Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Hơn 100 triệu người trên thế giới tập môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

Hơn 100 triệu người trên thế giới tập môn khí công theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn https://ift.tt/2WMEh24

Hàng triệu người trên thế giới đang bày tỏ lòng tri ân đối với môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn được đón nhận tại hơn 100 quốc gia.

28 năm trước, Trung Quốc chứng kiến một sự chuyển biến mạnh mẽ về sức khỏe cộng đồng, sau khi Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được giới thiệu ra công chúng. Khi đó, hàng chục triệu người Trung Quốc đã tập luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trong các công viên và áp dụng nguyên lý Chân - Thiện – Nhẫn vào cuộc sống thường ngày.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tập trung tại một công viên ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc, để tập thể dục buổi sáng, trong khoảng thời gian vào những năm 1990 trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu. (Ảnh minh họa của Pháp Luân.net)

Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện được Đại sư Lý Hồng Chí (nhà sáng lập) giới thiệu ra công chúng vào ngày 13/5/1992, tại thành phố Trường Xuân, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc. Với nhiều lợi ích sức khỏe, môn khí công này được hoan nghênh trên khắp đất nước Trung Quốc, với ước tính có hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc tính đến đầu năm 1999.

Ngày nay, Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền tại trên 100 quốc gia, với hơn 100 triệu người theo tập.

Các học viên Pháp Luân Công kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” tại Quảng trường Union, thành phố New York, vào ngày 11 tháng 5 năm 2017 (ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times).

Các học viên Pháp Luân Công đến từ mọi tầng lớp và độ tuổi khác nhau. Ngoài lợi ích về sức khỏe, Pháp Luân Đại Pháp giúp những người tu luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trở thành những người tốt hơn và đóng góp cho xã hội hiệu quả hơn.

Các học viên Pháp Luân Công cho biết, những bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp giúp người học có được nội tâm an hòa, buông bỏ những suy nghĩ oán hận, căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.

Hơn 10.000 học viên tham dự Pháp hội  Pháp Luân Đại Pháp tại Trung tâm Barclays ở Brooklyn, New York, Mỹ, vào ngày 17 tháng 5 năm 2019 (ảnh: Edward Dye / The Epoch Times).

Pháp Luân Công được ghi nhận tại Trung Quốc

Năm 1993, Nhật báo Công an Nhân dân, tờ báo chính thức của Bộ Công an Trung Quốc đã ca ngợi Đại sư Lý Hồng Chí đóng góp vào việc "nâng cao phẩm chất truyền thống của người dân Trung Hoa trong việc chống lại cái ác, bảo vệ  an ninh và trật tự xã hội, thúc đẩy sự chính trực trong xã hội”.

Năm 1999, một quan chức của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc nói với US News & World Report rằng, Pháp Luân Đại Pháp có thể “tiết kiệm cho mỗi người 1.000 nhân dân tệ chi phí y tế hàng năm” và “nếu 100 triệu người tập mỗi ngày, vậy là có 100 tỷ nhân dân tệ tiết kiệm được mỗi năm về chi phí y tế”.

Vào tháng 9/1998, Cục Thể thao Nhà nước Trung Quốc đã thực hiện một cuộc khảo sát đối với 12.553 học viên Pháp Luân Công, kết quả cho thấy hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công rất đáng chú ý, với tỷ lệ phục hồi hoàn toàn là 77,5%, trong khi 20,4% số người được hỏi cho biết sức khỏe của họ đã có cải thiện nhưng chưa phục hồi hoàn toàn. Cuộc khảo sát cho thấy, trung bình mỗi người tiết kiệm được hơn 1.700 nhân dân tệ (khoảng 241 USD) chi phí y tế mỗi năm, tổng cộng hàng năm tiết kiệm hơn 21 triệu nhân dân tệ (khoảng 2,97 triệu USD).

Một cuộc khảo sát khác được thực hiện tại hơn 5 quận tại Bắc Kinh với 14.199 học viên. Kết quả cho thấy, Pháp Luân Công đã giúp các học viên tiết kiệm 4,17 triệu nhân dân tệ (tương đương khoảng 59.000 USD) chi phí y tế mỗi năm. Hơn nữa, 96,5% những người được khảo sát cho biết trạng thái tinh thần của họ được cải thiện rất nhiều. Cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ học viên cho biết có cải thiện sức khỏe là 99,1%.

Hơn 10.000 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Đại Dương tham gia buổi diễu hành ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới “tại Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ, vào ngày 16 tháng 5 năm 2019 (ảnh: Ai Wen / The Epoch Times).

Ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới

Từ năm 2000, các học viên Pháp Luân Công đã chọn ngày 13/5 là ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới “để thể hiện lòng biết ơn của mình với Đại sư Lý Hồng Chí, người mang lại sức khỏe, niềm vui và sự bình an cho cho các học viên thông qua các bài giảng về nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Các hoạt động kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” bao gồm diễu hành, biểu diễn các bài công pháp ngoài trời, múa, biểu diễn dàn hợp ca, biểu diễn trống lưng, múa lân và các hoạt động khác.

Hàng nghìn học viên Pháp Luân Công trên thế giới thường cùng nhau đến thành phố New York, Hoa Kỳ, để tham dự một sự kiện kéo dài 3 ngày, bao gồm một buổi diễu hành, biểu diễn các bài công pháp ngoài trời và một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện giữa các học viên.

Ngày 18/5/2019, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia đã đến đảo Governers, New York, Mỹ, để xếp đồ hình Pháp Luân, biểu tượng của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: NTD).

Một trong số các học viên tham gia các sự kiện trên là anh Joseph Gigliotti, một bác sĩ trị liệu thần kinh cột sống từ Ontario, Canada. Anh cho biết, Pháp Luân Công đã dạy anh biết đặt mình vào vị trí của người khác. Gigliotti cho biết anh từng rất khó chịu khi bị anh trai chỉ ra các lỗi lầm. Nhưng tiêu chuẩn về "khoan dung" trong nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn đã khiến anh nhìn nhận mọi thứ với một tâm thái khác.

Gigliotti nói: “Anh trai tôi làm điều đó vì anh ấy muốn tôi thành công, dù anh ấy không nói ra điều đó một cách nhã nhặn. Rốt cuộc thì, bạn có thể thấy mọi người quan tâm đến bạn như thế nào, đó mới là điều quan trọng”.

Anh Joseph Gigliotti, Canada, chuẩn bị tham gia sự kiện xếp đồ hình Pháp Luân tại đảo Governers, New York, Mỹ vào ngày 18/5/2019 (ảnh: Eva Fu / The Epoch Times).

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh và nhiều nơi ở Châu Âu như Ý, Đức và Pháp đã tổ chức các hoạt động tương tự để kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới”. Các học viên ở Pháp đã biểu diễn các bài công pháp ngoài trời tại Trocadéro, ngay gần Tháp Eiffel ở Paris, vào năm 2019.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Pháp tập luyện các bài công pháp thứ hai tại Trocadéro, Paris, nhân kỷ niệm 20 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 5 tháng 5 năm 2019 (ảnh: Zhang Le / The Epoch Times).

Vladia Nuidins, một người làm việc trong ngành nghệ thuật, nói với Epoch Times tiếng Trung rằng Pháp Luân Đại Pháp đã giúp anh nhận ra ý nghĩa của cuộc dời.

Vladia nói: “Tôi đã có thể nghĩ cho người khác và giúp đỡ người khác. Tôi hiểu rằng con người sống không chỉ vì bản thân hay bảo vệ chính mình, tôi muốn sống để trở thành một người tốt hơn. Đại Pháp cũng đã mở rộng thế giới quan của tôi và khiến tôi hiểu rằng, là một nghệ sĩ tôi nên truyền tải thông tin gì đến mọi người”.

Vladia Nuidins (ảnh: Guan Yuning/ The Epoch Times).

Cũng nhân kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp năm 2019, ở phía bên kia địa cầu, như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Úc, hàng nghìn học viên đã thiền định, diễu hành và biểu diễn nghệ thuật.

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp kỷ niệm dịp này tại Quảng trường Queensbridge ở Melbourne, Úc, vào ngày 12/5/2019 (ảnh: The Epoch Times).

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang tập luyện tại Hsinchu, Đài Loan, vào ngày 2/5/2020. (Ảnh minh họa của 249AirFatory)

Là một người Hàn Quốc ở độ tuổi 70 và từng làm cảnh sát trong 30 năm, ông Lee Kang-ming mắc bệnh xơ gan do thói quen hút thuốc và uống rượu. Sức khỏe của ông đã cải thiện đáng kể sau khi tập Pháp Luân Công vào năm 2005. Bác sỹ thậm chí còn ngạc nhiên trước sự thay đổi về sức khỏe của ông. Bác sỹ cho biết hiện giờ ông có gan và xương khỏe mạnh như một người ở độ tuổi 30, Epoch Times phiên bản tiếng Trung đưa tin.

Ông Lee Kang-ming (ảnh: Kim Kook-hwan).

Một học viên Đài Loan đã có trải nghiệm tương tự sau khi đồng nghiệp của cô giới thiệu cho cô về Pháp Luân Đại Pháp. Dong Dailing từng bị bệnh chàm nghiêm trọng, cơn ngứa dữ dội thường khiến cô mất ngủ nhiều đêm, tình trạng này cũng ảnh hưởng đến công việc của cô. Cô nói với Epoch Times tiếng Trung rằng, cô có thể ngủ rất ngon vào đêm đầu tiên sau khi tập bài thứ hai của Pháp Luân Công.

Cô Dong Dailing (ảnh: Lin Qianyu/The Epoch Times).

Chiến dịch đàn áp tàn bạo

Ban đầu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ca ngợi và công nhận lợi ích sức khỏe to lớn của Pháp Luân Công. Tuy nhiên, vào ngày 20/7/1999, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiến hành một chiến dịch đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị truyền thông nhà nước Trung Quốc vu khống, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị cầm tù và tra tấn. Hơn 4.000 học viên được xác nhận là tử vong do cuộc bức hại, mặc dù con số thực tế còn cao hơn gấp nhiều lần.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/giai-ma-that-bai-cua-trung-quoc-KHi-che-giau-su-that-ve-phap-luan-cong-video_2b921737c.html"]

Gần đây, các báo cáo điều tra độc lập đã chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đã và đang thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công.

Năm 2016, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour, nhà báo Ethan Gutmann và luật sư nhân quyền David Matas đã công bố một báo cáo điều tra về tình trạng thu hoạch nội tạng cưỡng bức ở Trung Quốc. Với tiêu đề “Thu hoạch đẫm máu / Cuộc thảm sát: Thông tin mới, báo cáo cho biết các học viên Pháp Luân Công thường xuyên bị xét nghiệm máu và kiểm tra y tế trong khi các tù nhân khác không bị đối xử như vậy (ngoại trừ nhóm người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và một số Cơ Đốc hữu tại gia cũng là mục tiêu). Ba nhà điều tra ước tính số nội tạng bị thu hoạch mỗi năm ở Trung Quốc là khoảng 60.000 đến 100.000, mặc dù chính quyền Trung Quốc chỉ công bố có 10.000 ca ghép tạng diễn ra trong một năm.

Tháng 3/2020, Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal), một tòa án nhân dân độc lập có trụ sở tại London, Anh Quốc, đã đưa ra một cáo dài 160 trang, trong đó kết luận chính quyền ĐCSTQ đang tiếp tục giết hại và bán nội tạng từ các tù nhân lương tâm để kiếm lời.

Một gia đình tham gia lễ kỷ niệm trực tuyến để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc (ngày 23/4/2020. (Ảnh minh họa của Trung tâm Tuidang)

Do đại dịch COVID-19 đang lây lan trên toàn thế giới, các học viên Pháp Luân Công đã không tổ chức các sự kiện tập trung nơi công cộng để kỷ niệm các dấu mốc quan trọng trong năm 2020. Vào ngày 25/4/2020, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi kỷ niệm trực tuyến dưới ánh nến để kỷ niệm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa 21 năm trước tại Trung Quốc (25/4/1999). Đây là một sự kiện lịch sử, trong đó có khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện chính phủ cho phép họ có được một môi trường tập luyện tự do và thực hành đức tin theo Chân - Thiện - Nhẫn.

Dịp kỷ niệm ngày “Pháp Luân Đại Pháp thế giới” năm nay diễn ra khi nhiều quốc gia đang bị dịch viêm phổi Vũ Hán tàn phá. Dù vậy, hàng triệu học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới sẽ tiếp tục ghi nhớ và thực hành môn tu luyện đã thay đổi cuộc đời họ theo hướng tốt đẹp hơn.

Theo Jocelyn Neo / The Epoch Times
Tuệ Minh dịch & biên tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét