Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Giải mã lời đồn ăn mì chính gây bủn rủn chân tay, đun nóng sinh độc tố

Giải mã lời đồn ăn mì chính gây bủn rủn chân tay, đun nóng sinh độc tố https://ift.tt/2vgzKLk

Trong khi mì chính giúp món ăn của nhiều gia đình trở nên ngon hơn thì vẫn có những hiểu lầm về loại gia vị này. 

Nguồn gốc lời đồn ăn mì chính gây hại sức khoẻ

Mì chính được giáo sư Kikunae Ikeda của Đại học Hoàng gia Tokyo, Nhật Bản phát hiện vào năm 1908, chất tạo nên vị ngọt tự nhiên như thịt hay còn gọi là umami. Sau đó, mì chính được sản xuất dưới dạng tinh thể hình que nhỏ, không màu, không mùi, có vị ngọt thịt đặc biệt và dễ dàng tan trong nước.

Dần dần mì chính được sử dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng cho đến năm 1968, lời đồn ăn mì chính gây nguy hại đến sức khoẻ bắt đầu nổ ra.

[caption id="attachment_1398963" align="alignnone" width="704"] Tiến sỹ Ho Man Kwok là người đầu tiên cho rằng ăn mì chính gây ra hội chứng tê sau cổ... (ảnh chụp màn hình báo Zing).[/caption]

Theo BBC, Tiến sỹ Ho Man Kwok đã viết một lá thư gửi đến Tạp Chí Y Khoa New England, nói rằng ông bị hội chứng tê tê ở sau cổ, sau đó lan xuống cánh tay, lưng cũng như cơ thể bị yếu đi và mạch đập nhanh sau khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc. 

Ông khẳng định lý do là vì các nhà hàng Trung Quốc đã sử dụng quá nhiều mì chính vào món ăn.

Cũng từ đó, lời đồn cho rằng ăn mì chính gây hại sức khoẻ đã lan nhanh trên MXH, nhiều người ngừng sử loại gia vị này khi chế biến món ăn, thậm chí một số nhà hàng Trung Quốc còn treo biển "nơi đây món ăn không sử dụng mì chính".

Nhiều chị em nội trợ còn tự truyền nhau rằng, nêm mì chính vào món ăn sẽ gây hại sức khoẻ nghiêm trọng: Mì chính đun nhiệt độ cao sinh ra độc tố, ăn món ăn có mì chính sẽ làm tổn thương não đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gây triệu chứng chóng mặt hạ huyết áp sau khi ăn...

Liệu lời đồn đó có chính xác?

Trước làn sóng gây hoang mang đó, năm 1995, Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu Hiệp hội các Công ty Mỹ về Sinh học Thực nghiệm làm rõ tác hại của mì chính với sức khỏe người sử dụng thì phát hiện, đối với những người khỏe mạnh, sử dụng 3 gram (hoặc nhiều hơn) mà không đi kèm thức ăn thì mới gây ra tác dụng phụ.

Trong khi đó, đa số mọi người thường chỉ sử dụng khoảng 0,55 gram mì chính/ngày và được trộn lẫn trong thức ăn. Chất glutamate là hết sức thấp về độc tố. Vì vậy, FDA khẳng định rằng, "mì chính cho lẫn vào thức ăn nhìn chung được công nhận là an toàn".

Bên cạnh đó, các tổ chức y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới như Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm (JECFA) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp Quốc (FAO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu (SCF)... đã tham gia vào cuộc nghiên cứu này đều kết luận rằng: Không tìm thấy mối liên quan nào giữa bột ngọt và các triệu chứng như mỏi gáy, mệt mỏi, nóng mặt...

[caption id="attachment_1399201" align="alignnone" width="700"] FDA khẳng định rằng, "mì chính cho lẫn vào thức ăn nhìn chung được công nhận là an toàn" (Ảnh minh hoạ: Pixabay).[/caption]

Giải thích cho điều này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng đã đưa ra một số lời giải thích trên báo Zing:

- Mì chính đun ở nhiệt độ cao sẽ gây hại cho sức khoẻ là điều khó xảy ra. Bởi vì, với nhiệt độ trên 260 độ C, không chỉ mì chính bị chuyển hoá mà tất cả đồ ăn thông thường cũng chuyển hoá sang một chất khác. Còn nhiệt độ nấu ăn thông thường chỉ dao động trong khoảng 130-190 độ C và thường không vượt quá 250 độ C.

Ở khoảng nhiệt độ nấu ăn này, mì chính đã được chứng minh là không bị biến đổi thành những thành phần gây hại cho cơ thể. Ngay cả khi dùng đồ rán, chị em vẫn có thể cho mì chính vì nhiệt độ khi chiên rán chỉ lên tới hơn 100 độ C. Ngược lại, mì chính cũng có thể hòa tan ở nhiệt độ thấp, tương tự như đường.

- Về việc nhiều người có biểu hiện như chóng mặt, bủn rủn tay chân, tê mỏi tay chân, hồi hộp sau khi ăn các món có mì chính, PGS.TS Lâm cũng cho biết, mì chính không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Có thể một số người cơ địa quá mẫn cảm nên khi ăn các món có lượng lớn mì chính có thể xuất hiện các dấu hiệu trên. Trong trường hợp này bạn nên giảm bớt lượng mì chính thường dùng.

Tương tự điều này, theo Bussiness Insider, trong nhiều trường hợp, đó đơn thuần là một hiệu ứng giả dược. Nếu bạn luôn bị ám ảnh vì một điều gì đó, bạn sẽ hướng bản thân có cảm giác như vậy.

- Trẻ em không nên ăn mì chính? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đưa ra căn cứ rằng, hai tổ chức JECFA và FAO sau nhiều năm nghiên cứu đưa ra kết luận: “Quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, không hề có bất kỳ mối nguy hại nào trên trẻ em được chỉ ra”. Kể cả với thai nhi hay trẻ sơ sinh, việc người mẹ sử dụng gia vị này cũng không có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều quan trọng nhất trong khi sử dụng một loại thực phẩm hay gia vị chế biến món ăn đó là số lượng cần phù hợp, nếu vì sở thích mà lạm dụng thì lâu dài sẽ gây ra tác dụng phụ. Và mì chính cũng vậy, sử dụng lượng phù hợp cho từng món ăn thì sẽ không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

Video xem thêm: 11 thói quen tưởng đơn giản nhưng nguy hại cho sức khỏe

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/11-thoi-quen-tuong-don-gian-nhung-nguy-hai-cho-suc-khoe_9782f96fa.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét