Mỹ hiện cũng rất lo ngại về việc Bắc Kinh đã đạt được các vị trí hàng đầu, có ảnh hưởng trong các tổ chức quốc tế.

Theo một số nhà phê bình, Mỹ đã vô tình giúp mở đường cho sự đi lên nhanh chóng của Trung Quốc tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác khi Mỹ rút lui khỏi các vị trí lãnh đạo của mình trong các tổ chức đa phương, và thúc đẩy các ứng cử viên ‘thấp cổ bé họng’ cho các công việc hàng đầu tại các cơ quan quốc tế. Việc Mỹ hiện quyết định đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh, về vai trò đang lên của Trung Quốc, thay vì cạnh tranh trực tiếp để gây ảnh hưởng, có thể khiến một số đồng minh tiềm năng, thờ ơ bởi vì những nước này có thể lo lắng khi lựa chọn một cuộc chiến với Trung Quốc.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/chinh-quyen-trump-tham-hoa-nhan-quyen-trung-quoc-la-vet-nho-the-ky_cfb9a7275.html"]

Ông Richard Gowan, đại diện LHQ cho ‘Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế’ (ICG) cho rằng “việc chính quyền Trump không lãnh đạo LHQ đã tạo ra khoảng trống, mà Trung Quốc rất vui mừng thay thế. Thay vì cố gắng chống lại Trung Quốc, Mỹ nên quay lại thể hiện vai trò lãnh đạo và lấy lại uy tín ở New York”.

Theo ông Richard, “quyết định này sẽ khiến nhiều đồng minh của Mỹ rất lo lắng. Đặc biệt, các nước châu Âu rất lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc tại LHQ, nhưng lại không muốn có một cuộc va chạm đối đầu với Bắc Kinh”.

Tuy nhiên, một số các quốc gia khác lại cho rằng việc Mỹ tập trung nỗ lực để ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc, là điều có ý nghĩa.

Ông Brett Schaeffer, chuyên gia tại Quỹ Di sản của LHQ, nhận định: “Chính quyền [Mỹ] đã đúng khi tập trung vào [việc hạn chế] ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại LHQ, nhưng đó là một vấn đề vượt ra ngoài New York, tới Geneva và các tổ chức, các quỹ và chương trình chuyên dụng”.

Do đó, theo ông Brett, “việc có ai đó xem xét vấn đề trên toàn bộ hệ thống LHQ, có thể cung cấp cơ hội để cân nhắc cách tốt nhất thúc đẩy lợi ích của Mỹ và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở những nơi mà Mỹ coi là bị bất lợi”.

Trong tháng 12/2019, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết về an ninh mạng do Trung Quốc và Nga hậu thuẫn, tạo tiền đề cho các cuộc đàm phán quốc tế về một hiệp ước mạng mới. Mỹ và các đồng minh phương Tây phản đối động thái này, bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc, Nga và các chính phủ độc đoán khác, sẽ sử dụng biện pháp này để tăng cường sự kìm kẹp của họ đối với việc sử dụng internet.

Vào tháng 6/2019, Thứ trưởng phụ trách về nông nghiệp của Trung Quốc khi đó, ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), đã dành chiến thắng trước ứng cử viên được Mỹ hậu thuẫn, ông Davit Kirvalidze của Georgia, trong cuộc đua lãnh đạo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Ông Khuất đã giành được 108 phiếu bầu, so với 12 phiếu của ông Kirvalidze.

“Sự rút lui của chính quyền Trump khỏi chủ nghĩa đa phương để lại một khoảng trống chính trị mà Trung Quốc đang tìm cách lấp đầy. Bây giờ, Mỹ muốn tái thiết lập ảnh hưởng”, tờ Foreign Policy kết luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét