Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Nữ sinh tìm đường đến Mỹ vì không muốn sống trong sợ hãi ở Trung Quốc

Nữ sinh tìm đường đến Mỹ vì không muốn sống trong sợ hãi ở Trung Quốc https://ift.tt/2vIvPae

Một du học sinh Trung Quốc cho biết cô đến Mỹ vì không muốn sống trong nỗi sợ hãi ở quê nhà.

Cô Vương Á Sa (Yisha Wang), sinh viên khoa thiết kế công nghiệp của Đại học Arizona cho biết cô là một học viên Pháp Luân Công.

Đó là một môn thiền định "dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn", cô nói với State Press, tờ báo độc lập của sinh viên Đại học Arizona. Cô Vương nói môn khí công này đã giúp cô "trở nên ít giận dữ hơn, ít bị bức xúc hơn."

Pháp Luân Công
Các sinh viên Đại học Arizona hướng dẫn bạn bè tập Pháp Luân Công, ảnh chụp tháng 8 năm 2015 (Ảnh: Minh Huệ)

Cô Vương cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc lo sợ khi số người theo tập Pháp Luân Công quá lớn. Ước tính có khoảng 70-100 triệu học viên tại Trung Quốc vào những năm cuối của thập kỷ 90.

"Có một câu nói đùa là nếu 100 triệu người yêu Taylor Swift ở Mỹ, đó sẽ là một điều rất bình thường," cô nói. "Còn nếu điều đó xảy ra ở Trung Quốc, chuyện đó có thể gặp nguy hiểm bởi vì nó chắc chắn là điều vượt ra khỏi tầm kiểm soát."

Pháp Luân Công
Cô  Vương Á Sa, sinh viên Đại học Arizona, đang tập bài thiền của Pháp Luân Công (Ảnh: Alexa Buechler, The State Press)

Cô Vương cho biết cô lần đầu biết đến Pháp Luân Công khi nhìn thấy mẹ cô thiền định ở nhà. Cô kể lại, hồi đó ở Trung Quốc có rất nhiều điểm luyện Pháp Luân Công ở ngoài trời tại nhiều thành phố, mọi người tự do đến, tập luyện rồi rời đi. Tình cảnh hoàn toàn trái ngược sau ngày 20/7/1999. Khi đó, ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát động đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Công, hàng ngàn học viên đã bị bắt giữ vào các nhà tù, các trại lao động và trung tâm tẩy não.

Video: Bộ phim ngắn về số phận của 70 triệu con người gói gọn trong 10 phút

Cuộc đàn áp đi kèm với mạng lưới tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông và các cấp giáo dục. Thời đi học, Vương cho biết cô đã phải làm các bài kiểm tra với những câu hỏi như 'Pháp Luân Công có phải là tà giáo?', hay 'Các học viên Pháp Luân Công có ăn thịt con của họ?'.

Mẹ của Vương đã nói với những người xung quanh rằng những lời tuyên truyền đó là sai trái. Vì điều này mà mẹ cô bị bắt vào trại giam 15 ngày, sau đó bị chuyển đến một trung tâm tẩy não. Tại đó bà bị bắt phải xem các video bôi nhọ Pháp Luân Công trong suốt 17 ngày.

"Bà ấy đã bị kiệt quệ về tinh thần", cô kể lại.

Vương cho biết mẹ cô lại tập Pháp Luân Công sau khi bình phục, và cảnh sát lại bắt giữ bà, giam giữ bà một ngày rồi chuyển đến trung tâm tẩy não. Cô kể rằng cha cô và anh chị em của mẹ cô cũng bị cảnh sát đe dọa.

Pháp Luân Công
Cô Vương Á Sa (Ảnh: Facebook)

Vương Á Sa bắt đầu hành trình tới Mỹ vào năm 2013, theo State Press. Cô cho biết cô đã nhận được hỗ trợ từ Đại học Arizona, và giúp mẹ cô có được visa để đoàn tụ cùng cô ở Mỹ.

"Vào giây phút đặt chân tới Mỹ, tôi đã hít một hơi thật sâu bởi vì cảm giác thật quá khác biệt khi có tự do ở nơi đây".

Là một sinh viên tại Đại học Arizona, cô Vương đang cố gắng lên tiếng để góp phần làm chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Nạn nhân chủ yếu của tội ác này là các học viên Pháp Luân Công, theo các báo cáo điều tra. "Đây là một cuộc diệt chủng đang diễn ra ở Trung Quốc", cô Wang nhận định.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện một số động thái cho thấy dường như ông đang từng bước gỡ bỏ bộ máy đàn áp Pháp Luân Công, một di họa mà ông Giang để lại vẫn tồn tại đến ngày nay.

Thu Phương

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét