Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Vì sao Chúa Jesus, Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại?

Vì sao Chúa Jesus, Phật Thích Ca đến độ nhân nhưng lại bị chính con người hãm hại? https://ift.tt/2MX3S5n

Nhìn lại chặng đường gian nan khi Giác Giả hạ thế, ta mới thấu hiểu phần nào về cái tâm và sự cao thượng của các bậc Thánh nhân…

Chúa Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni hay bất kể một vị Thánh nhân nào khác cũng vậy, khi hạ thế truyền đạo độ nhân luôn có trở ngại và chịu muôn vàn khổ cực, thậm chí còn bị chính con người hãm hại. Tại sao lại như vậy? Đây cũng là thiên cơ mà rất ít người có thể lý giải được.


Chúa Jesus là ai?

Chúa Jesus được gọi là Jesus Kitô, Jesus Christ, hay Gia-tô Cơ-đốc, là người sáng lập ra Kitô giáo. Chúa Jesus là người Do Thái có tên là Yehoshua (có nghĩa là “Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ” trong tiếng Hebrew), thường được gọi vắn tắt là Yeshua (ישוע). Đối với người đương thời, Chúa Jesus còn được biết dưới tên Jesus thành Nazareth.

Hơn 2000 năm trước, trong đoàn người du hành đến Bethlehem, một hài nhi được sinh ra ở làng Nazareth thuộc xứ Galilee, nay thuộc miền bắc Israel. Lúc sinh ra hài nhi đó được đặt nằm trong chiếc nôi bằng máng cỏ. Cùng lúc ấy, các Thiên sứ loan tin về sự giáng sinh của Chúa hài đồng, và một vì sao lạ dẫn đường cho các nhà thông thái tìm đến. Lời tiên tri về sự ra đời của đứa trẻ đặc biệt ấy đã làm kinh động đến vua Herodes Đại đế, dẫn đến cuộc truy lùng những bé trai vô tội ở Bethlehem.

Và đó là khởi đầu cho cuộc đời truyền đạo của Chúa Jesus Christ. Sinh ra trong một xã hội rối ren và bế tắc, đức tin tôn giáo cũng ngày càng mai một, nhiều người dân Do Thái đang khắc khoải đợi chờ Đấng Cứu Thế giáng hạ… lựa chọn chính thời điểm ấy, Chúa đã đến thế gian.

Theo sách Phúc Âm Luca, Chúa Jesus bắt đầu con đường truyền đạo khi Ngài khoảng 30 tuổi. Ngài đã đi khắp nơi để thuyết giảng tin lành, khuyên bảo con người tránh xa tội lỗi, sống một cách khoan dung, độ lượng, biết trao đi thứ yêu thương vô điều kiện, và hãy kiên định đức tin vào Thiên Chúa. Lời giảng của Ngài đã thức tỉnh biết bao người dân Do Thái, họ tụ họp thành đám đông và tìm đến bất cứ nơi nào Ngài giảng đạo.

Chúa Jesus và “Bài giảng trên núi” trong tranh vẽ của họa sỹ Carl Heinrich Bloch. (Ảnh: Public Domain)

Nhưng chính vì quá nhiều người tin vào Chúa Jesus nên dẫn tới sự đố kỵ của giới lãnh đạo Do Thái giáo. Các thầy thượng tế và trưởng lão Do Thái giáo bàn bạc với nhau để tìm cách giết Jesus. Thế là, họ mua chuộc phản đồ Judas, bắt trói Chúa Jesus trong đêm, rồi áp giải đến tòa công luận, dẫn tới cái chết vĩ đại của Ngài trên cây thập tự giá.

Các sách Phúc Âm kể rằng, khi Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá, các tên lính La Mã hí hửng chia nhau chiếc áo xống của Ngài; những kẻ đi ngang qua đó nhạo báng Ngài, các thầy tế lễ và cả các văn sỹ cũng xúm lại chế giễu Ngài. Thậm chí, có kẻ nhẫn tâm hơn còn cho uống giấm khi thấy Ngài kêu khát; và khi thấy Chúa Jesus đã chết, một tên lính La Mã còn dùng giáo đâm vào bên sườn Ngài để kiểm tra, tức thì máu và nước chảy ra…

Ảnh trái: Chúa Jesus bị trói vào cột chịu tra tấn- Tranh của hoạ sỹ William-Adolphe Bouguereau. Ảnh phải: Cái chết của Chúa Jesus trên cây thập tự giá – tranh vẽ của họa sỹ Peter Paul Rubens. (Ảnh: Public Domain )

Câu chuyện về Chúa Jesus đã viết nên tấn bi kịch của những người truyền Pháp: Đáp lại ân điển ấy, người ta lại lấy tâm phàm để đo lường Thánh giả. Kẻ thờ ơ thì xem Ngài như một nhà cải cách xã hội; kẻ lạnh lùng thì nhạo báng cho Ngài là “đáng đời” vì dám nhận mình là “con Thiên Chúa”; còn những người yêu mến và từng theo chân Ngài thì chỉ dám đứng nhìn từ xa mà than khóc; trong khi giới cầm quyền lại xem Ngài như một thế lực đe dọa vị trí của tôn giáo và chính trị đương thời. Chỉ những Thánh đồ thực sự, bằng đôi tai của lý trí và đôi mắt của con tim, mới có thể nhận ra Đấng Cứu Thế trong dáng vẻ của một-con-người.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai?

Lịch sử ghi chép rằng Đức Phật thích Ca Mâu Ni xuất thân là một Thái tử, có tên là Tất-Đạt-Đa, thuộc dòng họ Cồ Đàm, Vương tộc Thích Ca, thuộc đẳng cấp Sát-đế-lợi, là con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma-Da. Đức Phật đản sinh vào ngày Rằm tháng Tư năm 624 trước Tây lịch (theo Nam tông), mùng Tám tháng Tư (theo Bắc tông) sinh ra tại vườn Lâm-tỳ-ni, nước Ca-tỳ-la-vệ.

Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành khổ hạnh cuối cùng tu thành Đạo, chứng quả vị Phật. (Ảnh: Pixabay )

Thái tử sớm giác ngộ về tính tạm thời, tầm thường của hạnh phúc vật chất thế gian và có ý chí xuất gia cầu đạo giải thoát, tìm ra con đường cứu vớt chúng sinh ra khỏi sinh, lão, bệnh, tử và mọi nỗi bất hạnh khác của đời người. Trải qua tu hành khổ hạnh cuối cùng Người cũng tu thành đắc Đạo, chứng quả vị Phật và bắt đầu đi thuyết Pháp của mình cứu độ chúng sinh. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bôn ba suốt 49 năm truyền Pháp, đương thời bị Bà La Môn giáo coi là ‘kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt’, lại thêm một Phật tử là Đề-bà-đạt-đa nhiều lần hãm hại.

Ảnh trái: Đề-bà-đạt-đa lăn đá hại Đức Thích Ca. Ảnh phải: Những người Bà La Môn giáo lăng mạ Đức Thích Ca. (Ảnh từ Pinterest )


Không chỉ riêng Chúa Jesus, Phật Thích Ca mà trong lịch sử từ xưa đến nay, biết bao Giác Giả vì để cứu độ thế nhân đã phải gánh chịu muôn vàn khổ nạn. Lão Tử thấy người đời hiểm ác, nên vội vàng viết cuốn “Đạo Đức Kinh” rồi rời quan ải về phía Tây. Nhà hiền triết Socrates dành cả cuộc đời rao giảng về đức hạnh và lẽ phải, nhưng rồi cuối cùng bị phán quyết tử hình, uống độc dược mà chết. Bản thân Chúa Jesus khi còn ở Jerusalem cũng phải thốt lên rằng: “Jerusalem! Jerusalem! Ngươi đã làm đổ máu biết bao nhà tiên tri…”

“Cái chết của Socrates”, tranh của hoạ sỹ Jacques-Louis David. (Ảnh: Flickr)

Họ đã vì con người mà đến, vì con người mà chịu khổ, và cũng vì con người mà phải rời khỏi thế gian.

Lịch sử cũng như chiếc bánh xe quay vòng. Hàng ngàn năm đã qua đi, tấn bi kịch ấy vẫn cứ xảy ra và lặp lại, rồi lặp lại. Có biết bao trang sử thấm đẫm máu và nước mắt khi kể về những vĩ nhân – vì cứu độ con người mà bị chính con người bức hại.

Và nếu nhìn lại con đường truyền đạo của các Giác Giả trong quá khứ, chúng ta có thể thấy nhiều điểm tương đồng:

Thứ nhất, Giác Giả hạ thế khi xã hội nhân loại có nhiều biến động nhất trong lịch sử. Nếu nói như Kinh Thánh thì đó là thời khắc cuối cùng của nhân loại, và nói như Kinh Phật thì đó là thời kỳ mạt Pháp, khi con người không còn tâm Pháp để ước chế, câu thúc đạo đức nữa.

Thứ hai, Giác Giả không đến trong hình dáng của một vị thần, cưỡi trên mây bạc, hào quang chói lọi, thần thông quảng đại… Mà thay vào đó, Ngài sẽ tới trong dáng vẻ của một người bình thường, giáo hóa chúng sinh bằng lẽ phải và lương tri. Cho dù là vị trí vương tôn thái tử như Đức Thích Ca, hay là con trai người thợ mộc như Chúa Jesus, thì Họ đều mượn thân phàm để thực hiện sứ mệnh của Thánh giả.

Thứ ba, khi Giác Giả bước ra truyền đạo, tất sẽ có tà ma can nhiễu. Lời giảng của Giác Giả bị cho là “tà giáo”, là “làm mê hoặc chúng sinh”, và bản thân Giác Giả cũng như các tín đồ bị đem ra bức hại. Các đệ tử của Đức Phật Thích Ca và Thánh đồ của Chúa Jesus đều từng phải trải qua những cuộc đàn áp như thế.

Kinh Thánh viết rằng, vào thời khắc tối hậu của nhân loại, sau khi người Israel phục quốc thì Cứu Thế Chủ Messiah sẽ tới nhân gian. Còn Kinh Phật ở phương Đông nói rằng, khi hoa Ưu Đàm Bà La khai nở cũng là lúc Phật Di Lặc hạ thế phổ độ chúng sinh. Vậy thì, trong cái hỗn loạn của thời thế, vàng thau lẫn lộn, thật giả bất phân, liệu nhân loại sẽ nghe bằng lý trí, nhìn bằng con tim, hay lại tiếp tục giẫm lên vết chân của quá khứ nữa đây?


Bài viết:
Hồng Liên

Ảnh bìa:
Pixabay/DKN minh hoạ

Thiết kế:
Tự Minh

Bài viết: Hồng Liên
Ảnh bìa: Pixabay/DKN minh hoạ
Thiết kế: Tự Minh

>>Xem thêm: Khi Giác Giả hạ thế, vì sao chúng ta không thể nhận ra Ngài?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét