Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

2 nhà báo công dân đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán, sau đó bị mất tích

2 nhà báo công dân đưa tin về dịch bệnh ở Vũ Hán, sau đó bị mất tích https://ift.tt/2HDHABo

Hai nhà báo công dân đưa tin về dịch bệnh Vũ Hán, bày tỏ sự thất vọng với chính quyền đã mất tích.

Khi đi qua chiếc xe đỗ bên ngoài một bệnh viện tại Vũ Hán, Phương Bân, một cư dân địa phương, đã ngó vào trong xe. Anh ấy thốt lên "Quá nhiều thi thể". Trong vòng 5 phút, anh đã đếm được tổng cộng 8 thi thể. 

Đoạn video dài 40 phút về sự bùng phát của dịch viêm phổi tại Vũ Hán đã khiến Phương Bân (Fang Bin) nổi tiếng trên mạng. Gần hai tuần sau đó, anh đột ngột biến mất. 

Video: 8 thi thể được chuyển đi chỉ trong 5 phút tại một bệnh viện ở Vũ Hán

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/8-thi-the-duoc-chuyen-di-chi-trong-5-phut-tai-mot-benh-vien-o-vu-han_3666cab8d.html"]

Trước đó, Trần Thu Thực (Chen Qiushi), nhà báo công dân khác ở Vũ Hán cũng đã mất tích. Bạn bè và gia đình anh cho biết họ tin rằng anh đã bị cách ly cưỡng bức.

Trước khi mất tích, cả Phương Bân và Trần Thu Thực đã ghi lại nhiều video từ Vũ Hán, phát trực tiếp những hình ảnh thê thảm không qua chỉnh sửa từ trung tâm vùng dịch như hàng dài người ngoài bệnh viện, những bệnh nhân yếu ớt, người thân đau khổ. 

Những cảnh quay này rất thu hút sự chú ý vì nó đến từ bên trong Trung Quốc Đại Lục, nơi mà bất cứ chỉ trích nào dù nhỏ nhất đối với chính phủ cũng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ khỏi hồ sơ trực tuyến. Những người cung cấp thông tin này cũng sẽ bị trừng phạt.   

Sự nhỏ giọt của các video này và mối quan tâm của công chúng cho thấy sự thiếu hụt các nguồn tin tức độc lập tại Trung Quốc. Tại đây các tờ báo chuyên nghiệp cũng bị chính quyền quản lý chặt chẽ. Đầu tháng này cơ quan tuyên truyền của nhà nước đã huy động hàng trăm nhà báo để định hình lại thông tin về dịch bệnh. 

Các video phản ánh nhu cầu về tự do ngôn luận đang ngày càng tăng ở Trung Quốc trong những tuần gần đây. Virus corona đã dẫn tới sự chỉ trích và điều tra từ mọi ngóc ngách của đất nước.

[caption id="attachment_1397387" align="alignnone" width="602"] Bệnh nhân chờ được giúp đỡ tại một bệnh viện ở Vũ Hán ngày 24/1 (Ảnh chụp màn hình: The New York Times).[/caption]

Trước đó, một làn sóng chống lại sự kiểm duyệt thông tin của chính phủ cũng đã diễn ra trên MXH Trung Quốc sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), người đã cố gắng cảnh báo mọi người về chủng virus mới, trước khi các quan chức thừa nhận dịch bệnh bùng nổ. 

Sarah Cook, nhà nghiên cứu về truyền thông Trung Quốc tại Freedom House, Hoa Kỳ chia sẻ: "Khi đột nhiên có cuộc khủng hoảng, họ (người dân) muốn tiếp cận với các nội dung và báo cáo có độ bao phủ hơn".

Các video của Phương Bân và Trần Thu Thực cho thấy sự thất vọng trong cách xử lý dịch bệnh của chính phủ đối với công dân thông thường. 

Sự biến mất của hai người đàn ông cũng chỉ ra rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có ý định nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với tự do ngôn luận.

Tháng trước, tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình tuyên bố các quan chức cần "tăng cường định hướng dư luận công chúng". Trong khi đó, trên MXH Trung Quốc tràn ngập những chia sẻ đau đớn đầy nước mắt về tình hình dịch bệnh. Các cơ quan tuyên truyền nhà nước đã nhấn mạnh vào động thái của ông Tập, coi cuộc chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh như một "hình thức yêu nước" và chia sẻ các video lạc quan về hình ảnh những nhân viên y tế nhảy múa.

Theo tổ chức Chinese Human Rights Defenders, hơn 350 người khắp Trung Quốc đã bị trừng phạt vì "phát tán tin đồn" về dịch bệnh. 

Đưa tin về dịch bệnh, luật sư bị mất tích

Trần Thu Thực là luật sư đến từ miền đông Trung Quốc, anh đã nổi tiếng trên mạng trước khi dịch bệnh bùng phát. Năm ngoái, Thu Thực từng đến Hồng Kông trong cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và phản biện việc chính quyền Trung Quốc gọi người biểu tình là "đám đông bạo loạn". 

Thu Thực chia sẻ với cư dân mạng, chính quyền Bắc Kinh đã triệu tập anh về đại lục và xóa các tài khoản trên MXH của anh. 

Nhưng tháng trước, khi các quan chức phong tỏa Vũ Hán vì dịch bệnh. Thu Thực đã đến thành phố 11 triệu dân này với tư cách là một nhà báo công dân độc lập. Anh nói: "Bạn là nhà báo như thế nào mà không dám lao ra tiền tuyến?". 

Trong các video thu hút hàng triệu lượt xem trên YouTube, Thu Thực phỏng vấn người dân địa phương đã mất đi thân nhân, quay cảnh người phụ nữ tuyệt vọng khi chờ đợi được chăm sóc hay đến thăm một trung tâm triển lãm đã được chuyển đổi thành nơi kiểm dịch.

Video: Luật sư Trần Thu Thực mạo hiểm đến Vũ Hán

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/cap-nhat-virus-corona-vu-han-luat-su-trung-quoc-cau-xin-the-gioi-hay-cuu-vu-han_16660d7d5.html"]

Anh bị chặn khỏi WeChat, một ứng dụng truyền thông MXH lớn của Trung Quốc, vì đã "lan truyền tin đồn". Nhưng anh khẳng định mình chỉ chia sẻ những gì đã thấy hoặc nghe được.

Theo thời gian, Thu Thực từ đầy năng lượng dần trở nên căng thẳng. Vào ngày 30/1, anh nói: "Tôi thấy sợ, trước mặt tôi là virus, sau lưng tôi là quyền lực pháp lý và hành chính của Trung Quốc".

Theo anh Thực, chính quyền đã liên lạc cha mẹ anh và hỏi anh hiện ở đâu. Anh đột ngột khóc sau đó chỉ tay vào chiếc camera và buột miệng: "Tôi thậm chí không sợ chết. Các người nghĩ tôi sợ các người sao Đảng cộng sản?" 

Ngày 6/2, bạn bè mất liên lạc với anh Thực. Từ Hiểu Đồng (Xu Xiaodong) một võ sỹ MMA người Trung Quốc và là bạn của luật sư Thực đã chia sẻ một video nói rằng cha mẹ của Thu Thực được thông báo con trai của họ đã bị cách ly, dù anh không có bất cứ triệu chứng bệnh nào.

Chủ cửa hàng bán quần áo mất tích sau khi đăng tải video về Vũ Hán 

Không nổi tiếng như Thu Thực, trước đại dịch Corona, ông Phương Bân, chủ cửa hàng quần áo tại Vũ Hán thường chỉ đăng những video về trang phục truyền thống của Trung Quốc lên Youtube. 

Nhưng sau khi dịch bệnh ngày một trầm trọng, ông bắt đầu chia sẻ video về đường phố Vũ Hán vắng tanh và những bệnh viện quá tải. Những video không được làm phụ đề và chỉnh sửa, nhưng nó cho thấy tình cảnh của người đàn ông đang ngày một lo lắng và tuyệt vọng.  

Ngày 2/2, Phương Bân đã mô tả các quan chức tịch thu máy tính xách tay của ông và thẩm vấn ông về đoạn video cảnh quay các túi đựng thi thể. Ngày 4/2, ông ghi lại cảnh một nhóm người đứng bên ngoài nhà ông, muốn tìm ông để chất vấn. Ông đuổi họ đi và thách thức họ phá cửa nhà. 

Trong video cuối cùng, ông chuyển sang quan điểm chính trị (điều này rất hiếm thấy ở Trung Quốc, ít nhất là ở nơi công cộng). Khi quay phim trong nhà, ông nói mình bị cảnh sát mặc thường phục bao vây - ông đã chống lại "sự thèm khát quyền lực" và "bạo chúa".  

Video cuối cùng của ông vào ngày 9/2 chỉ dài 12 giây. Trên đó ghi lại hình ảnh một cuộn giấy với dòng chữ "Tất cả công dân chống cự, hãy trao lại quyền lực cho người dân".

Ảnh hưởng của những đoạn video

Theo Fang Kecheng, trợ lý giáo sư báo chí tại Đại học Trung Hoa Hồng Kông (Chinese University of Hong Kong), mặc dù video của Thu Thực và Phương Bân được lan truyền mạnh nhưng rất khó để biết được các video này tiếp cận được bao nhiêu người dân trong nước. Cả hai đều phụ thuộc nhiều vào Youtube và Twitter, nhưng những MXH này lại bị khóa tại Trung Quốc. 

Không giống như làn sóng tức giận và đau buồn của cư dân mạng trước cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, cái tên Trần Thu Thực và Phương Bân hầu như không cho ra kết quả khi được tìm kiếm Weibo vào thứ Sáu vừa qua. 

Tuy nhiên, bà Cook cho biết không nên đánh giá thấp sức mạnh các video của Thu Thực và Phương Bân, cũng như các báo cáo do các nhà báo chuyên nghiệp ở Vũ Hán cung cấp. 

Bà Cook nhắc tới quyết định nới lỏng yêu cầu chẩn đoán của chính quyền trong tuần trước đối với các trường hợp nhiễm corona, dẫn tới sự tăng mạnh của các ca nhiễm bệnh được báo cáo. Đây là bằng chứng cho ảnh hưởng những của những video này. 

Quyết định này có lẽ sẽ không xảy ra nếu không có những người ở Vũ Hán gửi đi các cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Bà Cook nói "Đó là những cá nhân rất dũng cảm, trong những trường hợp bất thường, ngăn chặn và buộc nhà nước phải hành động". 

Ông Phương đã cảm ơn mọi người vì đã ủng hộ mình trong những video cuối cùng. Ông nói về bản thân "Chỉ là một cá nhân, chỉ là một người bình thường, một người khờ dại, một người nói lên sự thật trong chốc lát".  

Video xem thêm: Dịch COVID-19 tệ hơn báo cáo chính thức. Tại sao?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/dich-covid-19-te-hon-bao-cao-chinh-thuc-tai-sao_4ccc06487.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét