Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2020

Bức họa chấn động trong Kinh Thánh: Đâu là kết cục cuối cùng của sinh mệnh?

Bức họa chấn động trong Kinh Thánh: Đâu là kết cục cuối cùng của sinh mệnh? https://ift.tt/3d8gbW6

Dù là Kitô giáo, Thiên Chúa giáo ở phương Tây hay Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông, tất cả chính giáo đều khuyên bảo con người tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. 

Hơn 2000 năm trước, tại vùng đất mà ngày nay là Thánh địa Jerusalem, đế quốc Babylon đã phát triển vô cùng huy hoàng, rực rỡ. Khi ngai vàng được truyền tới vua Nabonidus, Babylon đã thôn tính nước láng giềng Do Thái, cướp phá thủ đô của đất nước này và sáp nhập với các tiểu quốc như Moab, Ammon và Edom. Nabonidus trở về Babylon với vô số vàng bạc, trang sức và hàng chục nô lệ, sống một cuộc sống xa hoa sung túc. Mỗi đồ vật trong cung đều được khảm châu báu, cuộc sống vương giả ấy khiến Nabonidus bắt đầu nghĩ mình là Thượng Đế. 

Một ngày nọ, Chúa Trời báo mộng và cảnh báo Nabonidus hãy chấm dứt niềm tin tội lỗi này, nếu vẫn không thay đổi thì sự trừng phạt của Thượng Đế sẽ giáng xuống. Tuy nhiên, Nabonidus không để ý tới, vẫn sống trong xa xỉ và phóng túng dục vọng. 

Ngày nọ, Nabonidus bước đi trên sân thượng của cung điện hoàng gia và tràn đầy niềm kiêu hãnh khi chiêm ngưỡng vương quốc của mình. Bất chợt một sức mạnh siêu nhiên khiến ông nổi điên và tháo chạy khỏi cung điện, sống ẩn cư trong núi sâu bảy năm. Dù sau đó Nabonidus đã trở lại sinh hoạt bình thường, nhưng con cháu sau này vẫn không nghe lời cảnh báo của ông. Sau khi kế vị vua cha, Belshazzar vẫn ăn chơi đàng điếm, hưởng lạc thỏa thích, phóng túng dục vọng. 

Bữa tiệc xa hoa của Belshazzar - tranh vẽ của họa sĩ John Martin (Ảnh: Wikipedia)

Thượng Đế lại đưa ra lời cảnh tỉnh với dòng chữ viết trên tường: "Vận số của ngươi tới đây là tận, vương quốc của ngươi sẽ quay về cho người Medes và người Ba Tư". Đêm đó, Belshazzar bị giết và Darius I đã công phá vương quốc Babylon. Darius I, còn gọi là Darius đại đế, vốn là người Medes, là vị vua thứ ba của đế quốc Achaemenes Ba Tư. Dưới triều đại của ông, đế quốc Ba Tư có lãnh thổ rộng lớn nhất, bao phủ phần lớn Tây Á, vùng Kavkaz, một phần của khu vực Balkan, và hầu hết các khu vực ven bờ biển Hắc Hải. 

Vào thế kỷ 17, họa sĩ Rembrandt, người đại diện cho nghệ thuật Baroque đến từ Hà Lan đã trở nên nổi tiếng nhờ vẽ những câu chuyện trong Thánh Kinh.  

Ông miêu tả một cảnh tượng vô cùng chấn động trong Sách Daniel: Khi người hầu của Belshazzar đang mang những đồ dùng bằng vàng và bạc vốn để dâng thờ Chúa ra rót rượu, không đợi ông ta tận hưởng hết chén rượu, trên tường xuất hiện một bàn tay và dòng chữ bí ẩn khiến Belshazzar mặt biến sắc run sợ. 

Bức "Belshazzar's Feast" của họa sĩ Rembrandt (Ảnh: Wikipedia)

Ngụ ý mà bức họa muốn nhắn nhủ tới hậu thế là: Niềm vui ăn chơi và mặc sức hưởng thụ chỉ như gió thoảng, đằng sau cuộc sống phồn hoa đó sẽ là sự phán xét của Thần, ấy mới là kết cục cuối cùng của sinh mệnh. Vào thời khắc quyết định, biểu hiện đạo đức của nhân loại sẽ trở thành tiêu chuẩn phán xét: Người thiện lương, khiêm tốn, tự ước thúc đạo đức và kỷ luật sẽ được phúc báo. Người ngang ngược, kiêu ngạo, phóng túng, tà dâm sẽ nhận phải kết cục thảm hại. 

***

Thomas Jefferson từng nói: Thượng Đế đại diện cho quy tắc đạo đức tinh tế và tốt đẹp nhất mà nhân loại có thể có.

Dù là Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo ở phương Tây, hay Phật giáo và Đạo giáo ở phương Đông, các chính giáo đều khuyên nhủ con người hãy tuân theo tiêu chuẩn đạo đức truyền thống. Trước khi khoa học kỹ thuật đóng vai trò chủ đạo, nhân loại luôn tín ngưỡng vào Thần, tin rằng những chuẩn tắc đạo đức là Thần lưu lại cho con người. Vì vậy, toàn bộ xã hội khi đó đều hướng thiện, tu tâm, tích đức, coi đạo đức là thước đo thiện ác. Trong bầu không khí như vậy, các tác phẩm nghệ thuật cũng có sứ mệnh khơi dậy mặt tốt đẹp và thiện lương của con người. Những tác phẩm mỹ hảo này tỏa ra ánh quang huy rực rỡ, có tác động tích cực đến giá trị thẩm mỹ và đạo đức nhân loại. 

Trên thực tế, nghệ thuật và tín ngưỡng có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng vào Thần đã cắm rễ trong sâu thẳm tận cùng của sinh mệnh. Nhân loại vì có tín ngưỡng mà kính sợ, vì kính sợ mà tin theo lời dạy bảo của Thần Phật, từ đó đắc được phúc báo và quang vinh. Những tác phẩm mang sứ mệnh thiêng liêng như thế cũng toát ra sức mạnh thuần khiết và tươi sáng, có thể lay động trái tim của tất cả mọi người. 

Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch

Video: Trong dịch bệnh đi tìm phương cách, nhiều người muốn hiểu hơn về Pháp Luân Công?

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/trong-dich-benh-di-tim-phuong-cach-nhieu-nguoi-muon-hieu-hon-ve-phap-luan-cong_3ef3db99f.html"]

Có thể bạn quan tâm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét