Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Liệu Trung Quốc có kiểm soát được dịch bệnh do coronavirus mới?

Liệu Trung Quốc có kiểm soát được dịch bệnh do coronavirus mới? https://ift.tt/2uza382

Khái quát tình hình bệnh dịch

Một chủng chưa từng được biết tới của coronavirus, được đặt tên là 2019-nCoV đang gây ra dịch bệnh chết người tại Trung Quốc. Nói khởi phát từ thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc miền trung Trung Quốc từ giữa tháng 12/2019, đến nay đã lan trên 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Việt Nam. Ngày 23/01/2019 chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh phong toả thành phố Vũ Hán, nơi có 11 triệu người, người dân bị cấm ra khỏi thành phố trừ trường hợp đặc biệt. Cho đến ngày 25/01/2020, danh sách các thành phố bị phong toả liên tục tăng lên con số 13.

Virus 2019-nCoV có trình tự gen giống trên 70% so với SARS-CoV, chủng virus từng gây ra dịch SARS năm 2003 làm gần 800 người thiệt mạng. Cho đến ngày thứ 6 24/01/2020, BBC dẫn thông tin từ giới chức y tế Trung Quốc cho biết đã có 25 bệnh nhân đã tử vong và 830 trường hợp xác định là nhiễm bệnh. Đến ngày 25/01, số người mắc bệnh đã xác định là trên 1300 người.

Có nhiều điều bất thường từ các thông tin và cách ứng phó của chính quyền Trung Quốc với dịch bệnh này. Trong 6 ngày từ 11 - 16/01/2020, con số bệnh nhân nhiễm bệnh được xác định vẫn giữ nguyên ở con số 41 người. Ngay sau khi tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc. (ĐCSTQ) Tập Cận Bình có bài phát biểu “yêu cầu chính quyền địa phương các nơi nhất định phải làm tốt công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch, đồng thời nhanh chóng xác minh rõ virus lây truyền và nguyên nhân lây lan”. Con số bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh đã tăng vọt lên trên 500 ngày 22/01 rồi lên 830 người ngày 24/01 và trên 1300 người ngày 25/01/2020. Số bệnh nhân chết cũng được thông báo tăng nhanh chóng từ 17 người ngày 22 lên 41 người ngày 25/01/2020.

Những bất thường về thông tin và ứng phó của chính quyền

Tại sao lại có tình trạng con số bệnh nhân biến động bất thường như vậy? Bởi vì chính quyền ĐCSTQ luôn coi mọi vấn đề của Trung Quốc mà dư luận quốc tế quan tâm là vấn đề chính trị, là vấn đề ảnh hưởng tới hình ảnh của chính quyền. Hãng tin RTHK và TVB của Hong Kong cho biết ngày 14/01/2020 các phóng viên tới đưa tin về dịch tại Vũ Hán đã bị cảnh sát ngăn chặn và yêu cầu xoá dữ liệu video quay được từ bệnh viện.

Một lý do nữa là thói quen thiếu trách nhiệm của lãnh đạo ĐCSTQ đối với các vấn đề thiết thực cho dân chúng như an toàn sức khoẻ và đời sống. Họ có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới các hoạt động có tính bề mặt, làm nổi bật hình ảnh chính trị của chính quyền. Ngày 19/01/2020, chính quyền thành phố Vũ Hán vẫn cho tổ chức một lễ hội với 40.000 người tham dự. Sau đó, trả lời phỏng vấn của CCTV, thị trưởng thành phố Vũ Hán là Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) cho biết: “Chỉ đến lúc này, mọi người mới nhận ra virút mới vô cùng nguy hiểm. …Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chúng tôi không thể biết được tính nghiêm trọng ngay từ đầu”. Nếu giả định vụ việc là có một số người đòi hỏi tự do, dân chủ hay nói thông tin sự thật về bản chất tà ác của ĐCSTQ, chắc rằng ông Chu và cả thệ thống chính quyền đã “nhận ra được tính nguy hiểm” của vấn đề. Bởi vì hệ thống chính quyền Trung Quốc luôn ưu tiên cho mục tiêu duy trì quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ, thay vì ưu tiên cho đời sống hay các quyền con người.

Còn nhớ vào tháng 03 năm 2003, dịch SARS lan tới Hồng Kông. Hãng truyền thông của Hồng Kông liên tục báo cáo về tình hình dịch bệnh. Ông Long Vĩnh Đồ, Tổng thư ký của diễn đàn Boao, cựu Phó Bộ trưởng Bộ Thương mại của chính quyền Trung Quốc đã khiển trách nói: “Giới báo chí tại Hồng Kông liên tục báo cáo về sự kiện bệnh viêm phổi trên những đầu báo 10 ngày, 20, ngày, 30 ngày như vậy còn ai dám tới đó nữa?” “Nếu trong 6 triệu người có 50 nghìn người mắc bệnh này, có lẽ tôi cũng sẽ cảm thấy khủng hoảng, nhưng hiện giờ mới chỉ có hơn 300 người mà đã làm như vậy rồi, tôi nghĩ là có vấn đề.”

Thói quen vô ý thức của người dân

Người dân Trung Quốc sống trong chế độ của chính quyền ĐCSTQ qua mấy chục năm đã hình thành thói quen vô ý thức. Một mặt do nền văn hoá lễ nghi phép tắc của văn minh 5000 năm bị phá huỷ bởi cuộc Đại Cách mạng văn hoá, mặt khác tư tưởng vô thần và văn hóa tranh đấu bị ĐCSTQ nhồi nhét làm cho người ta thiếu ý thức trách nhiệm. Ngày 24/01/2020, BBC cho biết một phụ nữ Trung Quốc đi từ Vũ Hán tới Pháp khoe trên mạng xã hội rằng bà bị sốt nhưng đã uống thuốc hạ sốt nhằm lọt qua khâu kiểm tra về thân nhiệt tại sân bay. Sau đó, bà đăng những bức ảnh cho thấy, mình đang ăn tối ở một nơi mà bà nói rằng, đó là nhà hàng được gắn sao Michelin ở Lyon, Pháp.

Ngày sau khi chính quyền ra lệnh “phong toả” thành phố Vũ Hán, nhiều thông tin cho biết người dân đã “đi chui” bằng nhiều cách như thuê xe tải hay xe con đi đường tắt trốn khỏi Vũ Hán, mặc dù phải trả với giá gấp 10 lần ngày thường.

Tình hình sẽ đi đến đâu

Ngay cả con số người nhiễm bệnh được chính quyền thông báo liên tục tăng vọt, nhưng thực tế có thể tình hình còn tồi tệ hơn nhiều. Theo BBC, mặc dù chính quyền Trung Quốc thông tin ngày 17/01 mới có hơn 50 ca nhiễm, nhưng các nhà khoa học tại Đại học Imperial College London - Anh quốc tính toán có tới 1.723 người. Tới ngày 23/01, con số ca nhiễm bệnh được tính toán đã tăng lên trên 4.000, trong khi giới chức ĐCSTQ thông báo con số là hơn 600.

Chính quyền Trung Quốc đang thể hiện nhiều hành động để ngăn chặn dịch bệnh này như phong toả thêm các thành phố, gấp gáp xây thêm bệnh viện dã chiến… nó cho thấy tình hình hình thực sự đang rất nghiêm trọng. Nhưng ông Adam Kamradt-Scott, chuyên gia về an ninh y tế tại Đại học Sydney - Úc, cảnh báo lệnh phong tỏa ở bất kỳ quốc gia nào kéo dài hơn một tuần có nguy cơ dẫn đến bất ổn xã hội. Trong khi chuyên gia vi sinh học tại Đại học Hồng Kông là Quản Dật nói với AFP: "Tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt quá khoảng thời gian vàng trong kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh". Bởi vì hàng triệu người từ Vũ Hán đã di chuyển ra khắp Trung Quốc và thế giới trong thời gian hơn một tháng qua, và ngay cả biện pháp “giam lỏng” hàng chục triệu người cũng trở nên vô nghĩa.

Có thể nói, với các đặc điểm của chính quyền ĐCSTQ và dân chúng Trung Quốc lớn lên trong chế độ của ĐCSTQ, việc khống chế một bệnh dịch như 20019-nCoV hiện nay không phụ thuộc vào nỗ lực của chính quyền Trung Quốc. Nếu may mắn, dịch bệnh này có thể trôi qua như dịch Sars đã trôi qua năm 2003, và ĐCSTQ lại có dịp tự ca ngợi sự “vĩ đại, quang vinh và đúng đắn” của mình. Nhưng nếu bệnh dịch diễn biến phức tạp như dịch tả châu Phi với lợn đã diễn ra tại Trung Quốc, thì người ta khó có thể tưởng tượng được tình hình chính trị, xã hội tại Trung Quốc sẽ đi đến đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét