Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Tiếp tục đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện ban ngày

Tiếp tục đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện ban ngày https://ift.tt/2AXAaZA

Chiều 26/5, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói giải pháp bật đèn nhận diện xe máy vào ban ngày đa số đều đồng thuận.

Chiều 26/5, Bộ Giao thông Vận tải đã họp bàn tiến độ sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Hiện Ban soạn thảo dự Luật này nhận được 101 văn bản góp ý từ các bộ ngành, địa phương, hiệp hội; đa số đồng thuận với việc hoàn thiện khung chính sách liên quan.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói hiện nhiều nước phát triển đã áp dụng quy định bật đèn nhận diện đối với xe máy (đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất không phải đèn pha, cốt); phần lớn quốc gia Đông Nam Á đã thực thi, chỉ còn 4 nước là Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam chưa quy định.

Theo ông Thể, đây là biện pháp nhằm tăng cường phát hiện phương tiện khi đi đối diện hoặc tại các vị trí khuất tầm nhìn. Giải pháp này đã có hiệu quả tốt tại các quốc gia trên thế giới.

Theo dự luật giao thông quy định: Trong suốt cả ngày, xe mô tô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Như vậy, người lái xe máy khi tham gia giao thông phải bật đèn được trang bị theo thiết kế của xe (không phải là đèn pha, cốt).

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam "không giảm thiểu tai nạn, mà còn tác dụng ngược"

Về quy định xe máy phải bật đèn nhận diện, trên báo Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay, Công ước về biển báo và tín hiệu đường bộ có quy định về bật đèn chiếu sáng cả ngày đối với phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều, cần bật đèn để nhận diện.

Còn ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao. Nếu bật đèn gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Cạnh đó sẽ tiêu tốn một lượng điện ở bình ắcquy, từ đó tăng tiêu thụ nhiên liệu, tăng chi phí, tăng lượng phát thải khí gây ô nhiễm môi trường.

“Nên tôi cho rằng việc bật đèn xe máy vào ban ngày với nước ta là không cần thiết. Đặc biệt việc bật đèn cũng không giảm thiểu được tai nạn giao thông, mà còn tác dụng ngược, như ô nhiễm môi trường, gây chói mắt…” - ông Quyền nêu quan điểm.

Một chuyên gia giao thông cũng cho rằng hiện nay Việt Nam có khoảng 60 triệu xe máy, mỗi ngày có khoảng 20 triệu xe hoạt động sẽ tiêu hao lượng nhiên liệu rất lớn. Từ đó xảy ra tình trạng ô nhiễm ánh sáng trên đường phố, tăng phát thải khí nhà kính góp phần làm khí hậu nóng lên, điều này đi ngược với xu thế.

“Chúng ta thử cảm nhận nếu quy định này được áp dụng, vào mùa hè nắng đến 40 độ C, hàng triệu xe đổ ra đường dẫn đến kẹt xe, khói bụi, nóng bức… Có người bật đèn position light hay gọi là đèn đờmi nhưng có người bật đèn lớn và chiếu thẳng giữa mặt người đi ngược chiều thì rõ ràng đây không phải là một đề xuất tối ưu cho việc giảm tai nạn giao thông…” - vị này nhận định.

Cùng quan điểm, anh Nguyễn Văn Hùng (Hà Nội) cho rằng Hà Nội, TP.HCM đường lúc nào cũng đông đúc, tốc độ di chuyển chỉ khoảng 20-30 km/giờ thì việc bật đèn chiếu sáng cả ngày không chỉ không cần thiết mà còn gây nguy hiểm. “Thực tế hiện nay số lượng xe máy ở nước ta vẫn chiếm phần lớn, ô tô chỉ lượng nhỏ. Nên tôi cho rằng buộc xe máy bật đèn chiếu sáng cả ngày không phù hợp. Thậm chí nhiều người phải bỏ thêm tiền để cải tạo độ bền của bình ắcquy, bóng đèn… Và với nhiệt độ như nước ta nếu kẹt xe hoặc dừng đèn đỏ, xe đồng loạt bật đèn, dù là loại đèn gì thì đó cũng là điều quá khủng khiếp” - anh Hùng nói.

Trước đó ngày 12/5, cổng thông tin Cục Cảnh sát Giao thông “bất ngờ” thông báo, CSGT trên toàn quốc sẽ dừng xe tổng kiểm soát các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 15/5 đến hết 14/6, dù không có dấu hiệu vi phạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét