Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2020

Điểm tin kinh tế: “Tại sao chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?”

Điểm tin kinh tế: “Tại sao chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?” https://ift.tt/2zKGi6T

Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin kinh tế nổi bật trong nước (từ 02/05/2020 đến 03/05/2020).

1-Theo Forbers “Tại sao chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?”

Hãng Forbes đưa tin với tựa đề "Tại sao chúng ta nên nghĩ nhiều hơn đến Việt Nam?" đã phân tích các thành tựu của Việt Nam từ kinh tế, ngoại giao, chính trị đến thành công chống đại dịch Covid-19.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng cao nhất  GDP trong năm 2019 đạt 7,02%. Trong khi số lượng quốc gia thâm hụt thương mại gia tăng thì Việt Nam có xuất khẩu thặng dự liên tục trong 4 năm gần đây.

Năm 2019 chỉ số cạnh tranh toàn cầu công bố thứ hạng của Việt Nam đã tăng 10 bậc so với năm 2018 – đạt vị trí 67 , đó là một bước tiến đáng kể. Theo nhận định của World Bank (WB), trong 10 năm qua Việt Nam có tiến bộ đáng kể về cải thiện môi trường kinh doanh.

Đầu tư trực tiếp (FDI) cam kết vào Việt Nam đã vượt 38 tỷ USD trong năm 2019, con số này cao nhất trong một thập kỷ qua. Vì vậy, đất nước hình chữ S đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài

Hơn nữa, với việc tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do (FTA) – đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) và  hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã tạo ra sự liên kết sâu, rộng cho Việt Nam.Đối với một quốc gia mới nổi, đang phát triển như Việt Nam thì việc tham gia Hiệp định EVFTA là thoả thuận đầu tiên của khối EU.

Ngoài vấn đề kinh tế, tờ báo này này cũng đề cập đến cách thức đối phó với đại dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam. Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch bệnh COVID-19, điều đó tạo cơ hội cho Việt Nam trong các diễn đàn ngoại giao trong  khu vực và quốc tế để thể hiện vai trò của mình, đặc biệt với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020 và thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Với tất cả những lợi thế trên, hãng Forbers đã khuyến nghị các nhà đầu tư nước ngoài nên quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang chìm trong  khủng hoảng dịch bệnh và nguy cơ suy thoái kinh tế nhiều hơn.

2- Theo nhịp sống kinh tế “Chuyên gia Nhật: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất, nhưng thực tế Việt Nam đang phát triển ở tầm cao hơn”

Trong cuộc phỏng vấn của TTXVN tại Tokyo, Ông Hironobu Kitagawa, Phó Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã đánh giá cao nỗ lực cải thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, ông Hironobu nhận xét bằng từ "mạnh mẽ".

Tính từ năm 1986 khi bắt đầu đổi mới đến năm 2018, GDP Việt Nam đã tăng 50 lần, từ 5 tỷ USD lên 245 tỷ USD.

"Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). So với tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 2,5 lần của Nhật Bản trong cùng giai đoạn, chúng ta có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã phát triển nhanh như thế nào", ông Hironobu cho biết.

Cũng theo ông Hironobu, nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng này  đó là thành công trong việc mở rộng hoạt động xuất khẩu và thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa bằng 1/10 của Malaysia hay Thái Lan trong năm 1986. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hơn 240 tỷ USD, bắt kịp các quốc gia láng giềng vào năm 2018.

Ảnh chụp màn hình báo Tintuc.

Ông Hironobu nhấn mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao các nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện chính sách thương mại quốc tế, theo sát các xu hướng trên thế giới. Đáng chú ý nhất là các nỗ lực của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức WTO, tham gia Hiệp định CPTPP và Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ.

"Các nỗ lực của Việt Nam tạo ra nền tảng cho một môi trường đầu tư, mở ra hàng loạt quốc gia và khu vực, như việc tổ chức Sáng kiến chung Nhật Bản -Việt Nam, nơi các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản thảo luận với chính phủ của hai nước, hay Diễn đàn VBF với sự tham gia của các doanh nghiệp phương Tây, cũng góp phần không nhỏ vào các nỗ lực này", ông Hironobu bình luận.

Trong cuộc khảo sát do JETRO thực hiện trong năm 2019 về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản ở châu Đại Dương và châu Á, có tới 63,9% trong số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ dự định sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đánh giá Việt Nam cao nhất trong khối ASEAN.

"Về môi trường đầu tư, quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng và sự ổn định chính trị và xã hội là hai nhân tố được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nhất", ông cho biết và nhận định: "Có thể coi đây là lời khen ngợi về sự ổn định trong chính sách mở cửa nền kinh tế của Việt Nam với các quốc gia khác và hệ thống quản trị của nước này".

Ông Hironobu Kitagawa cho biết thêm: "Mặc dù cho đến thời điểm này, các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn coi Việt Nam là cơ sở sản xuất nhưng tôi cho rằng Việt Nam đang phát triển ở tầm cao hơn". 

Ông Hironobu cũng lưu ý về việc cần nhận thức rõ tiềm năng của sự hợp tác thông qua việc kết hợp trí thức của Việt Nam và Nhật Bản.

3- Theo VOV “Bộ Công Thương kiến nghị ứng cứu ô tô tồn kho khủng"

Theo báo cáo quý I/2020 của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhiều ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm đều có chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) thấp hơn hoặc giảm so với cùng kỳ năm nước (trừ ngành điện tử) do chịu tác động của đại dịch Covid-19. Theo đó, ngành sản xuất xe có động cơ bị tác động nặng nề. Cụ thể, chỉ số IPP của ngành này giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Sản lượng ô tô sản xuất trong nước khoảng 56.200  nghìn chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành sản xuất tăng rất cao, 122,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Phần lớn các doanh nghiệp, đại lý ô tô đã hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách xã hội kết thúc. Tuy nhiên, do lượng tồn kho còn cao (122,5%) nên công suất sản xuất, lắp ráp hiện chỉ duy trì ở mức rất thấp .Theo lãnh đạo Cục Công nghiệp, trong thời gian hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn như Toyota, Honda, Thaco, Thành Công, VinFast... phải tạm ngừng sản xuất, lắp ráp do các đại lý bán hàng phải đóng cửa theo chỉ đạo giãn cách xã hội của Chính phủ.

Cục Công nghiệp đã kiến nghị Chính phủ cần sớm thông qua nghị quyết về các giải pháp phát triển công nghệ hỗ trợ như sửa đổi các quy định của luật về Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất trong nước (theo hướng ưu đãi cho tỷ lệ sản xuất nội địa), thuế thu nhập doanh nghiệp (bổ sung mức ưu đãi cao nhất cho các ngành sản xuất cơ khí trọng điểm) và thuế GTGT (theo hướng hoàn thuế sớm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích luỹ thêm vốn).

Đầu tháng 4/2020, Bộ Công Thương đã đề xuất Thủ tướng giảm 50% lệ phí trước bạ đến hết năm 2020 cho khách hàng mua ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, Bộ Công Thương kiến nghị gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp đến hết quý I/2021.

Trước đó, để kích cầu tiêu dùng,  Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng đề xuất Chính phủ giảm 50% thuế suất thuế VAT, 50% lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô.

Theo VAMA, đến nay hoạt động cung ứng vật tư, linh kiện và sản xuất nói chung về cơ bản việc vẫn  được duy trì. Tuy nhiên, dự báo thời gian tới sẽ có nhiều nhà sản xuất xe, linh kiện bị ảnh hưởng trực tiếp do nhiều quốc gia vẫn phong tỏa một hay nhiều khu vực để ứng phó với dịch COVID-19.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sản xuất  ô tô có thể buộc phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất, thậm chí có thể phải xem xét đến việc đóng cửa nhà máy trong một giai đoạn nhất định cho tới khi tìm được nguồn cung ứng thay thế. 

4- Theo Cafef “Quý I/2020 hệ thống Vinmart, Vinmart+ lỗ gần 900 tỷ đồng khiến Masan Group lần đầu tiên báo lỗ sau 6 năm”

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 mà Tập đoàn Masan vừa công bố, doanh thu thuần của Tập đoàn này đạt 17.638 tỷ đồng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019 và  cao nhất lịch sử. Tuy nhiên, kể từ quý II/2014 đây là lần đầu tiên Masan lại báo lỗ trong đó lỗ trước thuế 60 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 216 tỷ đồng. 

Mặc dù doanh thu tăng vọt nhưng nguyên nhân khiến Masan thua lỗ là do Tập đoàn hợp nhất kết quả kinh doanh của Vincommerce (VCM) sau khi mua lại công ty này từ quý IV/2019. VCM là công ty đang điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+, chiếm gần 50% tổng doanh thu Masan đạt doanh thu hơn 8.700 tỷ đồng nhưng lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý 1/2020

Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh Covid-19 trên giá hàng hóa toàn cầu doanh thu của khoáng sản Masan Resources cũng giảm khoảng 10%. Hơn nữa, Masan Meatlife (thức ăn gia súc, thịt) đã tăng đầu tư nhằm phát triển quy mô hoạt động. Trong quý I/2020, do mảng thức ăn gia súc bị ảnh hưởng khi quy mô tổng đàn heo tại Việt Nam giảm nên doanh thu Masan MEAT Life chỉ tăng 6%.

Mảng có lợi nhuận gộp tốt nhất của Tập đoàn Masan đó là Masan Consumer Holdings, doanh thu đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 22% so với cùng kỳ năm ngoài và có biên lợi nhuận gộp lên tới hơn 40%. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét