Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Một liên minh đang ra sức giải cứu Mê Kông, nạn nhân ở hạ nguồn lẽ nào thờ ơ?

Một liên minh đang ra sức giải cứu Mê Kông, nạn nhân ở hạ nguồn lẽ nào thờ ơ? https://ift.tt/2Tnlidn

Ở hạ nguồn con sông đang bị băm vằm bởi các đập thủy điện và chịu kiểm soát lưu lượng nước ở thượng nguồn Trung Quốc, người dân Việt Nam cũng có cơ hội góp tiếng nói giải cứu Mê Kông.

Một liên minh mới được hình thành bởi những “nạn nhân” của chính quyền Trung Quốc đang ra sức kêu gọi cứu sông Mê Kông. Đơn thỉnh nguyện với tiêu đề: “Ngăn chặn Trung Quốc xây đập trên thượng nguồn sông Mê Kông” đã thu được hơn 18.000 chữ ký. Trước ngày 16/6, đơn thỉnh nguyện cần 100.000 chữ ký để được chính phủ liên bang Hoa Kỳ kêu gọi Nghị viện xem xét vấn đề. Nếu muốn thể hiện quan điểm ủng hộ, bạn có thể trực tiếp ký đơn tại đây.

Trong đơn có viết: “Theo nghiên cứu mới từ các nhà khí hậu học người Mỹ, Trung Quốc - nơi đầu nguồn của sông Mê Kông hình thành từ cao nguyên Tây Tạng, đã không gặp phải khó khăn tương tự (liên quan tới sự kiện hạn hán nặng tại các khu vực hạ nguồn sông – PV). Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục bằng cách hạn chế dòng chảy của dòng sông”.

Liên minh chống lại sự bắt nạt của chính quyền Trung Quốc

Liên minh Trà sữa (Milk Tea Alliance) của các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan đang đứng sau và thúc đẩy hoạt động này, nhắm vào sự bắt nạt vô lối của chính quyền Trung Quốc đối với các quốc gia lân cận.

Bắt đầu từ một cuộc khẩu chiến trên mạng xã hội giữa cư dân mạng Trung Quốc và Thái Lan, Liên minh Trà sữa được hình thành từ những người dùng mạng Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lán để ngăn chặn lực lượng “Ngũ mao” (công chức làm việc qua mạng theo định hướng của chính quyền Trung Quốc) – những kẻ mà họ cho rằng chuyên bắt nạt những ai nói lên sự thật về chính quyền Trung Quốc trên nền tảng mạng xã hội. Sở dĩ lấy tên trà sữa, bởi 3 quốc gia thành viên đều có những đồ uống đặc sản liên quan tới trà sữa.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/khau-chien-thai-trung-bung-no-cang-dung-vo-mom-trung-quoc-cang-duoi-ly_5d6811931.html"]

Mặc dù Đại sứ quán Bắc Kinh tại Bangkok gọi cuộc cãi vã này chỉ là một vụ ồn ào trực tuyến, nhưng Đại sứ quán đã nhảy vào cuộc tranh cãi về virus Vũ Hán. Hành động không lường trước này ngay lập tức đã thúc đẩy những bình luận châm biếm mang tính chính trị cao trên Twitter và các nền tảng truyền thông xã hội khác. Các nhà hoạt động dân chủ của Hồng Kông và các chính trị gia Đài Loan cùng nhiều người dùng mạng Hàn Quốc, Australia cũng đã tham gia vào sự việc này, điều này đã khiến Bắc Kinh tức giận hơn nữa.

Từ việc hỗ trợ ngăn chặn Ngũ mao đại lục bắt nạt người dùng mạng Thái Lan, Liên minh Trà sữa sau đó đã có những động thái kêu gọi những nạn nhân khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hành động. Trước diễn biến hạn hán kéo dài tại các nước nằm trên hạ lưu sông Mê Kông và kết luận của nhiều chuyên gia về những dự án đập nước của Trung Quốc dọc sông là nguyên nhân xảy ra hạn hán, Liên minh Trà sữa đã kêu gọi người dân các nước Đông Nam Á liên quan như Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam hãy góp tiếng nói trên các hashtag của mạng xã hội (#StopMekongDam) và ký kiến nghị lên Tòa Bạch Ốc.

Sau một cuộc vận động chữ ký kiến nghị giúp ngăn chặn các công trình đập thủy điện trên sông Mê Kông chưa thành công (một tháng thu được hơn 93.000 chữ ký, thiếu hơn 6.000 chữ ký), liên minh này ngay sau đó đã khởi tạo lại một bản kiến nghị khác và hiện tại đang có khoảng 13.000 chữ ký sau 2 ngày. Liên minh đang kêu gọi sự chú ý và ủng hộ của nhân dân các nước đang là nạn nhân của hạn hán kéo dài do các con đập của Trung Quốc ở thượng nguồn.

Quyền lợi và trách nhiệm của các nạn nhân

Đồng bằng Cửu Long của Việt Nam cũng nằm trong số các nạn nhân đó. Khó ai ngờ rằng ở một vùng đất của sông ngòi, chằng chịt kênh rạch lại có ngày bị hạn hán nặng nề. Chưa có kết luận chính thức nào về hiện tượng này, ngoài những phỏng đoán về biến đổi khí hậu, việc sử dụng nước tại chỗ chưa hợp lý. Nhưng mới đây, kết quả điều tra của một cơ sở nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy sự liên quan của các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông.

Ngày 13/4, New York Times đưa tin, trong một buổi tiếp xúc vào tháng 2 với những người dân Lào đang lo lắng về tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử trên sông Mê Kông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc cũng đang chịu đựng điều kiện khô cằn. Thông điệp của ông là “chúng tôi đồng cảm với nỗi đau của các bạn”. Vậy nhưng, một nghiên cứu từ các nhà khí hậu học Hoa Kỳ từ Eyes on Earth công bố ngày 12/4 cho thấy, có rất nhiều nước từ cao nguyên Tây Tạng đổ về thượng nguồn sông Mêkông tại Trung Quốc, đúng vào giai đoạn mà nước này tuyên bố mình cũng bị hạn hán. “Thay vào đó, các kỹ sư của Bắc Kinh dường như đã trực tiếp gây ra mực nước thấp kỷ lục (ở hạ nguồn – PV) bằng cách hạn chế dòng chảy của dòng sông”, theo New York Times.

Đồng giám đốc điều tra, ông Alain Basist, nhấn mạnh:

“Không thể bác bỏ được các dữ liệu từ vệ tinh, trong khi có rất nhiều nước trên cao nguyên Tây Tạng, thì những nước như Campuchia và Thái Lan lại lâm vào cảnh thiếu nước… Đã có một lượng nước khổng lồ bị Trung Quốc giữ lại’’.

Alain Basist

Nghiên cứu của Eyes on Earth sử dụng công nghệ đo lường cảm biến hình ảnh vi sóng (Special Sensor Microwave Imager/Sounder) để xác định lưu lượng nước tại lưu vực sông Lan Thương (phần sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc), sau đó so sánh với các dữ liệu về dòng chảy sông Mê Kông tại trạm thủy điện Chiang Saen, Thái Lan, do Ủy Hội Sông Mê Kông cung cấp.

Tác động của 11 đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn Mê Kông vốn luôn là chủ đề gây tranh luận, tuy nhiên vấn đề không được giải quyết vì thiếu dữ liệu có cơ sở, khi Bắc Kinh không công bố thông tin chi tiết về lượng nước trong các hồ chứa. Trong khi đó, Hoa Kỳ dường như ngày càng chú ý hơn đến cuộc khủng hoảng nước tại hạ lưu sông. Trong một phát biểu tại Thái Lan năm ngoái, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng đợt hạn hán nghiêm trọng năm 2019 tại nước này là do ‘‘Trung Quốc chặn dòng nước ở thượng nguồn sông Mêkông”, theo RFI.

Ông Brian Eyler, Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Stimson Center và là tác giả của Những ngày cuối cùng của sông Mê Kông đã nói: “Vấn đề là giới thượng lưu Trung Quốc coi nước là thứ để họ sử dụng chứ không phải là hàng hóa dùng chung”.

Ông Chainarong, thuộc Đại học Mahasarakham cho biết: “Việc cung cấp nước của Trung Quốc là hành động chính trị. Đây là một trong những lợi ích của họ. Họ tạo ra thiệt hại, nhưng họ yêu cầu lòng biết ơn”.

Có cùng quan điểm, ông Basist nhấn mạnh: “Sông băng là những tài khoản ngân hàng về nước nhưng với sự thay đổi khí hậu, chúng tan chảy khá nhanh. Người Trung Quốc đang xây dựng các hộp tiền gửi an toàn ở thượng nguồn sông Mê Kông vì họ biết rằng tài khoản ngân hàng cuối cùng sẽ bị cạn kiệt và họ muốn dự trữ”.

Trước những chứng cứ ngày một rõ ràng về việc tác động lưu lượng nước trên lưu vực sông Mê Kông của Trung Quốc, người dân các nước ở hạ lưu con sông không thể thờ ơ và chấp nhận nguy cơ mất đi nguồn sống từ con sông màu mỡ bậc nhất thế giới này. Một yêu cầu điều tra, sẽ vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các nạn nhân. Để một Trung Quốc ngày càng vô lý trở thành mối đe dọa với con người và thiên nhiên toàn thế giới, có phần do sự thờ ơ của chúng ta, và cũng chính chúng ta sẽ đều là người chịu thiệt hại bởi những hành động thiếu trách nhiệm của Trung Quốc.

Một liên minh không trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi hạn hán tại hạ lưu Mê Kông đang ra sức giúp đỡ các nạn nhân ở đây. Bởi họ đã thấu hiểu bản chất của ĐCSTQ. Qua những gì ĐCSTQ làm với người dân Hồng Kông, Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan, qua sự đàn áp vô lý với những người tu luyện Phật giáo, Cơ Đốc giáo và học viên Pháp Luân Công, gần đây nhất là qua một trận đại dịch toàn cầu, người dân toàn thế giới đã dần minh bạch bản chất của chính thể này. Sự gian dối, ích kỷ, đố kỵ, tham lam sẽ không dừng lại khi những nạn nhân không lên tiếng hoặc khi những người nghĩ rằng mình ngoài cuộc nên không muốn tham gia vạch trần kẻ bắt nạt. Bởi tác động của ĐCSTQ đã lên tới mức mọi người trên thế giới đều có nguy cơ trở thành nạn nhân.

[videoplayer link="https://video3.dkn.tv/lich-su-che-giau-toi-ac-cua-chinh-quyen-trung-quoc_50949d31a.html"]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét